Hóa học 9 Bài 8: Một số bazơ quan trọng

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết

    A. NATRI HIĐROXIT

    1. Tính chất vật lí


    [​IMG]
    Hình 1: Trạng thái tự nhiên của NaOH​
    • NaOH là chất rắn không màu, hút ẩm mạnh, tan nhiều trong nước và tỏa nhiệt.
    • Dung dịch NaOH có tính nhờn làm bục vải, giấy và ăn mòn da.
    2. Tính chất hóa học

    NaOH là bazơ tan và có các tính chất hóa học của một bazơ tan:
    • Làm đổi màu chất chỉ thị ( phenolphtalein, quì tím ).
    • Tác dụng với axit.
    • Tác dụng với oxit axit.
    • Tác dụng với dung dịch muối.
    a. Đổi màu chất chỉ thị

    Dung dịch NaOH làm quì tím chuyển sang màu xanh, phenolphtalein không màu thành màu đỏ.

    Video 1: Dung dịch NaOH tác dụng với giấy quỳ và phenolphtalein​
    b. Tác dụng với axit

    • Các em chú ý cách tiến hành thí nghiệm:
    • Ban đầu, người ta cho vào cốc dung dịch NaOH và nhỏ vài giọt dung dịch phenol phtalein. Trong môi trường bazơ, quỳ hóa hồng.
    • Sau đó, cho thêm vào cốc dung dịch HCl trung hòa bazơ trong cốc, đến khi bazơ hết thì dung dịch mất màu hồng. Do trong môi trường trung tính hay axit thì dung dịch phenolphtalein đều không có màu.

    Video 2: Phản ứng giữa dung dịch NaOH và HCl​
    • Phản ứng hóa học: NaOH + HCl → NaCl + H2O
    • Ví dụ khác:
      • NaOH + HCl → NaCl + H2O
      • NaOH + HNO3 → NaNO3 + H2O
    • Kết luận: Dung dịch NaOH tác dụng với axit tạo thành muối và nước.
    c. Tác dụng với oxit axit

    • Một số phương trình phản ứng:
      • 2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O
      • NaOH + CO2 → NaHCO3
      • 2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O
    • Kết luận: Dung dịch NaOH tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước.
    d.Tác dụng với dung dịch muối

    (Sẽ được trình bày cụ thể ở bài 9)
    3. Ứng dụng của NaOH

    [​IMG]
    Hình 2: Ứng dụng của NaOH​
    4. Sản xuất natri hidroxit

    • NaOH được điều chế bằng cách điện phân dung dịch NaCl
    [​IMG]
    Hình 3: Điện phân dung dịch NaCl​
    • Tác dụng của màng ngăn xốp: Không cho khí Hiđro và clo tác dụng với nhau (không có màng ngăn xốp không thu được NaOH) H2 + Cl2 → 2HCl
    • Phương trình phản ứng: 2NaCl + 2H2O (Điện phân dung dịch, có màng ngăn) → 2NaOH + H2 + Cl2
    B. CANXI HIDROXIT - THANG pH

    1. Pha chế dung dịch Canxit hidroxit


    • Bước 1: ta lấy canxi hiđroxit cho vào nước khuấy đều.
    • Bước 2: dùng giấy lọc, để lọc lấy chất lỏng trong suốt, không màu là dung dịch canxi hiđroxit (nước vôi trong).
    [​IMG]
    Hình 4: Cách pha chế dung dịch Caxi hidroxit​
    2. Tính chất hóa học

    a. Làm đổi màu chất chỉ thị

    • dd Ca(OH)2 đổi màu quỳ tím thành xanh, hoặc đổi màu dd phenolptalein không màu thành màu hồng
    b. Tác dụng với Axit (tạo muối và nước)

    Phương trình hóa học:
    H2SO4 + Ca(OH)2 → CaSO4 + 2H2O
    HCl + Ca(OH)2 → CaCl2 + 2H2O
    c. Tác dụng với oxit axit (tạo muối + nước)

    Tuỳ theo tỉ lệ số mol của Ca(OH)2 với số SO2 mà có thể tạo muối trung hoà và nước, muối axit Hoặc cả hai muối.
    Phương trình hóa học:
    Ca(OH)2 + SO2 → CaSO3 + H2O
    Ca(OH)2 + 2SO2 → Ca(HSO3)2
    d. Tác dụng với dung dịch muối (Học ở bài 9)

    3. Ứng dụng của Canxi hidroxit

    • Làm vật liệu xây dựng
    • Khử chua đất trồng trọt
    • Khử độc các chất thải trong công nghiệp, diệt trùng chất thải sinh hoạt và xác chết động vật
    4. Thang pH

    • Thang pH dùng để biểu thị độ axit hoặc độ bazơ của dung dịch
      • Nếu pH = 7 thì dung dịch là trung tính
      • Nếu pH > 7 thì dung dịch có tính bazơ ⇒ Nếu pH càng lớn, độ bazơ của dung dịch càng lớn và ngược lại
      • Nếu pH < 7 thì dung dịch có tính axit ⇒ Nếu pH càng nhỏ, độ axit của dung dịch càng lớn và ngược lại
    [​IMG]
    Hình 5: Thang pH​
    Bài tập minh họa

    Bài 1:

    Na2O → NaOH → Na2SO4 → BaSO4
    Hướng dẫn:

    Na2O + H2O → 2NaOH
    2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O
    Hoặc : 2NaOH + SO3 → Na2SO4 + 2H2O
    Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2NaCl
    Hoặc : Na2SO4 + Ba(NO3)2 → BaSO4 + 2NaNO3
    Hoặc : Na2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + 2NaOH
    Bài 2:

    Hòa tan 112 g KOH vào nước thì được 2 lit dung dịch. Nồng độ mol của dung dịch thu được là:
    Hướng dẫn:

    Số mol KOH là: \({n_{KOH}} = \frac{m}{M} = \frac{{112}}{{56}} = 2(mol)\)
    Nồng độ mol của dung dịch thu được là:
    \({C_M} = \frac{n}{V} = \frac{2}{2} = 1M\)
    Bài 3:

    Dẫn V lit CO2 (đktc) vào dung dịch chứa 3,7 gam Ca(OH)2. Sau phản ứng thu được 4 gam kết tủa. Tính V?
    Hướng dẫn:

    Theo bài ra ta có:
    Số mol của Ca(OH)2 = \(\frac{{3,7}}{{74}}\) = 0,05 mol
    Số mol của CaCO3 = \(\frac{4}{{100}}\) = 0,04 mol
    Phương trình hóa học:
    CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
    Nếu CO2 không dư:
    Ta có số mol CO2 = số mol CaCO3 = 0,04 mol
    Vậy V(đktc) = 0,04 x 22,4 = 0,896 lít
    Nếu CO2 dư:
    CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
    0,05 \(\leftarrow\) 0,05 mol → 0,05
    CO2 + CaCO3 + H2O → Ca(HCO3)2
    0,01 \(\leftarrow\) (0,05 - 0,04) mol
    Vậy tổng số mol CO2 đã tham gia phản ứng là: 0,05 + 0,01 = 0,06 mol
    V(đktc) = 22,4 x 0,06 = 1,344 lít