Hóa học 9 Bài 31: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết

    1. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn

    Các nguyên tố trong Bảng hệ thống tuần hoàn được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử
    2. Cấu tạo bảng tuần hoàn

    2.1. Ô nguyên tố

    [​IMG]
    Hình 1: Ô nguyên tố​
    • Ô nguyên tố cho biết: số hiệu nguyên tử, Kí hiệu hóa học, tên nguyên tố, nguyên tử khối của nguyên tố đó.
    • Số hiệu nguyên tử có số trị bằng số đơn vị điện tích hạt nhân và bằng số electron trong nguyên tử, số hiệu nguyêntử trùng với số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
    2.2. Chu kì

    • Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
    • Gồm 7 chu kì, chu kì 1,2,3 được gọi là chu kì nhỏ, chu kì 4,5,6,7 được gọi là chu kì lớn
    Chu kìSố nguyên tố thuộc chu kìThứ tự nguyên tốSố lớp electronĐiện tích hạt nhân
    12H đến He1Tăng từ H (1+) đến He (2+)
    28Li đến Ne2Tăng từ Li (3+) đến Ne (10+)
    38Na đến Ar3Tăng từ Na (11+) đến Ar (18+)
    2.3. Nhóm
    Nhóm gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có tính chất tương tự nhau được xếp thành cột theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử
    3. Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
    3.1. Trong một chu kì

    • Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
    • Tính kim loại của các nguyên tố giảm dần , đồng thời tính phi kim tăng dần.
    • Ví dụ:
    [​IMG]
    Hình 2: Chu kì 2 trong Bảng hệ thống tuần hoàn​
    Số electron lớp ngoài cùng tăng từ 1 - 8
    Đầu dãy là kim loại mạnh (Li), cuối chu kì là phi kim mạnh (F), kết thúc là khí hiếm (Ne)
    [​IMG]
    Hình 3: Chu kì 3 trong Bảng hệ thống tuần hoàn​
    Số electron lớp ngoài cùng tăng từ 11 - 18
    Đầu dãy là kim loại mạnh (Na), cuối chu kì là phi kim mạnh (Cl), kết thúc là khí hiếm (Ar)
    3.2. Trong một nhóm

    Trong một nhóm: đi từ trên xuống theo chiều tăng điện tích hạt nhân. Tính kim loại của các nguyên tố tăng dần đồng thời tính phi kim các nguyên tố giảm dần.
    [​IMG]
    Hình 3: Nhóm I và VII trong Bảng hệ thống tuần hoàn​
    NhómSố nguyên tốThứ tự nguyên tốSố lớp electronSố electron lớp ngoài cùngTính chất
    Nhóm I A6Li → Fr2 - 71Từ Li → Fr tính kim loại tăng dần
    Nhóm VII A5F → At2 - 67Từ F → At tính phi kim giảm dần
    4. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
    [​IMG]
    Hình 4: Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học​
    Bài tập minh họa

    Bài 1:

    Cho nguyên tử A có số hiệu nguyên tử bằng 17, chu kì 3, nhóm VII
    [​IMG]
    Hãy cho biết cấu tạo nguyên tử, tính chất của nguyên tố A và so sánh với các nguyên tố lân cận.
    Hướng dẫn:

    • Số hiệu nguyên tử là 17 ⇒ Điện tích hạt nhân (17+) và có 17 electron
    • Chu kì 3, nhóm VII ⇒ có 3 lớp electron và 7 electron lớp ngoài cùng
    • Nguyên tử A ở cuối chi kì 3 nên là Phi kim hoạt động mạnh
    ...Nhóm VINhóm VII
    Chu kì 2F
    Chu kì 3SCl
    Chu kì 4Br
    • Từ vị trí của các nguyên tử ta nhận xét được như sau:
      • Trong một chu kì: Tính phi kim tăng. Như vậy tính phi kim của Cl > tính phi kim của S
      • Trong một nhóm: Tính phi kim giảm. Như vậy so về tính phi kim thì F > Cl > Br
    Bài 2:

    Nguyên tử của nguyên tố X có điện tích hạt nhân là 16+, 3 lớp electron, lớp electron ngoài cùng có 6 electron. Hãy cho biết vị trí của X trong bảng tuần hoàn
    Hướng dẫn:

    Nguyên tử của nguyên tố X có điện tích hạt nhân là 16+, 3 lớp electron, lớp electron ngoài cùng có 6 electron nên X ở ô 16, chu kì 3, nhóm VI, là một phi kim vì đứng gần cuối chu kì 3 và gần đầu nhóm VI.