Hướng dẫn viết và đọc số la mã sao cho đúng

  1. Tác giả: LTTK CTV15
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Số La Mã hay chữ số La Mã là một hệ thống chữ số có nguồn gốc từ Roma cổ đại, dựa theo chữ số Etruria. Hệ thống chữ số La Mã được sử dụng từ thời cổ đại và đến thời Trung Cổ, hệ thống chữ số này đã được chỉnh sửa và sử dụng cho đến ngày nay.
    Ngày nay, số La Mã thường được sử dụng trong những bản kê, mặt đồng hồ, những trang nằm trước phần chính của một quyển sách, tam nốt hợp âm trong âm nhạc phân tích, việc đánh số ngày xuất bản của phim, những lãnh đạo chính trị tiếp nối nhau, hoặc trẻ em trùng tên, và việc đánh số cho một số hoạt động nào đó, như là Thế vận hội Olympic và giải Super Bowl... Để viết và đọc chữ số La Mã không hề khó, bởi tất cả chúng đều đã có những quy tắc nhất định, cái khó ở đây chính là phải nhớ được giá trị của các ký tự để phân biệt được cái nào lớn hơn nhỏ hơn, sau đó cộng trừ thêm. Trong bài viết dưới đây, Quản trị mạng sẽ hướng dẫn các bạn cách viết cũng như đọc số La Mã sao cho đúng. Mời các bạn cùng theo dõi.
    1. Các chữ số và cách viết số La Mã


    [​IMG]

    Trong dãy chữ số La Mã sẽ có 7 chữ số cơ bản, từ đó người dùng có thể cộng trừ sau cho ra con số mà bạn cần: I=1; V=5; X=10; L=50; C=100; D=500; M=1000
    - Theo quy định chung, các chữ số I, X, C, M, sẽ không được phép lặp lại quá 3 lần trên một phép tính. Còn các chữ số V, L, D chỉ được xuất hiện một lần duy nhất.
    - Chữ số cơ bản được lặp lại 2 hoặc 3 lần biểu thị giá trị gấp 2 hoặc gấp 3.
    Ví dụ:
    I = 1 ; II = 2 ; III = 3
    X = 10 ; XX = 20 ; XXX = 30
    C = 100 ; CC = 200 ; CCC = 300
    M = 1000 ; MM =2000 : MMM = 3000
    - Quy tắc viết số La Mã là phải cộng, trái trừ:
    + Chữ số thêm vào bên phải là cộng thêm (nhỏ hơn chữ số gốc) và tuyệt đối không được thêm quá 3 lần số.
    Ví dụ:
    V = 5 ; VI = 6 ; VII = 7 ; VIII = 8
    Nếu viết: VIIII = 9 (không đúng), viết đúng sẽ là IX = 9
    L = 50 ; LX = 60 ; LXX = 70 ; LXXX = 80
    C = 100 ; CX = 110 ; CV =105
    2238 = 2000 + 200 + 30 + 8 = MMCCXXXVIII
    + Những số viết bên trái thường là trừ đi, nghĩa là lấy số gốc trừ đi số đứng bên trái sẽ ra giá trị của phép tính. Dĩ nhiên số bên trái sẽ phải nhỏ hơn số gốc thì bạn mới có thể thực hiện phép tính.
    Ví dụ:
    số 4 (4= 5-1) viết là IV
    số 9 (9=10-1) Viết là IX
    số 40 = XL ; + số 90 = XC
    số 400 = CD ; + số 900 = CM
    MCMLXXXIV = 1984
    MMXIX = 2019
    Khi sử dụng các chữ số I, V, X, L, C, D, M, và các nhóm chữ số IV, IX, XL, XC, CD, CM để viết số La Mã. Tính từ trái sang phải giá trị của các chữ số và nhóm chữ số giảm dần.
    Ví dụ: MCMXCIX = một ngàn chín trăm chín chín.
    2. Cách đọc số la mã

    Như trên đã nói: Tính từ trái sang phải giá trị của các chữ số và nhóm chữ số giảm dần nên ta chú ý đến chữ số và nhóm chữ số hàng ngàn trước đến hàng trăm, hàng chục và hàng đơn vị (như đọc số tự nhiên).
    Ví dụ: Số: 2222 = MMCCXXII: hàng ngàn: MM = 2000 ; hàng trăm: CC = 200 ; hàng chục: XX = 20 ; hàng đơn vị: II = 2. Đọc là: Hai ngàn hai trăm hai mươi hai.
    Chú ý:
    • chỉ có I mới có thể đứng trước V hoặc X
    • X sẽ được phép đứng trước L hoặc C
    • C chỉ có thể đứng trước D hoặc M
    Đối với những số lớn hơn (4000 trở lên), một dấu gạch ngang được đặt trên đầu số gốc để chỉ phép nhân cho 1000:
    Đối với những số rất lớn thường không có dạng thống nhất, mặc dù đôi khi hai gạch trên hay một gạch dưới được sử dụng để chỉ phép nhân cho 1.000.000. Điều này có nghĩa là X gạch dưới (X) là mười triệu.
    Số La Mã không có số 0.
    Dưới đây là bảng viết số la mã bạn có thể tham khảo:

    [​IMG]


    [​IMG]


    [​IMG]