Lịch sử 6 Bài 16: Ôn tập chương I và chương II

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết

    1. Dấu tích của sự xuất hiện những người đầu tiên trên đất nước ta đến thời kỳ dựng nước Văn Lang, Âu Lạc?

    Địa điểmThời gianHiện vật
    Hang Thẩm Hai – Thẩm Khuyên (Lạng Sơn)Hàng chục vạn nămChiếc răng của Người Tối cổ
    Núi Đọ (Thanh Hóa)
    Xuân Lộc (Đồng Nai)
    40 – 30 vạn nămCông cụ bằng đá của những người nguyên thủy được ghè đẽo thô sơ
    Phùng Nguyên, Cồn Châu Tiên, Bến Đò4000 – 3500 nămNhiều công cụ đồng thau
    2. Xã hội nguyên thủy trải qua những giai đoạn nào?

    Giai đoạnĐịa điểmThời gianCông cụ sản xuất
    Người Tối cổSơn ViHàng chục vạn nămĐồ đá cũ, công cụ đá ghè đẽo thô sơ.
    Người tinh khôn , giai đoạn đầu.Hoà Bình, Bắc Sơn40 – 30 vạn nămĐồ đá giữa và đồ đá mới, công cụ đá được mài tinh xảo
    Người tinh khôn giai đoạn phát triển.Phùng Nguyên4000 – 3500 nămThời đại kim khí, công cụ sản xuất bằng đồng thau, sắt.
    3. Những điều kiện dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc?

    • Vùng cư trú: mở rộng (rời khỏi hang động đến định cư ở vùng chân núi, thung lũng ven khe suối, vùng đồng bằng ven các con sông lớn, …)
    • Cơ sở kinh tế: phát triển, công cụ được cải tiến, sự phân công lao động
    • Quan hệ xã hội: hình thành bộ lạc, chiềng chạ, sự phân hóa giàu nghèo.
    • Nhu cầu thủy lợi,bảo vệ mùa màng, chống ngoại xâm.
    4. Hiện vật tiêu biểu cho văn minh Văn Lang-Âu Lạc

    • Trống đồng
    5. Công trình tiêu biểu cho văn minh Văn Lang-Âu Lạc

    • Thành Cổ Loa.
    6. Truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ nói lên

    • Cội nguồn của dân tộc.
    7. Truyền thuyết Sơn Tinh –Thủy Tinh nói lên điều gì?

    • Chống lũ lụt, bảo vệ mùa màng.
    8. Truyện thánh Gióng nói lên điều gì?

    • Truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta