Hóa học 9 Bài 44: Rượu etylic

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết

    Rượu Etylic:

    Công thức phân tử: C2H5OH
    Nguyên tử khối: 46
    1. Tính chất vật lí của Rượu Etylic

    a) Khái niệm

    • Rượu Etylic là chất lỏng không màu, nhẹ hơn nước.
    • Sôi ở 78,3oC.
    • Nhẹ hơn nước và tan vô hạn trong nước. Rượu Etylic hòa tan được nhiều chất như iot, benzen…
    b) Độ rượu là gì? Cách tính độ rượu.

    • Độ rượu là số ml rượu Etylic nguyên chất có trong 100ml hỗn hợp rượu Etylic với nước.
    [​IMG]
    Hình 1: Cách pha chế rượu 450
    2. Cấu tạo phân tử của Rượu etylic

    [​IMG]
    Hình 2: Mô hình phân tử rượu etylic
    a) Dạng rỗng; b) Dạng đặc
    • Rượu Etylic có công thức cấu tạo thu gọn là CH3 – CH2 – OH
    • Trong phân tử rượu Etylic có một nguyên tử Hidro không liên kết với nguyên tử Cacbon mà liên kết với nguyên tử Oxi tạo ra nhóm – OH. Chính nhóm – OH này làm cho rượu có tính chất hóa học đặc trưng.
    3. Tính chất hóa học của Rượu etylic

    a) Rượu etylic có cháy không?

    • Cách tiến hành: Các em chú ý quan sát thí nghiệm sau đây

    Video 1: Rượu etylic cháy với Oxi
    • Hiện tượng: Rượu etylic cháy với ngọn lửa màu xanh, tỏa nhiều nhiệt.
    • Giải thích: Rượu etylic tác dụng với oxi khi đun nóng theo phương trình C2H6O(l) + 3O2(k) → 2CO2(k) + 3H2O(h)
    b) Rượu etylic có tác dụng với Natri không?

    • Cách tiến hành: Các em chú ý quan sát thí nghiệm sau

    Video 2: Rượu etylic tác dụng với Natri
    • Hiện tượng: Mẩu natri tan dần và có bọt khí thoát ra
    • Giải thích: Natri phản ứng với rượu etylic giải phóng khí H2 theo phương trình 2CH3-CH2-OH + 2Na → 2CH3-CH2-ONa + H2
    3. Phản ứng với Axit axetic

    • Cách tiến hành: Các em chú ý quan sát thí nghiệm sau

    Video 3: Rượu etylic tác dụng với Axit axetic
    • Hiện tượng: Trong ống nghiệm có chất lỏng không màu, mùi thơm, không tan trong nước, nổi trên mặt nước.
    • Giải thích: Rượu etylic tác dụng với axit axetic tạo etyl axetat theo phản ứng C2H5OH + CH3COOH $\overset{t^0, H_2SO_4 dac} {\rightleftharpoons}$ CH3COOC2H5 + H2O
    4. Ứng dụng của Rượu etylic

    [​IMG]
    Hình 3: Ứng dụng của Rượu etylic
    5. Điều chế rượu etylic

    • Phương pháp 1: Tinh bột hoặc đường \(\overset{len men}{\rightarrow}\) rượu Etylic
    [​IMG]
    Hình 4: Quy trình chế rượu etylic bằng phương pháp lên men rượu
    • Phương pháp 2: C2H4(k) + H2O(l) \(\overset{Axit}{\rightarrow}\) C2H5OH
    6. Tổng kết

    [​IMG]
    Hình 5: Sơ đồ tư duy bài Rượu Etylic
    Bài tập minh họa

    Bài 1:

    Cho 11,2 lít khí etilen ( đktc) tác dụng với nước có axit sunfuric (H2SO4) làm xúc tác, thu được 9,2 gam rượu etylic. Hiệu suất phản ứng là:
    Hướng dẫn:

    Số mol khí etilen là: \({n_{{C_2}{H_4}}} = \frac{{11,2}}{{22,4}} = 0,5(mol)\)
    Phương trình phản ứng: C2H4(k) + H2O(l) \(\overset{Axit}{\rightarrow}\) C2H5OH
    0,5 → 0,5
    Khối lượng rượu etylic thu được theo lí thuyết là: m = 0,5.46 = 23 gam
    Đề bài cho khối lượng rượu etylic thu được thực tế là 9,2 gam
    Hiệu suất phản ứng là: \(H = \frac{{{m_{tt}}}}{{{m_{lt}}}}.100 = \frac{{9,2}}{{23}}.100 = 40\%\)
    Bài 2:

    Đốt cháy hoàn toàn 12 ml rượu etylic chưa rõ nồng độ. Cho toàn bộ sản phẩm vô nước vôi trong dư người ta thu được 40 gam kết tủa. Xác định độ rượu biết khối lượng riêng của Rượu etylic là 0,8 gam/ml.
    Hướng dẫn:

    Cách 1:
    Ta có: \({n_{CaC{O_3}}} = \frac{{40}}{{100}} = 0,4(mol)\)
    Phương trình phản ứng là:
    C2H5OH + 3O2 → 2CO2 + 3H2O (1)
    0,2 \(\leftarrow\) 0,4
    CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3\(\downarrow\) + H2O (2)
    0,4 \(\leftarrow\) 0,4
    Khối lượng của rượu etylic là: \({m_{{C_2}{H_5}OH}} = 0,2.46 = 9,2(gam)\)
    Ta có: m = D.V ⇒ \(V = \frac{m}{D} = \frac{{9,2}}{{0,8}} = 11,5(ml)\)
    Vậy độ rượu là: \(\frac{{11,5}}{{12}}.100 = {96^0}\)
    Cách 2:
    Ta có: \({n_{CaC{O_3}}} = \frac{{40}}{{100}} = 0,4(mol)\)
    Bảo toàn nguyên tố Cacbon theo sơ đồ phản ứng như sau:
    C2H5OH → 2CO2 → 2CaCO3
    0,2 \(\leftarrow\) 0,4
    Khối lượng của rượu etylic là: \({m_{{C_2}{H_5}OH}} = 0,2.46 = 9,2(gam)\)
    Ta có: m = D.V ⇒ \(V = \frac{m}{D} = \frac{{9,2}}{{0,8}} = 11,5(ml)\)
    Vậy độ rượu là: \(\frac{{11,5}}{{12}}.100 = {96^0}\)
    Bài 3:

    Cần bao nhiêu thể tích rượu nguyên chất cho vào 60 ml dung dịch rượu 400 thành rượu 600
    Hướng dẫn:

    Chất tan thay đổi ,dung dịch thay đổi , nồng độ thay đổi.
    Thể tích rượu nguyên chất trong dung dịch lúc đầu là:
    Độ rượu = \(\frac{{{V_{ruou{\rm{ nguyen chat}}}}}}{{{V_{dd}}}}.100\) ⇒ VRượu nguyên chất = (Độ rượu.Vdd)/100 = \(\frac{{40.60}}{{100}} = 24(ml)\)
    Thể tích dung dịch rượu nguyên chất sau khi pha là 24 + x (ml)
    Thể tích dung dịch rượu lúc sau là: 60 + x (ml)
    Thay vào công thức tính độ rượu lúc sau ta có:
    \(60 = \frac{{24 + x}}{{60 + x}}.100 \Rightarrow x = 30(ml)\)
    Vậy nếu ta thêm 30 ml rượu nguyên chất vào 60 ml rượu $40^0$ thì sẽ thành rượu $60^0$.