Lịch sử 9 Bài 18: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết

    I. Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam 3-2-1930

    1. Lý do tiến hành Hội Nghị thành lập Đảng

    • Ba tổ chức cộng sản ra đời đã thúc đẩy phong trào cách mạng dân tộc,dân chủ ở nước ta phát triển mạnh mẽ.
    • Ba tổ chức cộng sản hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng với nhau.
    • Yêu cầu cấp bách của cách mạng Việt Nam là phải thành lập ngay một chính đảng thống nhất.
    2. Diễn biến của Hội nghị

    • Từ ngày 3đến ngày 7-2-1930 hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản họp tại Cửu Long (Hương Cảng -Trung Quốc) do Nguyễn Ái Quốc chủ trì thay mặt Quốc Tế Cộng Sản.
    • Nội dung của Hội nghị:
      • Hợp nhất ba tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất -Đảng Cộng sản Việt Nam.
      • Thông qua chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt ;Điều lệ vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ai Quốc soạn thảo.
      • Người ra Lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng.
      • 24-2-1930 Đông Dương Cộng sản liên đòan gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.
      • Chính Cương Vắn tắt, Sách Lược vắn tắt là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
      • Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản 1929 dẫn đến sự thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam là xu thế tất yếu của cách mạng Việt Nam vì:
      • Đáp ứng yêu cầu của cách mạng Việt Nam.
      • Khi chủ nghĩa Mác – Lê nin kết hợp với phong trào công nhân, phong trào yêu nước tất yếu sẽ dẫn đến sự ra đời của Đảng cộng sản .
    • Ý nghĩa: xem như Hội Nghị thành Lập Đảng
    II. Luận cương chính trị (10-1930)

    1. Tháng 10-1930, Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời họp

    • Đổi tên Đảng thành Đảng Cộng sản Đông Dương.
    • Bầu Ban Chấp hành Trung ương chính thức do Trần Phú làm Tổng bí thư.
    • Thông qua Luận Cương Chính trị do Trần Phú khởi thảo.
    2. Nội dung chính của Luận Cương chính trị

    • Hai giai đoạn của cách mạng Việt Nam là cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng xã hội chủ nghĩa.
    • Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền là lật đổ phong kiến và đế quốc.
    • Lực lượng cách mạng là liên minh công nông.
    • Phương pháp cách mạng là tập hợp quần chúng lãnh đạo đấu tranh, khi cách mạng xuất hiện sẽ vũ trang lật đổ chính quyền thống trị, giành chính quyền cho công nông.
    III. Ý nghĩa của việc thành lập Đảng

    • Là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở VN trong thời đại mới.
    • Là sản phẩm kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lê nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
    • Là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử của giai cấp công nhân VN và cách mạng Việt Nam - chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo.
    • Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới.
    • Là sự chuẩn bị đầu tiên có tính tất yếu, quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng và lịch sử dân tộc Việt Nam.