Hóa học 9 Bài 25: Tính chất của phi kim

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết

    1. Phi kim có những tính chất vật lí nào?

    • Phi kim có thể tồn tại ở trạng thái:Thể rắn I2, S, C..., thể lỏng Br2, thể khí O2, Cl2...
    • Không dẫn điện, không dẫn nhiệt, và có nhiệt độ nóng chảy thấp
    2. Phi kim có những tính chất hoá học nào?

    2.1. Tác dụng với kim loại

    • Nhiều phi kim tác dụng với kim loại tạo thành muối
    • Các em chú ý quan sát thao tác thí nghiệm, cũng như hiện tượng xảy ra như sau:

    Video 1: Sắt tác dụng với khí Clo​
    • Hiện tượng: Sắt cháy sáng trong khí clo, xuất hiện chất màu nâu đỏ
    • Giải thích: Do xảy ra phản ứng 2Fe + 3Cl2 $\overset{t^0}{\rightarrow}$ 2FeCl3
    • Ví dụ khác: Fe (trắng xám) + S (vàng) $\overset{t^0}{\rightarrow}$ FeS (đen)
    • Chú ý: Khi phi kim là Oxi thì Kim loại + Oxi tạo Oxit
    • Ví dụ như: 2Cu + O2 $\overset{t^0}{\rightarrow}$ 2CuO
    2.2. Tác dụng với Hidro

    • Oxi tác dụng với khí Hidro tạo thành nước: 2H2 + O2 $\overset{t^0}{\rightarrow}$ 2H2O
    • Clo tác dụng với khí Hidro

    Video 2: Phản ứng giữa H2 và Cl2 ​
    [​IMG]
    Hình 1: Khí Hidro cháy trong Clo​
    • Hiện tượng: Hiđro cháy trong khí Clo (màu vàng lục) tạo thành khí không màu. Màu vàng lục của clo biến mất, giấy quỳ hơi đỏ
    • Giải thích:
      • Do xảy ra phản ứng: H2 + Cl2 $\overset{t^0}{\rightarrow}$ 2HCl
      • (Thí nghiệm mô tả trong SGK có thêm một bước là sau phản ứng thêm ít nước vào trong lọ. Mục đích là để khí HCl hòa tan vào nước tạo thành dung dịch axit HCl. Thử môi trường tạo thành bằng quỳ tím. Thấy quỳ tím hóa đỏ, chứng tỏ là môi trường axit)
    • Ngoài ra, nhiều phi kim khác như C, S, Br,... tác dụng với Hidro tạo hợp chất khí.
    2.3. Tác dụng với Oxi

    S (vàng) + O2 $\overset{t^0}{\rightarrow}$ SO2 (không màu)


    Video 3: Phản ứng giữa lưu huỳnh và Oxi
    4P (đỏ) +5 O2 $\overset{t^0}{\rightarrow}$ 2P2O5 (trắng)
    Nhiều phi kim tác dụng với oxi tạo thành oxít axít
    2.4. Mức độ hoạt động của phi kim

    • Mức độ hoạt động hoá học mạnh hay yếu của phi kim được xét căn cứ vào khả năng và mức độ phản ứng của phi kim đó với kim loại và hiđro
    • Ví dụ:
      • F,Cl, O là những phi kim mạnh
      • S, P, C, Si là những phi kim yếu
    Bài tập minh họa

    Bài 1:

    Cho các chất sau: Cl2, S, Cu, Mg.
    a. Chất nào tác dụng với khí oxi tạo thành oxit axit?
    b. Chất nào tác dụng với khí oxi tạo thành oxit bazơ?
    c. Chất nào tác dụng với kim loại đồng tạo thành muối?
    Hướng dẫn:

    a. Chất nào tác dụng với khí oxi tạo thành oxit axit là Lưu huỳnh (S)
    S + O2 $\overset{t^0}{\rightarrow}$ SO2
    b. Chất nào tác dụng với khí oxi tạo thành oxit bazơ là Đồng (Cu), Magie (Mg)
    2Cu + O2 $\overset{t^0}{\rightarrow}$ 2CuO
    2Mg + O2 $\overset{t^0}{\rightarrow}$ 2MgO
    c. Chất nào tác dụng với kim loại đồng tạo thành muối là Clo, lưu huỳnh
    Cu + Cl2 $\overset{t^0}{\rightarrow}$ CuCl2
    Cu + S $\overset{t^0}{\rightarrow}$ CuS
    Bài 2:

    Để chuyển 11,2 gam Fe thành FeCl3 thì thể tích khí clo (ở đktc) cần dùng là:
    Hướng dẫn:

    Fe + 1,5Cl2 → FeCl3
    \(\Rightarrow n_{Cl_2}=1,5n_{Fe}=0,3\ mol\)
    ⇒ V = 6,72 lít