Kể lại những kỷ niệm ấm áp trong lần về thăm quê ngoại

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tôi sống ở Sài Gòn, những dãy nhà cao tầng và những con đường lúc nào cũng ầm ầm xe cộ khiến tôi thấy nhàm chán. Bởi thế, quê ngoại xa xôi dưới những cánh đồng lúa xanh, cây dừa cao tít, dòng sông rộng không ngừng khiến tôi nghĩ đến. Nhiều lần, ngoại lên thành phố thăm chúng tôi chứ tôi có dịp về nhà ngoại. Một lần, tôi theo bác Sáu chở hàng về Bến Tre sẵn tiện ghé thăm ngoại, tôi có diệp nhìn ngắm đến no cả mắt vẻ đẹp của đồng ruộng và trải nghiệm cuộc sống ở nơi đây.

    Xe rời khỏi thành phố bỏ lại sau lưng những tòa nhà cao tầng và cuộc sống náo nức. Ngoại ô thành phố không xanh tươi như tôi nghĩ. Những bãi đất hoang loan lỗ vết đào sới. Những bãi phế liệu bề bộn chất cao như núi khiến tôi thấy rùng mình. Tứ đó, tôi không muốn nhìn quang cảnh nữa, tranh thủ chợp mắt một lát cho khỏe. Xe dừng bác Sáu kêu tôi dậy. Mọi người hối hả xuống hàng tôi vẫn còn ngơ ngác.

    Đẩy cửa cabin bước xuống, tôi ngạc nhiên vô cùng. Trước mắt tôi là một cánh đồng lúa xanh mênh mông bát ngát. Màu xanh của lúa non trải dài đến tít tấp chân trời. Tôi vô cùng ngỡ ngàng khi biết mình đang đứng giữa cánh đồng lúa bên bờ sông Tiền. Trước mắt tôi, màu xanh trải dài bất tận. Cánh đồng rộng dường như không có giới hạn nào. Tôi nhìn theo con sống lúa rượt đuổi nhau đến tận chân trời. Xa xa, hàng dừa cao vút, mấy lũy tre xanh che bóng những ngôi nhà nhỏ. Con kênh, dẫn nước thẳng tấp như một đường thẳng tấp như một đường thẳng kẻ ngang cánh đồng như nối chân trời với con sông Tiền.

    Tiếng gọi của bác Sáu khiến tôi giật mình. Bác giục tôi lên xe vì chuyến hàng đã được bốc giỡ xong. Chiều tối hôm ấy, chúng tôi đánh xe ghé thăm nhà ngoại. Thấy tôi về, ngoài mừng lắm. Bữa tối hôm ấy ngoại đãi chúng tôi một bữa ăn nhớ đời biết bao món ngon vật lạ. Ngoại bảo: – Mấy khi các cháu xuống thăm, phải khoản đãi một bữa ăn cho biết hương vị Miền Tây. Thú thật những món ấy tôi chưa từng nhìn thấy bao giờ đây là lần đầu tiên tôi được thưởng thức.

    Ấn tượng nhất với tôi nhất là món đuông dừa chấm nước mắm nhỉ. Những con đuông dừa xấu xí còn ngoe ngoảy ở trong xô tôi thấy cảm thấy kinh hải. Ông ngoại lấy tay bóc ra một con, dơ lên cao, cười khì khì bảo: – Các món này phải ăn lúc còn sống mới ngon. Nói rồi ông thả con đuông vào chén nước mắm, một tay cầm đũa nhấn chìm nó xuống một tay cầm sẵn quả sung non một cái phặc hết sức thích thú. Thấy ông ăn, tôi không còn muốn ăn thêm nữa dù trên bàn các món chưa được dùng bao nhiêu.

    Đêm ấy, ngoại chuẩn bị dàng câu để ông, bác Sáu, chú Lâm và tôi đi câu. Chúng tôi dong suồng xuống ngã ba sông, buộc chặt con xuồng vào gốc tràm ngoại lập tức bày binh bố trận. Tôi ngồi cùng xuống với chú Lâm chờ đợi. Ngoại bảo muốn câu được cá thì phải lựa đúng chỗ câu mới có cá. Đây là ngã ba nơi con nước giao nhau, phù du nhiều, cá tìm đến ăn nhiều lắm. Trong lúc đợi cá cắn cau, ngoại kể cho tôi nghe biết bao nhiêu loại cá tôi cũng không nhớ hết nữa. Gió thổi mát quá lại bởi đi xe từ sáng đến giờ nên tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay.

    Đến khuya ngoại gọi tôi dậy. Tôi dụi mắt thức dậy phía mạng xuồng một lưới cá lao xao. Ngoại ra hiệu cho tôi giữ im lặng vì cá đang cắn mồi. Trời ơi, không chỉ một con cắn câu mà có tới bốn năm con cùng một lúc. Ngoại bình tĩnh gôm mấy cái cần câu lại, rồi bất ngờ giật mạnh, năm con cá lao lên khỏi mặt nước cố tìm đường chạy trốn nhưng không thể nào thoát khỏi, lưỡi câu của ngoại tóm gọn 5 con cá chỉ trong vài nốt nhạc gỡ lưỡi câu khỏi miệng chúng rồi ném vào khung lưới.

    Câu được cá to không có gì lạ. Nhưng cùng một lúc có thể giật 5 con cá như ngoại thì quả là chuyện xưa nay hiếm thấy. Đêm ấy 2 xuồng cân được 10kg cá. Bác Sáu mang cả về thành phố vì dưới quê cũng chẳng ai ăn. Dù không câu được con cá nào nhưng đó cũng là một chuyến đi đáng nhớ trong đời tôi. Miền Tây huyền bí còn ẩn chứa bao nhiêu bí mật mà tôi chưa từng biết đến. Chuyến đi ngắn ngủi nhưng đã giúp tôi có nhiều trải nghiệm thú vị và ý nghĩa. Nhất định sẽ có một ngày tôi sẽ trở lại nơi đây với một hành trình vĩ đại.