Hóa học 9 Bài 55: Thực hành Tính chất của gluxit

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết
    1. Nội dung ôn tập
    a) Thí nghiệm 1: Tác dụng của Glucozơ với bạc nitrat trong dung dịch amoniac
    C6H12O6 + Ag2O \(\overset{NH_{3}}{\rightarrow}\) C6H12O7 (Axit gluconic) + 2Ag\(\downarrow\)

    b) Thí nghiệm 2: Phân biệt Glucozơ, Saccarozơ và tinh bột
    Sự hấp phụ Iod vào các khe trống trong tinh bột tạo màu xanh đen.

    ⇒ Phương pháp dùng để nhận biết Hồ tinh bột và ngược lại (dùng để nhận biết Iod)

    2. Kĩ năng thí nghiệm
    • Không dùng tay cầm trực tiếp hoá chất.

    • Không đổ hoá chất này vào hoá chất khác ngoài chỉ dẫn.

    • Không đổ lại hoá chất thừa lại lọ đựng ban đầu.

    • Không dùng hoá chất nếu không biết hoá chất gì.

    • Không nếm hoặc ngửi trực tiếp hoá chất.

    • Khi mở lọ hoá chất và lấy hoá chất không để dây ra bàn, dùng xong đậy nắp lại ngay.

    Bài tập minh họa
    1. Thí nghiệm 1: Tác dụng của Glucozơ với bạc nitrat trong dung dịch amoniac
    a. Cách tiến hành
    Cách tiến hành, các em quan sát thí nghiệm sau:


    Video 1: Phản ứng tráng bạc của Glucozơ

    b) Hiện tượng
    Có chất màu sáng bạc bám lên thành ống nghiệm

    c) Giải thích:
    Do Ag sinh ra từ phản ứng bám lên thành ống nghiệm: C6H12O6 + Ag2O \(\overset{NH_{3}}{\rightarrow}\) C6H12O7 (Axit gluconic) + 2Ag\(\downarrow\)

    2. Thí nghiệm 2: Phân biệt Glucozơ, Saccarozơ và tinh bột
    a) Cách tiến hành
    Cách tiến hành, các em quan sát thí nghiệm sau:


    Video 2: Phân biệt glucozơ, saccarozo và tinh bột

    b) Hiện tượng
    • Khi cho hồ tinh bột vào thì dung dịch trong ống 2 hóa xanh
    • Khi cho dung dịch bạc nitrat trong amoniac vào ống 1 và 3 rồi ngâm cả hai ống trong cốc nước nóng thấy ống 1 có xuất hiện lớp kim loại trắng sáng bám lên thành ống nghiệm số 1
    c) Giải thích
    • Khi cho hồ tinh bột vào thì dung dịch trong ống 2 hóa xanh là do sự hấp phụ Iod vào các khe trống trong tinh bột tạo màu xanh đen ⇒ Nhận biết tinh bột
    • Khi cho dung dịch bạc nitrat trong amoniac vào ống 1 và 3 rồi ngâm trong cốc nước nóng thấy ống 1 có xuất hiện lớp kim loại trắng sáng bám lên thành ống nghiệm
      • Ống 1 chứa Glucozơ: Do phản ứng C6H12O6 + Ag2O \(\overset{NH_{3}}{\rightarrow}\) C6H12O7 (Axit gluconic) + 2Ag\(\downarrow\)
      • Ống 3 chứa Saccarozơ