Lịch sử 8 Bài 28: Trào lưu cải cách Duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết

    I. Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX

    • Chính sách đối nội, đối ngoại của nhà Nguyễn lỗi thời.Bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương mục rỗng.
    • Nông nghiệp,thủ công nghiệp, thương nghiệp đình trệ.Tài chánh cạn kiệt, đời sống nhân dân khó khăn.
    • Mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp gay gắt.
    • Khởi nghĩa nông dân bùng nổ.
    II. Những đề nghị cải cách ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ XIX

    1. Nguyên nhân phải cải cách đất nước

    • Do đất nước nguy khốn, xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân.
    • Muốn đất nước giàu mạnh.
    2. Nội dung cải cách

    • 1863-1871 Nguyễn Trường Tộ là nhà cải cách lớn của đất nước: 30 bản điều trần:chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị,mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục.
    • 1868: Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế: mở cửa biển Trà Lý
    • Đinh văn Điền: khai hoang,khai mỏ,phát triển buôn bán,chấn chỉnh quốc phòng.
    • 1872: Viện Thương Bạc xin mở 3 cửa biển miền Bắc, Trung để buôn bán với nước ngoài.
    • 1877- 1882: Nguyễn Lộ Trạch: chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.
    III. Kết cục của các đề nghị cải cách

    1. Mục đích

    • Cải cách để canh tân đất nước ; muốn đất nước giàu mạnh.
    2. Hạn chế

    • Mang tính chất lẻ tẻ rời rạc.
    • Chưa xuất phát từ cơ sở bên trong.
    • Chưa giải quyết mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp
    3. Kết quả

    • không thực hiện được do triều đình Huế phong kiến bảo thủ,từ chối cải cách.
    4. Ý nghĩa

    • Cải cách bị từ chối nhưng đã phản ảnh:
    • Gây tiếng vang lớn.
    • Tấn công vào tư tưởng bảo thủ.
    • Phản ảnh trình độ nhận thức của người Việt Nam.
    • Góp phần chuẩn bị cho sự ra đời của phong trào duy tân.
    5. Hậu quả của việc triều đình Huế từ chối cải cách là

    • Xã hội Việt Nam vẫn trong vòng bế tắc của chế độ phong kiến lạc hậu.
    • Cản trở sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa.
    • Đất nước lạc hậu, không phát triển.