Làm sao để có thể sinh đôi?

  1. Tác giả: LTTK CTV16
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Rất nhiều cặp vợ chồng có mong muốn sinh đôi để cùng một lúc được chăm sóc 2 đứa trẻ, nhìn chúng lớn lên cùng nhau, được chăm sóc như nhau nhưng có thể sẽ phát triển theo những cách khác nhau. Một số bà mẹ vì rất sợ cảm giác đau đẻ nên muốn được mang thai một lần nhưng lại có 2 đứa con yêu như trong mong ước. Và câu hỏi đặt ra là làm sao để có thể sinh đôi?

    [​IMG]

    Tìm hiểu một số thông tin về sinh đôi

    “ Sinh đôi hay song sinh là hiện tượng sinh con sau khi mang hai thai cùng một lúc. Hai thai có thể cùng giới tính hay khác giới tính. Đa thai chỉ hiện tượng mang nhiều hơn một thai cùng lúc. Trẻ sinh đôi thường được sinh ra liên tiếp nhau nhưng không nhất thiết như thế. Vì tử cung người mẹ có hạn nên khi mang đa thai thời gian mang thai thường ngắn hơn thời gian mang thai bình thường (chỉ khoảng 37 tuần, ngắn hơn bình thường 3 tuần). Trẻ sinh sớm có thể có vấn đề về sức khỏe nên trẻ sinh đôi thường được chăm sóc đặc biệt ” – kiwi pedia
    Sinh đôi, là một trứng sau khi đã thụ tinh, tự phân chia làm 2 tế bào toàn năng riêng biệt và rồi sau đó sẽ tự phát triển thành 2 cá thể riêng rẽ. Về mặt di truyền, trẻ sinh đôi cùng trứng có bộ gen giống nhau. Tuy nhiên trong quá trình phát triển, môi trường có thể tác động làm cho đặc điểm bề ngoài và tính cách của chúng khác nhau cũng như làm cho một gen nào đó thể hiện ra kiểu hình hoặc không. Sinh đôi có thể là cùng trứng hoặc khác trứng:
    • Sinh đôi cùng trứng: Là hiện tượng trứng sau khi được thụ tinh đột nhiên tách làm đôi rong giai đoạn hợp tử rồi phát triển thành 2 phôi, sau thành hai cơ thể, chúng hoàn toàn giống nhau về hình thức, giới tính và tính kháng nguyên. Cả hai bào thai có thành phần và cấu trúc nhiễm sắc thể hoàn toàn giống nhau. Cặp sinh đôi cùng trứng cũng ở trong cùng một nhau thai.

    [​IMG]

    • Sinh đôi khác trứng hay còn gọi là sinh đôi giả: do trong một chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể người phụ nữ lại có 2 quả trứng chín và rụng cùng lúc, chúng đều được thụ tinh bởi hai tinh trùng khác nhau của người bố. Hai cơ thể này sau khi ra đời có thể không cùng giới tính và chỉ giống nhau như hai anh em ruột mà thôi. Những đứa trẻ sinh đôi này có những đặc tính riêng biệt và có bộ nhiễm sắc thể khác nhau, giống như trường hợp anh, chị, em bình thường. Trong bụng mẹ, cặp sinh đôi khác trứng sẽ nằm trong hai nhau thai riêng biệt.

    [​IMG]

    Theo ước tính có khoảng 125 triệu cặp sinh đôi và nhóm sinh ba trên thế giới (khoảng 1.9% dân số thế giới) và 10 triệu cặp sinh đôi cùng trứng (khoảng 0.2% dân số và 8% các cặp song sinh). Tại Úc, tỷ lệ có hơn một con trong một lần sinh là 1.6% và trong số đó 98% là sinh đôi. Trong tự nhiên, tỷ lệ có sinh đôi là khoảng 1/89. Hầu hết những cặp sinh đôi là sinh đôi khác trứng, kết quả của 2 trứng được thụ tinh cùng lúc.
    Làm sao để có thể sinh đôi?

    1. Sử dụng thuốc hỗ trợ cho việc có thai hoặc tiến hành những phương pháp hỗ trợ kiểu như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF)
    Theo nghiêm cứu và kiểm nghiệm, đa số các phương pháp hỗ trợ mang thai đều tăng khả năng có thai đôi (cùng trứng hoặc khác trứng) hoặc đa thai. Không phải các phương pháp điều trị hiếm muộn đều chắc chắn cho kết quả đa thai, nhưng đa số các phụ nữ có đa thai đều đã từng trải qua một trong các phương pháp điều trị hiếm muộn. Nguyên do:
    • Các loại thuốc điều trị hiếm muộn thường kích thích buồng trứng, giúp cho xảy ra hiện tượng rụng nhiều trứng cùng một lần. Tỉ lệ trung bình là khoảng 20-25% phụ nữ sử dụng thuốc kích thích tiết hormone sinh dục được đậu thai đôi hoặc đa thai.
    • Thụ tinh trong ống nghiệm cũng cho kết quả tương tự, vì người ta phải bơm nhiều phôi vào tử cung của người phụ nữ để gia tăng khả năng đậu thai ( theo người dịch : nhưng theo một số thông tin mới cập nhật gần đây, ngành phụ sản của một số nước như Mỹ, Thụy Điển … đã chứng minh là chỉ cần bơm 1 phôi vào tử cung thì khả năng đậu thai cũng bằng với việc bơm nhiều phôi vào tử cung).
    • Các phương pháp điều trị khác cũng nhiều khả năng đa thai tương đương ngoại trừ 1 phương pháp: “bơm tinh trùng” có thể không dẫn đến đa thai, nhưng các phụ nữ được “bơm tinh trùng” lại cũng thường được cho uống thuốc kích thích rụng trứng rồi.

    [​IMG]

    2. Sinh con khi đã lớn tuổi
    Vào thời kỳ tiền mãn kinh, buồng trứng của phụ nữ rụng nhiều trứng hơn mỗi kỳ và cơ thể tiết ra nhiều nội tiết tố oestrogen cũng khiến tăng khả năng thụ tinh một cách bất thường. Các nghiên cứu về khả năng sinh sản chứng minh rằng thai sinh đôi xảy ra phổ biến hơn với phụ nữ ngoài 35 tuổi. Điều này chỉ đúng với sinh đôi khác trứng.
    Song tuy nhiên, khoa học đã chứng minh, sang tuổi 35, những nàng trứng “chất lượng” của bạn giờ đây không còn nhiều như trước nữa. Chưa kể đến chuyện chất lượng “tinh binh” của chồng bạn cũng giảm xuống đáng kể. Nếu ở tuổi 30, khả năng thụ thai ở mỗi chu kỳ của bạn là khoảng 20%, một con số khá thấp thì sang 35 tuổi, con số này còn giảm hơn nữa. Ngoài ra, khi mang thai sau tuổi 35, mang thai ở tuổi 35 dễ gặp những rủi ro như tiền sản giật, sảy thai, sinh non, u sơ tử cung, nhau thai bất thường… Tỷ lệ rủi ro bất thường ở những phụ nữ mang thai ở tuổi 35 là khoảng 1/180, tỷ lệ mắc bệnh Down là khoảng 1/350, nguyên nhân là do chất lượng trứng cũng như nội tiết tố của phụ nữ trong độ tuổi 35 không còn ổn định như trước nên những phôi thai có vấn đề về nhiễm sắc thể cũng xuất hiện nhiều hơn, dẫn đến khả năng sinh con bị khuyết tật tăng cao.
    Vì vậy, những bà mẹ có ý định sinh con ở tuổi 35 hoặc sau đó, cần cân nhắc kỹ và có những biện pháp an toàn cho cả mẹ và thai nhi theo chỉ dẫn nghiêm ngặt của bác sỹ.

    [​IMG]

    3. Yếu tố di truyền
    Sinh đôi có di truyền theo gia đình, nhưng khuynh hướng có sinh đôi chỉ đi kèm với người mẹ và phụ thuộc vào lịch sử gia đình của người mẹ. Bất cứ phụ nữ nào cũng có thể có sinh đôi cùng trứng và lịch sử gia đình không ảnh hưởng đến vấn đề này.
    Người gốc Phi/Mỹ bản địa. Phụ nữ của những sắc tộc này thường có tỷ lệ có sinh đôi cao hơn bình thường.
    Phụ nữ cao thường có sinh đôi hơn bình thường.

    4. Mang thai nhiều lần
    Các nguyên cứu cho thấy, những phụ nữ đã có con thường có tỷ lệ sinh đôi cao hơn ở lần mang thai sau. Càng có thai nhiều lần thì khả năng có sinh đôi càng cao. Những phụ nữ đã từng có sinh đôi có tỷ lệ sinh đôi ở lần sau cao hơn người thường.

    [​IMG]

    5. Mang thai khi dừng sử dụng thuốc ngừa thai
    Trong vài kỳ kinh đầu tiên sau khi ngừng dùng thuốc ngừa thai, cơ thể người phụ nữ sẽ trải qua một giai đoạn điều chỉnh nội tiết tố và từ đó tăng khả năng có sinh đôi.

    6. Cho con bú
    Theo một nghiên cứu, phụ nữ đang cho con bú là thời kỳ màu mỡ nhất để có nhiều khả năng khiến bạn mang bầu sinh đôi. Vì thế, hãy chú ý chăm sóc trẻ mới biết đi của bạn trong khi bạn đang cố gắng để thụ thai sinh đôi tự nhiên.

    [​IMG]

    7. Dinh dưỡng
    Hãy sử dụng sản phẩm bổ sung axit folic khoảng một tháng trước khi mang thai để tăng khả năng sinh đôi.
    Hàu có nhiều kẽm giúp hỗ trợ quá trình sản sinh tinh trùng. Càng có nhiều tinh trùng khỏe mạnh thì khả năng số tinh trùng thụ tịnh được trên một trứng càng cao. Bạn có thể khuyên chồng ăn nhiều hàu và dùng các sản phẩm bổ sung kẽm, hàm lượng vừa đủ cho một ngày là 14 mg. Rau xanh, ngũ cốc, bánh mì, các loại hạt và mầm gạo là những nguồn cung cấp kẽm rất dồi dào.

    [​IMG]

    Những phụ nữ với chỉ số cân nặng BMI trên 30 có xác suất sinh đôi cao hơn. Nhưng hãy cẩn thận với phương pháp này khi bạn có thai ở tuổi từ 20-25, chỉ số 30 sẽ khiến bạn thừa cân và có hại cho sức khỏe.
    Ăn nhiều khoai lang/khoai tây ngọt: Theo các kiểm chứng thực tế, phụ nữ sống ở vùng nào sử dụng nhiều khoai lang trong bữa ăn sẽ có tỷ lệ sinh đôi cao hơn bình thường. Có thể đó là do một số chất hóa học có trong khoai lang giúp hỗ trợ quá trình rụng trứng.