Hồn trương Ba, da hàng thịt – Lưu Quang Vũ I. TÌM HIỂU CHUNG – Lưu Quang Vũ – nhà viết kịch xuất sắc của nước ta sau năm 1975 . Kịch của ông phản ánh nhiều vấn đề nóng bỏng có tính chất thực sự của đời sống ông đã có nhiều đóng góp thiết thực vào công cuộc đổi mới đất nước. – Đặc sắc trong nội dung tác phẩm của ông: tái dựng tình huống, kết hợp tính muôn thuở và tính thời sự, tính kịch và chất thơ. Ngôn ngữ nghệ thuật trau chuốt gợi cảm có chiều sâu. Sung đột kịch xoay quanh xung đột trong cách sống và trong quan niệm sống. – Tác phẩm: Có hư cấu độc đáo vào cốt truyện dân gian, nhưng có nhiều sáng tạo, đặt ra nhiều vấn đề mới mẻm, có ý nghĩa tư tưởng, triết lí và nhân văn sâu sắc. II. NỘI DUNG CHÍNH 1. Ý nghĩa ẩn dụ đoạn đối thoại giữa hồn Trương Ba – xác anh hàng thịt – Trước hết đó hoạt động kịch đã đầy mâu thuẫn, xung đột kịch tới cao trào. Xác anh hàng thịt tỏ ra lấn át hồn Trương Ba: sỉ nhục hồn Trương Ba, hồn Trương Ba đau khổ đến cực độ, không thể chịu được nước. – Ý nghĩa ẩn dụ của đoạn đối thoại: + Xác anh hàng thịt: ẩn dụ về thể xác của con người. + Hồn Trương Ba: ẩn dụ về linh hồn của con người. Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác anh hàng thịt là cuộc đấu tranh giữa thể xác và linh hồn trong một con người. Đó là hai thực thể có quan hệ hữu cơ với nhau. + Thể xác có tính độc lập tượng đối, có tiếng nói, có khả năng tác động vào linh hồn. + Linh hồn phải đấu tranh với những đòi hỏi không chính đáng của thể xác, để hoàn thiện nhân cách. 2. Đối thoại giữa hồn Trương Ba và gia đình – Trong đoạn đối thoại đó tính cách Trương Ba đã có sự thay đổi. + Trở nên thô vụng hơn: làm gãy cây, gẫy liễu. + Trở nên xa lạ hơn với người thân, vợ, con, cháu không muốn gần gũi vì tính tình của Trương Ba đã thay đổi. Trước sự thay đổi đó hồn Trương Ba có nhận ra và ông cảm thấy không thể sống như vậy được nữa, không thể khuất phục trước thể xác là tự đánh mất mình. 3. Thái đồ của Trương Ba khi Đế Thích có ý định cho nhập vào cu Tị – một em bé hàng xóm vừa chết. – Trước hết Trương Ba rất thương yêu cụ Tị – em bé hàng xóm vừa chết, bạn của cháu nội yêu quý của ông. – Ông không thể chấp nhận sự tái diễn bi kịch sống trong thân xác của người khác: “Không thể bên trong một đằng bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn là tôi toàn vẹn”, vì thế hồn Trương Ba đã xin cho cụ Tị được sống, còn mình thì xin được chết. Chính hành động đó chứng minh cho ý thức về sự hợp nhất giữa linh hồn và thể xác. 4. Ý nghĩa đoạn kết – Thể hiện rõ nhất quan niệm sống của Trương Ba đồng thời cũng khẳng định được nhân cách cao thượng của ông và tư tưởng nhân văn cao cả của tác phẩm – Đoạn kết đầy chất thơ và có đủ ba hình ảnh của sự sống : hai đứa trẻ và sự bất tử của linh hồn trong sự sống, trong lòng người. Kết bài: Vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ tại tập trung diễn tả tình cảnh trớ trêu, nỗi đau khổ, giày vò của Trương Ba từ khi “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”. Từ đó đưa đến những tư tưởng mới: sự tồn tại độc lập của thân xác đối với linh hồn và khẳng định một quan niệm đúng đắn về cách sống.