[Inforgraphic] Điểm lại 8 quyền lợi và chính sách dành cho Lao động nữ

  1. Tác giả: LTTK CTV07
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Nhân dịp 2/9, chúng ta cùng nhau điểm lại 8 đặc quyền dành riêng cho lao động nữ nhé!
    Mang thai không bị xử lý kỷ luật; được nghỉ 60 phút/ngày trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng; được nghỉ 30 phút trong ngày “đèn đỏ”… là một số quyền lợi mà lao động nữ được hưởng.

    luyen-thi-thu-khoa-vn-8-quyen-loi-danh-rieng-cho-lao-dong-nu.jpg

    Something to think about:/ Góc suy ngẫm:

    Theo LTTK Education tổng hợp
    Ngày 2/9, điểm lại những quyền lợi dành riêng cho lao động nữ

    luyen-thi-thu-khoa-vn-diem-lai-nhung-dac-quyen-danh-cho-lao-dong-nu.png

    Mặc dù nữ giới chiếm 45,6% lực lượng lao động tại Việt Nam nhưng đây luôn là bộ phận yếu thế và dễ tổn thương hơn do không nhận được sự đối xử công bằng trong nhiều trường hợp. Vì thế, Nhà nước Việt Nam đã ban hành những quy định đảm bảo quyền lợi riêng cho đối tượng lao động này.

    luyen-thi-thu-khoa-vn-mushroom.png 1. Bình đẳng với lao động nam về lương, thưởng, thăng tiến
    Theo Nghị định 85/2015/NĐ-CP Lao động nữ có quyền bình đẳng lao động nam trong tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, tiền lương, khen thưởng, thăng tiến, trả công lao động, về các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, điều kiện lao động, an toàn lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và các chế độ phúc lợi khác.

    luyen-thi-thu-khoa-vn-mushroom.png 2. Được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng
    Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động kèm theo ý kiến đề nghị của bệnh viện về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.

    luyen-thi-thu-khoa-vn-mushroom.png 3. Được khám sức khỏe và khám chuyên khoa phụ sản 06 tháng/lần
    Theo Điều 152 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định, hàng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động. Riêng lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản theo Danh mục khám chuyên khoa phụ sản ít nhất 06 tháng/lần.

    luyen-thi-thu-khoa-vn-mushroom.png 4. Được nghỉ 30 phút/ngày trong thời gian hành kinh (tối đa 3 ngày/tháng)
    Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 85/2015/NĐ-CP, lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, tối thiểu là 03 ngày trong 01 tháng. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
    Nếu không cho lao động nữ trong thời gian hành kinh nghỉ theo quy định bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng - 01 triệu đồng.

    luyen-thi-thu-khoa-vn-mushroom.png 5. Chế độ nghỉ thai sản đối với lao động nữ
    luyen-thi-thu-khoa-vn-green-flag.png Theo quy định Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày. Trường hợp ở xa cơ sở khám chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
    luyen-thi-thu-khoa-vn-green-flag.png Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc tối đa 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi; 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi; 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi; 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
    luyen-thi-thu-khoa-vn-green-flag.png Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

    luyen-thi-thu-khoa-vn-mushroom.png 6. Nuôi con dưới 12 tháng được nghỉ 60 phút/ngày
    Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương.
    Nếu chủ sử dụng lao động không cho lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ bị phạt từ 10 - 20 triệu đồng.

    luyen-thi-thu-khoa-vn-mushroom.png 7. Không bị xử lý kỷ luật khi đang mang thai
    Theo nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động được quy định tại Điều 123 Bộ luật Lao động năm 2012, không được xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; Lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng.
    Người sử dụng lao động xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ đang trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, sẽ bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng.

    luyen-thi-thu-khoa-vn-mushroom.png 8. Sa thải phụ nữ mang thai bị phạt đến 03 năm tù
    Theo Điều 162 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), sa thải trái pháp luật đối với phụ nữ mang thai, người đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi bị phạt tiền từ 100 - 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 01 - 03 năm.