Hóa học 9 Bài 54: Polime

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết
    1. Khái niệm về polime
    • Khái niệm: Polime là những chất có phân tử khối rất lớn do nhiều mắt xích liên kết với nhau tạo nên.
    • Phân loại:
      • Polime thiên nhiên: tinh bột, xenlulozơ,cao su thiên nhiên …
      • Polime tổng hợp: polietilen, polivinylclorua, tơ nilon..
    [​IMG]

    Hình 1: Một số hình ảnh về Polime

    2. Cấu tạo và tính chất của Polime
    a) Cấu tạo
    • Gồm nhiều mắt xích liên kết với nhau
    • Mạch thẳng, mạch nhánh và mạng không gian.
    • Một số ví dụ về mắt xích của Polime
    [​IMG]

    Bảng 1: Một số mắt xích Polime

    [​IMG]


    Hình 1: Cấu trúc mạch của một số Polime

    a) Mạch không phân nhánh (ví dụ: Polietylen, xenlulozơ, Poli vinyl clorua...)

    b) Mạch phân nhánh (ví dụ: Amilopectin của tinh bột)

    c) Mạch không gian (ví dụ: Cao su lưu hóa)

    b) Tính chất vật lí của Polime
    Chất rắn, không bay hơi, không tan trong nước hoặc các dung môi thông thường. Một số polime tan được trong axeton

    3. Ứng dụng của Polime
    a) Chất dẻo
    • Khái niệm: Chất dẻo là loại vật liệu chế từ polime có tính dẻo.
    • Thành phần:
      • Chất hoá dẻo: là làm tăng tính dẻo để dễ gia công, tạo hình.

      • Chất độn: làm tăng độ bền cơ học, độ bền nhiệt, tính chịu nước, chịu axit, chịu ăn mòn…

      • Chất phụ gia: tạo màu ,mùi
    [​IMG]

    Hình 3: Một số chế phẩm được tạo ra từ chất dẻo

    b) Tơ
    • Khái niệm: Tơ là những polime có cấu tạo mạch thẳng
    • Phân loại: Tơ thiên nhiên, tơ hoá học (tơ nhân tạo, tơ tổng hợp)
    [​IMG]

    Hình 4: Lụa tơ tằm

    c) Cao su
    • Khái niệm: Cao su là polime có tính đàn hồi
    • Tính chất: Cao su có tính đàn hồi, không thấm nước, chịu mài mòn, cách điện, chịu axit, kiềm…
    • Phân loại: Cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp
    [​IMG]

    Hình 5: Nệm làm từ cao su


    Bài tập minh họa
    Bài 1:
    Phân tử khối trung bình của PVC là 750000. Hệ số polime hoá của PVC là bao nhiêu?

    Hướng dẫn:
    PVC là viết tắt của từ Poli Vinyl Clorua.

    Ta có mắt xích của PVC là:
    [​IMG]
    có MMắt xích = 62,5

    Hệ số polime hoá của PVC là: \(n = \frac{{750000}}{{62,5}} = 12000\)

    Bài 2:
    Trùng hợp 2,24 lít C2H4 (đktc), nếu hiệu suất phản ứng là 80% thì khối lượng polime thu được là bao nhiêu? Biết hệ số trùng hợp là 500.

    Hướng dẫn:
    Số mol etilen là: \({n_{{C_2}{H_4}}} = \frac{{2,24}}{{22,4}} = 0,1(mol)\)

    Khối lượng của etilen là: m = 0,1.28 = 2,8 (gam)

    Vì hệ số trùng hợp là 500 nên ta có phương trình:

    \(500C{H_2} = C{H_2} \to {\left( { - C{H_2} - C{H_2} - } \right)_{500}}\)

    500 1

    0,1 (mol) → 2.10-4 (mol)

    Với hiệu suất là 80% thì khối lượng Polime thu được là:

    \(m = {2.10^{ - 4}}.500.28.\frac{{80}}{{100}} = 22,4(gam)\)