Hóa học 9 Bài 3: Tính chất hóa học của axit

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết

    1. Tính chất hóa học

    a. Axit làm đổi màu chất chỉ thị màu

    • Dung dịch axit làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ.
    • Các em chú ý quan sát thí nghiệm làm đổi màu quỳ của đại diện các chất thuộc axit và bazơ

    Video 1: Khả năng làm đổi màu quỳ tím của axit và bazơ​
    b. Axit tác dụng với kim loại

    *Thí nghiệm 1: Fe tác dụng với dung dịch HCl

    Video 2: Phản ứng giữa Fe và dung dịch HCl​
    • Hiện tượng: Có xuất hiện khí không màu
    • Giải thích: Do xảy ra phản ứng tạo khí không màu là khí H2 theo phương trình: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
    *Thí nghiệm 2: Fe phản ứng với axit H2SO4 loãng


    Video 3: Phản ứng giữa kim loại Fe và axit H2SO4​
    • Hiện tượng: Có xuất hiện khí không màu
    • Giải thích: Do xảy ra phản ứng tạo khí không màu là khí H2 theo phương trình: Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
    * Kết luận:
    • Dung dịch axit tác dụng được với một số kim loại tạo muối và giải phóng khí H2 (Trừ Cu, Ag, Au)
    • dd HNO3, H2SO4 đặc tác dụng với nhiều kim loại nhưng không giải phóng H2 (tính chất này sẽ được tìm hiểu ở chương trình THPT)
    c. Axit tác dụng với bazơ

    • Các em chú ý quan sát thao tác tiến hành cũng như hiện tượng quan sát được khi tiến hành thí nghiệm Cu(OH)2 với H2SO4

    Video 4: Phản ứng giữa dung dịch Cu(OH)2 và axit H2SO4​
    • Hiện tượng: Cu(OH)2 tan dần và tạo thành dung dịch màu xanh
    • Giải thích: Do xảy ra phản ứng theo phương trình: Cu(OH)2 + H2SO4 → CuSO4 + 2H2O
    *Kết luận: Axit tác dụng với bazơ tạo muối và nước
    a. Axit tác dụng với oxit bazơ

    • Các em chú ý quan sát thao tác tiến hành cũng như hiện tượng quan sát được khi tiến hành thí nghiệm Fe2O3 với HCl

    Video 5: Phản ứng giữa Fe2O3 và dung dịch HCl​
    • Hiện tượng: Fe2O3bị hòa tan dần và tạo thành dung dịch màu nâu
    • Giải thích: Do xảy ra phản ứng theo phương trình: Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl2 + 3H2O
    * Kết luận: Axit tác dụng với oxit bazơ tạo muối và nước.
    Ngoài ra, Axit còn tác dụng được với muối ( tính chất này sẽ được học ở bài 9)
    2. Axit mạnh, axit yếu

    [​IMG]
    Hình 1: Các mức axit vô cơ ( mạnh - trung bình - yếu - rất yếu)​
    3. Tổng kết
    [​IMG]
    Hình 2: Sơ đồ tư duy bài Tính chất hóa học của Axit
    Bài tập minh họa

    Bài 1:

    Cho 32g một oxit kim loại hóa trị III tan hết trong 294g dung dịch H2SO4. Tìm công thức của oxit kim loại trên.
    Hướng dẫn:

    Công thức cần tìm có dạng: X2O3
    - Khối lượng H2SO4: m = 20.294100 = 58,8 g
    - Số mol H2SO4 = 0,6 mol.
    - Phương trình phản ứng:
    X2O3 + 3H2SO4 → X2 (SO4)3 + 3H2O
    0,2 mol 0,6mol
    Phân tử lượng của oxit: M =160.
    Vậy oxit đó là Fe2O3.
    Bài 2:

    a. Cho từ từ dung dịch X chứa x mol HCl vào dung dịch Y chứa y mol Na2CO3 (x< 2y) thì thu được dung dịch Z chứa V lít khí. Tính V?
    b. Nếu cho dung dịch Y vào dung dịch X thì thu được dung dịch A và V1 lít khí. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn và thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Tìm mối quan hệ giữa V1 với x, y.
    Hướng dẫn:

    a.Cho từ từ HCl vào Na2CO3, phản ứng xảy ra như sau:
    HCl + Na2CO3 --> NaHCO3 + NaCl (1)
    Nhưng theo đầu bài có khí bay ra nên phản ứng tiếp tục:
    HCl + NaHCO3 --> NaCl + CO2 + H2O (2)
    Phản ứng (1) sẽ xảy ra hoàn toàn, sinh ra y mol NaHCO3.
    Muốn phản ứng (2) xảy ra thì x > y.
    Do đề bài cho x < 2y nên (2) phản ứng theo số mol của HCl còn lại.
    Vậy V = 22,4.(x – y)
    b.Khi cho Na2CO3 vào HCl:
    Na2CO3 + 2HCl --> 2NaCl + CO2 + H2O
    1 mol 2 mol
    y mol x mol
    Đề bài cho x < 2y nên ta tính số mol khí sinh ra theo HCl:
    V1 = xy . 22,4l