Hóa học 9 Bài 22: Luyện tập chương 2 Kim loại

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết

    1. Tính chất hóa học của kim loại

    • Dãy hoạt động hóa học của kim loại: K,Na,Mg,Al,Zn,Fe,Pb, (H), Cu, Ag, Au.
    • Tính chất hóa học của kim loại:
      • Tác dụng với phi kim: 3Fe + 2O2 $\overset{t^0}{\rightarrow}$ Fe3O4
      • Tác dụng với nước: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
      • Tác dụng với dung dịch axit: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
      • Tác dụng với dung dịch muối: 2Al + 3Cu(NO3)2 → 2Al(NO3)3 +3Cu
    2. Tính chất hóa học của kim loại Nhôm và Sắt có gì giống và khác nhau

    NhômSắt
    Giống nhau
    • Nhôm, sắt có những tính chất hóa học của kim loại.
    • Nhôm, sắt đều không phản ứng với HNO3 đặc, nguội và H2SO4 đặc nguội.
    Khác nhau
    • Nhôm có phản ứng với kiềm
    • Khi tham gia phản ứng, nhôm tạo thành hợp chất trong đó nhôm chỉ có hóa trị (III)
    • Sắt không phản ứng với kiềm
    • Còn sắt tạo thành hợp chất, trong đó sắt có hóa trị (II) hoặc (III)
    3. Hợp kim của Sắt: Thành phần, tính chất và sản xuất gang, thép

    GangThép
    Thành phầnHàm lượng cacbon 2-5%Hàm lượng cacbon < 2%
    Tính chấtGiòn, không rèn, không dát mỏng được.Đàn hồi, dẻo và cứng
    Sản xuất
    • Trong lò cao.
    • Nguyên tắc: Dùng CO khử các oxit sắt ở nhiệt độ cao
    3CO + Fe2O3
    [​IMG]
    3CO2 + 2Fe
    • Trong lò luyện thép
    • Nguyên tắc: Oxi hóa các nguyên tố C, Mn, Si, S, P, … có trong gang.
    FeO + C → Fe + CO
    4. Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại khỏi ăn mòn

    • Sự phá hủy kim loại, hợp kim do tác dụng của hóa học tron môi trường được gọi là sự ăn mòn kim loại.
    • Sự ăn mòn kim loại không xảy ra hoặc xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào thành phần của môi trường mà nó tiếp xúc.
    • Nhiệt độ cao sẽ làm cho sự ăn mòn kim loại xảy ra nhanh hơn
    • Để bảo vệ các đồ vật bằng kim loại khỏi bị ăn mòn:
      • Ngăn không cho kim loại tác dụng với môi trường
      • Chế tạo hợp kim ít bị ăn mòn
    Bài tập minh họa

    Bài 1:

    Cho 2,24 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch CuSO4 0,05M.Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và m gam chất rắn Y.Giá trị của m là:
    Hướng dẫn:

    \(\begin{array}{l} Fe{\rm{ }} + CuS{O_4} \to FeS{O_4} + C{u_ \downarrow }{\rm{ }}\\ {\rm{0,01}} \leftarrow {\rm{0,01}} \to {\rm{ 0,01}} \end{array}\)
    mchất rắn = mCu + m Fe dư = 0,01.64 + (0,04-0,01).56 = 2,32 (gam)
    Bài 2:

    Cho 6,5 gam bột Zn vào dung dịch CuSO4 dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:
    Hướng dẫn:

    Phương trình phản ứng:
    Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu
    nZn = 0,1 (mol) ⇒ nCu = 0,1 (mol) ⇒ m = 6,4 (gam)
    Bài 3:

    Cho m gam hỗn hợp bột Zn và Fe vào lượng dư dung dịch CuSO4. Sau khi kết thúc các phản ứng, lọc bỏ phần dung dịch thu được m gam bột rắn. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Zn trong hỗn hợp bột ban đầu là:
    Hướng dẫn:

    Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu
    a → a
    Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
    b → b
    Đặt số mol của Zn và Fe lần lượt là a, b
    Ta có: 65a + 56b = m = 64a + 64b
    ⇒ a = 8b ⇒ %mZn = 90,3%
    Bài 4:

    Hỗn hợp X gồm Al2O3 và Fe2O3. Dẫn khí CO qua 21,1 gam X và nung nóng thu được hỗn hợp Y gồm 5 chất rắn và hỗn hợp khí Z. Dẫn Z qua dung dịch Ca(OH)2 dư thấy có 15 gam kết tủa. Y tác dụng vừa đủ với 1 lít dung dịch H2SO4 0,35M thu được dung dịch T và có 1,12 lít khí thoát ra (đktc). % theo khối lượng của Al2O3 trong hỗn hợp X có giá trị gần nhất với?
    Hướng dẫn:

    \(n_{CO_{2}}\) = nO pứ = \(n_{CaCO_{3}}\) = 0,15 mol
    \(n_{H_{2}SO_{4}}= 0,35 \ mol ; \ n_{H_{2}}= 0,05 \ mol\)\(n_{H_{2}SO_{4}}= 0,35 \ mol ; \ n_{H_{2}}= 0,05 \ mol\)\(n_{H_{2}SO_{4}}=0,35 \ mol; \ n_{H_{2}}=0,05 \ mol\)
    Bảo toàn H: \(n_{H_{2}SO_{4}}= n_{H_{2}} + n_{H_{2}O} \Rightarrow n_{H_{2}O} = 0,3 \ mol = n_{O (oxit)}\)
    ⇒ nO bđ = 0,3 + 0,15 = 0,45 mol
    ⇒ \(3n_{Al_{2}O_{3}} + 3n_{Fe_{2}O_{3}} = 0,45 \ mol\)
    Và \(102n_{Al_{2}O_{3}}+ 160n_{Fe_{2}O_{3}} = 21,1 \ g\)
    \(\\ \Rightarrow n_{Al_{2}O_{3}} = 0,05 \ mol ; \ n_{Fe_{2}O_{3}} = 0,1 \ mol \\ \Rightarrow \%m_{Al_{2}O_{3}} = 24,17 \ \%\)