Hướng dẫn ôn tập luyện thi: “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    I. Tìm hiểu chung:

    1. Tác giả:


    – Là nhà văn trưởng thành từ thời kì kháng chiến chống Pháp.

    – Gắn bó mật thiết với cuộc sống, con người Nam Bộ trong kháng chiến chống Mĩ.

    * Phong cách nghệ thuật:

    + Thế giới nhân vật: nông dân Nam Bộ bộc trực, yêu quê hương, căm thù giặc.
    + Miêu tả, phân tích, thâm nhập thế giới nội tâm nhân vật chân thực, tinh tế.
    + Ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ.

    Nhận xét: Nguyễn Thi sinh ra ở miền bắc (Nam Định) nhưng lớn lên, hoạt động, sống, viết và hi sinh ở miền Nam nên ông thành công với những sáng tác về vùng đất và con người Nam Bộ. Ông là nhà văn của nông dân Nam Bộ thời kì kháng chiến chống Mĩ. Văn của Nguyễn Thi giàu chất hiện thực, phân tích tâm lí nhân vật sắc sảo, giàu chất Nam Bộ (phân tích qua tác phẩm: Người mẹ cầm súng, Mẹ vắng nhà…

    Phong cách văn chương Nguyễn Thi bình thản mà không lạnh lùng, sôi nổi mà sâu lắng, thầm kín; chân chất, thân mật, phóng khoáng mà dễ thương, dễ mến. Nguyễn Thi là một trong những nhà văn tiêu biểu cho thế hệ nhà văn – chiến sĩ thời chống Mĩ.

    2. Tác phẩm:

    – Xuất xứ:
    Truyện ngắn xuất sắc trong tập Truyện và kí (1978).

    – Hoàn cảnh sáng tác: Tháng 2/1966 khi đang công tác ở tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng, trong không khí nhân dân miền Nam sục sôi đánh Mĩ.

    II. Đọc- hiểu văn bản:

    1. Tóm tắt tác phẩm:

    – Việt bị thương, nằm trong bệnh viện, nhớ lại nhiều sự việc:

    – Chiến đấu, bị thương, lạc đồng đội, ngất đi, tỉnh lại nhiều lần:

    + Lần 1: Bò đi tìm đồng đội.
    + Lần 2: Nhớ chú Năm, cuốn sổ gia đình.
    + Lần 3: Nhớ chuyện ba, má.
    + Lần 4: Nhớ chuyện đi bộ đội.

    – Được đồng đội tìm thấy, cứu, đưa về bệnh viện.

    Cốt truyện đơn giản, nội dung bình thường, dung dị gần gũi nhưng lại có sức lôi cuốn đặc biệt.
    Những hồi ức của Việt khi tỉnh dậy lần thứ 4:

    + Từ đầu đến “ bắt đầu xung phong”: nhớ về người mẹ và khung cảnh chiến trường.

    + Tiếp theo đến “ Ngủ quên lúc nào không biết”: nhớ lại chuyện hai chị em giành nhau đi bộ đội, chuyện bàn bạc việc nhà đêm trước ngày nhập ngũ.

    + Còn lại: Nhớ lại chuyện sáng hôm sau, hai chị em khiêng bàn thờ mẹ sang gửi nhà chú Năm để đi bộ đội.

    2. Phân tích:

    Điểm nhìn trần thuật:


    – Được kể chủ yếu qua dòng hồi tưởng miên man đứt nối của nhân vật Việt khi bị trọng thương nằm lại giữa chiến trường.

    – Tác dụng: kết cấu truyện linh hoạt (theo dòng ý thức) có khả năng đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật. Tác phẩm đậm chất trữ tình; sự việc chân thực, sinh động; nổi bật tính cách nhân vật.

    Hình tượng những con người trong một gia đình nông dân Nam Bộ:

    a. Nhân vật má Việt:

    – Gan góc, căm thù giặc. Thương chồng con, đảm đang, tháo vát. → Má việt là điển hình cho người mẹ miền Nam: anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.

    Ngoài những độc đáo về nghệ thuật kể chuyện, một đặc sắc của truyện nữa là đã dựng nên được hình tượng những con người trong một gia đình nông dân Nam Bộ.

    – Qua dòng hồi tưởng của Việt, má Việt hiện lên là người như thế nào? Có những nét tính cách gì nổi bật? Vai trò trong truyện?

    + Bọn lính tới bao nhà, hỏi: “Vợ Tư Năng đâu?”. Má ra trước cửa, trả lời:- Vợ Tư Năng đây! Hai bàn tay to bản của má phủ lên đầu đàn con đang nép dưới chân. Bọn lính bắn vọt qua đầu má, má dùa đàn con lại đằng sau tránh đạn. Má trông ngày trông đêm cho con mau lớn. Dường như cả cuộc đời vất vả của má, mọi ý nghĩ lặng lẽ trong đêm của má, cả những nguy hiểm gian lao mà má đã trải qua một cách không hề sợ hãi đó, tất cả đều được gom lại dồn vào trong ý nghĩ cuối cùng này. Vì mong cho con mau lớn mà má trông từ cách con làm tới miếng cơm con ăn trong miệng. Mỗi lần bọn lính bắn dọa mẹ con như vậy, mắt má lại sắc ánh lên nhìn lại bọn lính, đôi mắt của người đã từng vượt sông, vượt biển.

    + Một tay bồng con, một tay cắp rổ đi theo thằng giặc đòi đầu chồng; hiên ngang đối đáp với kẻ thù mà “hai bàn tay to bản vẫn phủ lên đầu đàn con đang nép dưới chân”; mỗi lần bọn lính bắn dọa “mắt má lại sắc ánh lên nhìn bọn lính, đôi mắt của người đã từng vượt sông, vượt biển…” (…) Chiều về, xuồng còn giữa sông, má đã gọi: “Việt à, ra phụ má nghe con!”. Xuồng cặp bến, mặt má vẫn đỏ rực, cái nón rách được ngả ra làm quạt, lưng áo bà ba đẫm mồ hôi đã đen lại không còn thấy bạc nữa. Việt phụ với chị Chiến rinh thúng lúa công gặt mướn của má lên bờ. Rồi má lại bơi đi. Canh hai má mới về. Nghe tiếng xuồng cặp bến khua lọc cọc, rồi tiếng chân má đi bịch bịch vào nhà. Lần này, má rinh thúng lúa lên một mình và đặt ngay trên giường ngủ. Việt nằm đó, ngửi thấy mùi lúa gạo và mùi mồ hôi của má ngay trên đầu mình.

    + Nhưng cái xuồng rồi cũng không còn, bọn lính đã đập bể nó trong một lần má chở bà con lên đấu tranh ở chợ quận. Má trở về, ngày ngày, đôi mắt má mở to như lúc nào cũng phải suy nghĩ, đôi bắp chân má tròn vo lúc nào cũng dính sình đất, má lội hết đồng này sang bưng khác, đôi mắt tìm việc, bàn chân dọ đường. Má đi xin làm công cấy, công gặt, đi dọ tình thế bọn làng lính, ôm về khi mớ củi, khi mớ tép.

    – Chi tiết: Má Việt đã ngã xuống trong một cuộc đấu tranh nhưng trái cà-nông lép má nhặt đem về vẫn còn nóng hổi, có ý nghĩa như thế nào?

    + Trong quan niệm của nhà văn Nguyễn Thi, người mẹ ấy cái phần thác chỉ là thể phách còn linh hồn thì bất tử, sống mãi trong những đứa con. Trong đêm trước buổi tòng quân, có lẽ linh hồn mẹ đã hiện về trong những tính toán, lo toan của cô con gái.

    Hình tượng nhân vật chú Năm:

    – Là người ghi chép cuốn sổ gia đình

    – Trong đêm Việt- Chiến ghi tên tòng quân:

    + Xin cho hai cháu đi, nhận trách nhiệm thu xếp việc gia đình: hết lòng vì cách mạng.
    + “thù…chặt đầu”: răn dạy nghiêm khắc
    – Trong buổi sáng hai chị em khiêng bàn thờ má: cất tiếng hò “như …lời thề dữ dội”: Giàu tình cảm

    => Chú Năm là người bộc trực, yêu nước, căm thù giặc, lưu giữ truyền thống gia đình: điển hình cho người nông dân Nam Bộ

    So sánh nhân vật Chú Năm với Cụ Mết: điểm chung: hào hiệp, khảng khái, bộc trực, cuốn sử sống, người nối giữ truyền thống. Nét riêng: một đằng đại diện cho một buôn làng, đằng kia đại diện cho một gia đình, dòng họ; một đằng gây ấn tượng ở câu chuyện trầm hùng bi tráng trong đêm rừng bên bếp lửa xà nu, đằng kia là cuốn gia phả trứ danh và điệu hò khàn đục giữa ban ngày.

    Hình tượng nhân vật Chiến:

    – Trong đêm ghi tên tòng quân:

    + Đề nghị…cũng giành: quyết liệt giành đi bộ đội
    + …Nếu giặc còn thì tao mất, vậy à!: lời thề thiêng liêng, quyết tâm đánh giặc trả thù nhà, đền nợ nước.

    → Chiến là một cô gái gan góc, dũng cảm

    + Lo tính sắp xếp cái nhà, ruộng, hai công mía, thằng Út em, bàn thờ…: lo toan chu đáo từ việc nhỏ đến việc lớn, việc cụ thể đến việc thiêng liêng khiến người ra đi và người ở lại đều yên lòng.

    → Chiến là một người chị đảm đang, tháo vát, chín chắn.
    + Hứ một cái cóc rồi trở mình lời nói, cử chỉ
    + Chà…nói in như má vậy giống má

    – Trong buổi khiêng bàn thờ:

    + Hai bắp tay tròn vo vóc dáng giống má→vẻ
    + Thân hình chắc nịch đẹp khỏe khoắn, mạnh mẽ
    + Tiếng chân bịch bịch để gánh vác mọi việc.

    => Chiến được thừa hưởng trực tiếp từ mẹ những đặc điểm thể chất và tinh thần; là người đảm đang, dũng cảm, yêu nước, căm thù giặc.

    Người mẹ ấy đã ngã xuống nhưng dòng sông truyền thống vẫn chảy, hình ảnh tiếp nối là ai? Những chi tiết nào thể hiện sự tiếp nối của má ở nhân vật Chiến?

    Phẩm chất ấy thể hiện rõ trong lời nói, cử chỉ trong buổi ghi tên tòng quân và trong đêm cuối cùng ở nhà, trong cuộc trò chuyện với Việt.Chiến biết lo liệu, toan tính việc nhà y hệt như má. Hình ảnh người mẹ như bao bọc lấy Chiến từ lối nằm với thằng Út ở trong giường nói với ra đến lối hứ cái cóc rồi trở mình.

    Nhân vật Việt:

    – Trong đêm ghi tên tòng quân:

    + Tranh giành với chị việc đi bộ đội
    + Chị có bị chặt đầu…mới bị

    → Việt quyết tâm đánh giặc trả thù
    + Ừ, sao không chịu, chị tính sao cứ tính: phó thác chuyện thu xếp cho chị
    + Lăn ra ván cười khì
    + Chụp con đom đóm úp trong lòng tay
    + Ngủ quên
    → Vô tư, hồn nhiên, trẻ con

    – Trong khi khiêng bàn thờ ba má:

    + Nhủ thầm “đưa má sang…về” giàu tình cảm
    + Việt thấy thương chị lạ… trên vai

    – Khi bị thương nằm ở chiến trường:

    + Không sợ chết; chỉ sợ bóng đêm, con ma cụt đầu, thằng chỏng thụt lưỡi: tính cách trẻ con
    + Đạn đã lên nòng, ngón tay đặt ở cò súng: luôn trong tư thế chuẩn bị chiến đấu → chiến sĩ dũng cảm, kiên cường.

    => Chiến và Việt điển hình cho một thế hệ trẻ Nam Bộ nhanh chóng vững vàng trong bão táp chiến tranh, kế thừa truyền thống bất khuất của gia đình, quê hương; đánh giặc thật hồn nhiên và dũng cảm.

    Đặt điểm nhìn trần thuật vào nhân vật Việt – một trong những đứa con của gia đình- trong tình huống đặc biệt: sau một trận đánh ác liệt với giặc, Việt bị thương nặng, hai mắt không nhìn thấy, …mỗi lần tỉnh lại nhớ, nghĩ rồi lại ngất đi → kể theo dòng hồi ức, ngôi thứ ba.

    * Đặc điểm chung:

    – Là một gia đình nông dân Nam bộ nghèo, có truyền thống yêu nước, căm thù giặc sâu sắc, thủy chung, son sắc với cách mạng và kháng chiến.

    – Gan góc, kiên cường, bất khuất, khao khát được chiến đấu giết giặc.

    → Đó cũng là nét chung của tất cả người dân miền Nam, của dân tộc Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ. Nhân vật mang đậm chất sử thi.

    Số phận của những đứa con, những thành viên trong gia đình cũng là số phận của nhân dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ khốc liệt. Truyện của một gia đình dài như một dòng sông còn nối tiếp…Truyện về một gia đình nhưng ta lại cảm nhận được cả một tổ quốc đang hào hùng chiến đấu bằng sức mạnh sinh ra từ những đau thương.

    III. Tổng kết

    1. Nội dung: Qua câu chuyện về những con người trong gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước căm thù giặc, thủy chung với quê hương, với cách mạng, nhà văn khẳng định: Sự hòa quyện giữa tình cảm gia đình và tình yêu nước, giữa truyền thống gia đình và truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

    2. Nghệ thuật:

    – Tình huống truyện đặc sắc. Chi tiết chọn lọc vừa cụ thể giàu ý nghĩa, ngôn ngữ bình dị, phong phú, đậm sắc thái Nam Bộ. Giọng văn chân thật hiện thực đau thương, đầy hi sinh gian khổ nhưng rất đỗi anh dũng, kiên cường, bất khuất của nhân dân miền Nam trong những năm chống Mĩ cứu nước. Sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình và tình yêu nước, tình cách mạng giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ. Nắm được những đặc sắc Nguyễn Thi của truyện: trần thuật, khắc họa tính cách nhân vật và miêu tả tâm lí sắc sảo; ngôn ngữ phong phú, góc cạnh, giàu giá trị tạo hình và đậm chất Nam Bộ.