Mỗi bữa ăn của bé có thói biếng ăn hay ăn ngậm là bố mẹ như đánh vật với con vậy. Có rất nhiều mẹ đã thử các cách, làm theo các hướng dẫn mà không ăn thua, chiến dịch nhồi nhét trong mỗi bữa ăn khiến bố mẹ phải vận dụng hết sức kiên trì của bản thân mà nhiều khi còn phi khoa học. Vậy có cách nào cải thiện tình hình này không? Làm sao để bé yêu bỏ thói ăn ngậm? Dưới đây là một số mẹo giúp cải thiện tình hình ăn ngậm của bé mình đã tổng hợp lại, các mẹ tham khảo nhé! Bỏ đói con hoặc ép con đi vào nề nếp Nghe có vẻ rất phi khoa học, nhưng nhiều mẹ đã thử áp dụng cách này và thấy rất hiệu quả. Bỏ đói cũng là một kinh nghiệm thành công của các mẹ có con ngậm quá lâu. Khi con ngậm, mẹ dẹp bữa ăn đi và không lăn tăn bổ sung thêm gì. Đến bữa sau, bé đói nên ăn rất nhanh và hào hứng. Tuy nhiên cách này thường chỉ có tác dụng vào sau bữa bị bỏ đói. Vì vậy, tốt nhất là các mẹ điều chỉnh lịch ăn của con sao cho các bữa không quá gần nhau, khibé chưa kịp tiêu hóa hết năng lượng nạp vào. Một cách khác được mẹ Trà My chia sẻ: “ Buổi sáng ngủ dậy, mình ép bé ăn 1 bát bún (miến, phở, cháo…) đầy, nhiều thịt, rau. Sau đó 30 phút mình cho uống 1 bình sữa. Mình mua rất nhiều đồ ăn vặt về để đầy bàn, đầy tủ để kích thích thèm ăn của bé, cho bé ăn vặt thoải mái, bừa bãi, thích ăn bất cứ lúc nào cũng được, miễn là ăn. Từ pho mai, xúc xích, sữa chua, váng sữa, bánh, kẹo, nước ép, hoa quả… lúc nào cũng chật ních tủ. Mình bày ra rất nhiều món ngon để rủ rê bé nấu cùng, rồi rủ rê bé ăn cùng giống như chơi đồ hàng, nhưng là nấu thật, ăn thật. Dù con có ăn vặt ngang dạ cỡ nào, bữa trưa mình lại ép bé 1 tô cơm đầy đủ rau, thịt… Bé ăn ngậm, ăn rất lâu, cả tiếng mới hết, mình để sẵn cái roi (như mẹ Hổ bên Tàu), cứ ngậm là mình vụt. Mình và bé học đếm, mình giao hẹn đếm đến 1 con số hợp lý là bé phải nuốt xong, không là mình tét đít. Bé cũng chạy đua với mình, vì ăn đòn đau rồi nên biết sợ. Mình áng chừng, khi thấy bụng con no rồi sẽ cho nghỉ, rồi theo dõi con, một lúc sau thấy con ăn thử cái kẹo, rồi thử cái bánh, xong nếm miếng mít, uống vài ngụm nước ngọt… Đến giờ ngủ, mình ép bé uống 1 ly sữa nhỏ từ 50 đến 100ml. Chiều, mình cho bé ăn bữa phụ, cháo, mì, bún, chút hoa quả rồi để kệ bé, cho bé thích ăn vặt gì thì ăn, mình không cấm. Bữa tối mình vẫn tiếp tục nhồi nhét bé 1 bát cơm đầy, rồi mình lại để tự do cho con ăn vặt ngay sau đó, kể cả sắp đến giớ đi ngủ. Chỉ vài ngày sau đó, bé bắt đầu ăn nhiều hơn, tất nhiên ăn vặt cũng vô tội vạ hơn, cái gì bé cũng muốn nếm thử, khả năng cảm nhận và đánh giá ẩm thực của bé tăng level rất nhanh. Sau 2 tháng mình áp dụng cách này, con từ 14kg lên gần 19kg. Lúc này mình không ép nữa, cũng không ngay lập tức cắt các suất ăn vặt của con. Rất bất ngờ, con mình tự đi vào khuôn khổ, sáng ngủ dậy con ăn 1 bát đầy đồ ăn sáng, bất kể đó là món gì, bé đều tự ăn một cách thích thú, ngon miệng, không cần ai nhắc nhở. Dần dần, bé nhà mình cũng tự bỏ thói quen ăn vặt (vì cơ thể bé đã đủ chất, và bé ăn mãi mấy món đó cũng chán miệng rồi nên không thích ăn nữa). Bé chỉ ăn chủ yếu các bữa chính, ăn sữa chua và hoa quả các bữa phụ, mình cũng hay cùng bé làm các món tráng miệng ngon nên bé rất thích ăn. Từ đó đến giờ, bé nhà mình ăn rất tốt, luôn ý thức ăn hết khẩu phần, và biết tự chọn thực đơn cho mình. Ví dụ, buổi tối mình hỏi ý bé, bé sẽ yêu cầu sáng mai ăn món gì, trưa và chiều thích những món gì… và mỗi bữa ăn, bé ngồi vào bàn ăn ngoan, ăn nhanh, vừa ăn vừa khen ngon, khen mẹ với bà nấu ăn giỏi, rồi hứa hẹn sau này sẽ làm nhiều tiền mua nguyên liệu để nấu nhiều món ngon cho mẹ với bà ăn nữa”. Ăn kèm uống nước Khi bé ăn ngậm cũng có thể là do con nhợn ói khi phải nuốt cháo đặc hay cơm thô trong nhiều bữa liên tục. Các mẹ có thể khắc phục bằng cách cho bé nhấp một muỗng nhỏ nước canh hoặc nước lọc sau mỗi lần ăn, như thế sẽ giúp bé nuốt dễ dàng hơn. Bố mẹ nên để ý đến khẩu phần và sở thích của con để chế biến thức ăn cho phù hợp, thay vì cứ ép con ăn mãi một món cháo trong một thời gian dài. Tạo không khí gia đình cho bé Bố mẹ thường có thói quen cho các bé ăn trước bữa ăn gia đình để “ toàn tâm toàn ý” chăm sóc bữa ăn cho con, khi gia đình ăn được nhàn, bé không “phá” và không phải thu dọn “ bãi chiến trường” do con bày ra, nhưng đây là một việc không đúng tâm ý của bé chút nào ấy nhé. Cũng giống như bố mẹ, bé cũng muốn có không khí gia đình, cũng muốn được ăn cùng bố mẹ. Học hỏi, bắt chước người lớn là một kỹ năng mà các bé cập nhật rất nhanh. Vì vậy, thay vì cho con ngồi ăn một mình, bạn hãy thu xếp để bé ăn cùng gia đình hoặc bạn ăn cùng lúc cho bé ăn. Vừa ăn vừa trò chuyện, vừa bày bé nhai, nuốt… vừa cổ vũ, động viên bém như thế các bé sẽ ăn được nhiều hơn và thích thú hơn đấy. Loại bỏ 1 số thói quen xấu dẫn đến thói ăn ngậm của con Xem ti vi hoặc nghịch điện thoại, xem hoạt hình trên ipad: Đây là thói quen rất nhiều gia đình mắc phải. Do khi xem ti vi hoặc nghịch điện thoại, xem hoạt hình trên ipad , các bé thường rất ngoan, không quấy nhưng đồng nghĩa thường làm bé mất tập trung, sẽ nuốt chửng thức ăn theo quán tính hoặc ngậm cứng mà không nuốt. Lâu dài lại trở thành thói quen, khi không có tivi bé vẫn ngậm. Vì thế, đến bữa ăn, bạn chỉ nên cho bé tập trung vào khay thức ăn thôi nhé. Phải tập cho các bé những thói quen tốt ngay từ nhỏ để bé luôn đi vào nề nếp. Không cho con tự ăn: Nhiều bố mẹ nghĩ rằng, chăm sóc con và yêu con thì phải chăm từng li từng tí một, từng miếng cơm cũng phải xúc cho con và không cho con tự ăn vì lo con không ăn, xúc đi hay sợ con bày ra khắp phòng, nhưng đây là một suy nghĩ không đúng. Bởi vì, nó có thể là một trong những nguyên nhân khiến bé không hứng thú với ăn uống, hãy thử cho bé tự xúc ăn, tự bốc, cầm nắm thức ăn… sẽ làm bé thích thú và ăn uống nhanh hơn. Trộn chung các loại thức ăn: Bố mẹ thường trộn chung các loại thức ăn rồi xúc cho bé ăn hoặc làm hỗn hợp cháo bắt bé ăn hàng bữa, hàng ngày. Điều này khiến bé ngán ngẩm thức ăn và bữa ăn dường như trở nên cực kỳ vất vả với cả mẹ lẫn mẹ. Thay vì trộn chung, hãy thử để riêng các nhóm thực phẩm, cá/ thịt băm riêng, cháo trắng/ cơm 1 chén riêng, rau củ 1 chén riêng… và bạn cho bé ăn như người lớn, các nhóm rau củ hay thịt cá xé nhỏ đòi hỏi bé phải nhai mới nuốt được, vì thế sẽ kích thích bé hơn. Cho bé tham gia vào môi trường tập thể Cho bé tham gia vào môi trường tập thể sẽ giúp bé phát triển toàn diện hơn, tránh được nguy cơ tự kỷ, giúp béhòa đồng hơn đồng thời giải quyết vấn đề ăn ngậm ở một số trẻ. Môi trường tập thể ở lớp, tâm lý sợ cô giáo, dinh dưỡng vừa phải ở trường, hoạt động nhiều hơn và ngủ ít hơn làm bé tiêu hao năng lượng nhiều hơn… sẽ làm bé mau đói và nhanh chóng bỏ “tật” ngậm. Trẻ biếng ăn và ngậm ăn do nhiều nguyên nhân. Có thể là do tâm lý ( bị ép ăn, phải ngồi một chỗ từ đầu đến cuối bữa ăn, không có không khí gia đình, bố mẹ cho thuốc vào thức ăn khiến bé bị sợ thức ăn…), cũng có thể do bố mẹ chế biến thức ăn không hợp khẩu vị của bé khiến bé không muốn ăn, thời gian chuyển tiếp chế độ ăn không phù hợp ( ăn dặm quá sớm, ăn cơm quá sớm khi trẻ chưa đủ răng để nhai…), hoặc cũng có thể do các triệu chứng bệnh lý, sinh lý… Bố mẹ cần tìm hiểu và theo sát mỗi bữa ăn của con để kịp thời tìm ra nguyên nhân vì sao trẻ lại biếng ăn, vì sao trẻ lại ăn ngậm để giải quyết vấn đề một cách tối ưu. Chăm sóc con là một quá trình vất vả và cần nhiều thời gian, tâm huyết cũng như kiên nhẫn. Con cái là niềm hạnh phúc của bố mẹ, hãy chăm sóc con thật mạnh khỏe và đúng cách để con phát triển thật toàn diện nhé! Chúc mẹ khỏe, bé yêu!