Tóm tắt lý thuyết 1. Các dạng thù hình của Cacbon 1.1. Dạng thù hình là gì? Dạng thù hình là những đơn chất khác nhau do nguyên tố đó tạo nên . Ví dụ: O2 (Oxi) và O3 (Ozon) 1.2. Các dạng thù hình của cacbon Kim cươngThan chìCacbon vô định hình (than gỗ, than xương...)Cấu trúcTính chấtCứng, trong suốt, không dẫn điệnMềm, dẫn điệnxốp, không dẫn điện.2. Tính chất của Cacbon 2.1.Tính chất hấp phụ Than gỗ có tính hấp phụ chất màu tan trong dung dịch. Than gỗ có khả năng giữ trên bề mặt của nó các chất khí, chất hơi. Than gỗ có tính hấp phụ Than gỗ, than xương ... mới được điều chế có tính hấp phụ cao được gọi là than hoạt tính. Than hoạt tính được dùng để làm trắng đường, chế tạo mặt nạ phòng độc... Video 1: Khả năng lọc màu của than hoạt tính 2.2. Tính chất hóa học Cacbon là phi kim hoạt động hóa học yếu điều kiện xảy ra phản ứng của C với H2 và kim loại rất khó khăn nên ta chỉ xét một số tính chất hóa học có nhiều ứng dụng trong thực tế như sau: Cácbon tác dụng với oxi: C + O2 $\overset{t^0}{\rightarrow}$ CO2 + Q Video 2: Cacbon cháy trong Oxi Cácbon tác dụng với oxít kim loại: CuO (đen) + C (đen) $\overset{t^0}{\rightarrow}$ CO2 (không màu) + Cu (đỏ) Video 3: Phản ứng giữa Cacbon và Đồng (II) oxit Ngoài ra ở nhiệt độ cao C còn khử được một số oxít kim loại như ZnO, PbO ... 3. Ứng dụng của Cacbon Than chì làm điện cực, chất bôi trơn, ruột bút chì. Kim cương được dùng làm đồ trang sức, mũi khoan, dao cắt kính. Than hoạt tính được dùng làm mặt nạ phòng độc, làm chất khử màu , khử mùi. Than đá, than gỗ, được dùng làm nhiên liệu, làm chất khử để điều chế một số kim loại Hình 1: Ứng dụng của kim cươngHình 2: Ứng dụng của than chìHình 3: Ứng dụng của than muội4. Tổng kết Hình 4: Sơ đồ tư duy bài Cacbon