Logic Học - Chương 9 - Bài 2: Những hình thức cơ bản của tư duy biện chứng

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết

    Hình thức (thực chất là cấu trúc) và biện chứng (thực chất là mâu thuẫn và biến hóa mâu thuân) là hai mặt của cùng một bản chất thực tại. Tư duy phản ánh thực tại đương nhiên là có đặc trưng hai mặt đó. Song, do quan hệ tư duy - thực tại thực chất là mâu thuẫn thống nhất, cho nên hình thức và cả biện chứng đều bị phân đối mâu thuẫn: phạm trù hình thức bị phân đối thành (1)- hình thức của tư duy (thực chất là cấu trúc của tư duy), (2)- tư duy hình thức (thực chất là tư duy về hình thức của đối tượng) và phạm trù biện chứng cũng tương tự như thế bị phân đối ra thành: (1)- biện chứng của tư duy (thực chất là mâu thuẫn và biến hóa mâu thuẫn của tư duy), (2)- tư duy biện chứng (thực chất là tư duy về mâu thuẫn và biến hóa mâu thuẫn của thực tại).
    Tư duy biện chứng thể hiện qua tính chất biện chứng của khái niệm, phán đoán, lập luận, giả thuyết và các phương pháp tư duy.
    Khái niệm, phán đoán, lập luận và giả thuyết là những hình thức tư duy chung của tư duy hình thức và tư duy biện chứng. Nhưng ở tư duy hình thức thì những hình thức đó được triển khai theo nguyên tắc của tính đồng nhất trừu tượng và phi mâu thuẫn, còn tư duy biện chứng thì dựa trên tính chất biện chứng của khái niệm, thông qua sự vận động mâu thuẫn của hình thức tư duy mà đi sâu phản ánh bản chất bên trong của thế giới khách quan và của xã hội con người.

    1. Biện chứng của khái niệm và khái niệm biện chứng


    Khái niệm là "tế bào" và "mầm mống" ban đầu của tư duy biện chứng, một mặt nó cô động những thành quả nhận thức của con người, nó là hình thức kết tinh, tổng kết lịch sử tư duy con người, mặt khác, nó lại là khởi điểm mới của nhận thức của con người.
    Trong mâu thuẫn nội tại của khái niệm, bao hàm những mầm mống của mọi diễn biến của phán đoán, lập luận và hệ thống lý luận sau này. Đối với lôgic hình thức, khái niệm đồng nhất trong bản thân nó, không có mâu thuẫn bên trong. Trái lại. tư duy biện chứng lại coi nghiên cứu tính chất mâu thuẫn của khái niệm là tiền đề, là cơ sơ của hình thức và phương pháp tư duy biện chứng.
    Biện chứng của khái niệm, với hạt nhân của nó là mâu thuẫn biện chứng, là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập cấu thành khái niệm như chủ quan và khách quan, nội hàm và ngoại diên, trừu tượng và cụ thể, v.v.. Những mâu thuẫn biện chứng này vừa làm thành cơ sở của sự tồn tại, vừa trở thành nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển của khái niệm.
    Khái niệm là sự thống nhất của hai mặt đối lập chủ quan và khách quan, về mặt hình thức, khái niệm là chủ quan; về mặt nội dung, khái niệm là khách quan. Khái niệm là của con người, với tư cách là chủ thể nhận thức, là sản phẩm do con người tạo nên, trên ý nghĩa đó, khái niệm có tính chất chủ quan, về mặt nội dung, khái niệm phản ánh sự vật khách quan, do đó mà mang tính chất khách quan. Trong quá trình tư duy, bản thân khái niệm đã hình thành sự vận động mâu thuẫn của chính nó, quy đện cùng thì mâu thuẫn đó phản ánh sự vận động mâu thuẫn khách quan: Sự thống nhất của hai mặt đối lập lính chù quan và tính khách quan của khái niệm là diêm xuất phát của tư duy biện chứng.
    • Khái niệm là sự thống nhất của hai mật: Tính linh hoạt và tính xác định. Sự vật mà khái niệm phản ánh đều có máu thuần bên trong ban thân nó do đó mà luôn luôn vận động, biện hóa và phát triển.
    • Vì vậy khái niệm phải có tính linh hoạt, tính biến động, luôn luôn vận động, chuyển hóa. Nhưng tính linh hoạt của khái niệm trong tư duy hiện chứng không loại trừ tính xác định của khái niệm. Khái niệm trong tư duy biện chứng là sự phản ánh các quá trình cụ thể và các quan hệ cụ thể của sự vật khách quan, do đó mà có tính xác định.
    • Tính linh hoạt và tính biến đổi của khái niệm thể hiện ra ở nội dung của nó luôn luôn đổi mới trên cơ sở hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người. Từ đó, dẫn đến kết quả là phải vứt bỏ khái niệm cũ, hoặc là "cải tạo" khái niệm vôh có để tạo ra một khái niệm mới.
    • Tóm lại, đối với tư duy biện chứng, vận động của sự vật khách quan và của hoạt động thực tiễn con người là cơ sở khách quan hình thành tính linh hoạt của khái niệm. Tính ổn định tương đối của sự vật ở mỗi giai đoạn, trong mối quan hệ nhất định là cơ sỏ khách quan cho tính ổn định của khái niệm. Tính linh hoạt của khái niệm bao hàm tính xác định và có liên hệ với tính xác định, tính xác định của khái niệm bao hàm tính linh hoạt và có liên hệ với tính linh hoạt.
    Khái niệm là sự thống nhất của hai mặt tính trừu tượng và tính cụ thế. Khái niệm là có tính chất trừu tượng, nhưng sự trừu tượng khoa học lại phản ánh cái cụ thể khách quan một cách sâu sắc đúng đắn và toàn diện. Trong tu duy biện chứng, khái niệm không không là sự trừu tưọng làm mất đi nội dung phong phú của sự vật khách quan, mà là sự trừu tượng bao hàm nội dung cụ thể. Tư duy hiện chứng đòi hỏi phải chỉ ra mối quan hệ giữa lượng và chất của ngoại diên và nội hàm khái niệm. Trong logic hình thức, ngoại diên khái niệm càng rộng, thì nội hàm càng nghèo nàn còn ở lôgic biện chứng lại khẳng định ngoại diên khái niệm càng rộng thì nội hàm càng sâu sắc càng phong phú. chính vì nội hàm sâu sắc và phong phú mà khái niệm mói có the phản ánh sự vật được nhiều hdn và phong phú hơn.
    Ví dụ đối với lôgic hình thức thì khái niệm "vật chất," có ngoại diên rộng lớn nhất, nhưng nội hàm lại nghèo nàn nhất, nội hàm của nó chỉ có một đặc điểm là thực tại khách quan, còn tư duy biện chứng lại thấy đặc điểm thực tại khách quan có tính sâu sắc, nó đã chỉ ra bản chất của mọi sự vật hiện tượng của thế giới vô tận, nên nó là khái niệm nói lên sự thống nhất ở tính vật chất của thế giới. Mác nói: những sự trừu tượng nhất bao giờ cũng chỉ phát sinh trong điều kiện của một sự phát triển cụ thể phong phú. trong sự phát triển này, cũng một tính chất ấy thể hiện ra là chung cho nhiều loại hay là chung cho tất cả. Đối với tư duy biện chứng cái trừu tượng chung nhất cũng có nghĩa là cái cụ thể phong phú nhất.
    Khái niệm là sự thống nhất của cái chung và cái riêng. Lôgic hình thức đem cái chung và cái riêng được phản ánh trong khái niệm tách rời ra, còn tư duy biện chứng đòi hỏi cái chung và cái riêng được phản ánh trong khái niệm liên hệ và chuyển hóa cho nhau, đó là sự thống nhất của chúng. Trừu tượng khoa học sở dĩ là sự trừu tượng cụ thể đó là vì trong cái chung của nó đã bao hàm cái riêng.
    • Đối với tư duy biện chứng, việc khái quát rút ra cái chung từ những sự vật riêng lẻ, cụ thể sẽ không làm mất đi nội dung phong phú đa dạng của nó. Lênin, khi giải thích cái chung được phản ánh trong khái niệm khoa học đã dẫn ra câu nói của Hê ghen: "Không phải chỉ là cái phổ biến trừu tượng, mà là cái phổ biến bao hàm cả sự phong phú của cái đặc thù, cái cá thể, cái cá biệt". Lênin nhận xét đó là một tư tưởng "hay tuyệt".
    • Tư tưởng biện chứng sâu sắc đó đã nói lên khái niệm có sự thống nhất giữa cái chung và cái riêng là khái niệm cụ thể, khái niệm đó cơ bản khác với khái niệm trừu tượng, nghèo nàn đã làm mất đi nội dung phong phú của cái riêng. Do khái niệm là sự thống nhất cái chung và cái riêng, mà có thể phát triển thành phán đoán, thống qua phán đoán mối quan hệ giữa chủ từ và tân từ làm cho mâu thuẫn giữa cái chung và cái riêng được triển khai.
    • Tóm lại, chỉ có hiểu được mâu thuẫn bên trong của khái niệm mới có thể hiểu được sự vận động của khái niệm, từ đó mà hiểu các hình thức khác của tư duy biện chứng như phán đoán, lập luận...
    2. Biện chứng của phán đoán và phán đoán biện chứng

    Phán đoán là một hình thức tư duy phức tạp hơn khái niệm, được phát triển lên trên cơ sở mâu thuẫn của khái niệm. Khái niệm và phán đoán nương tựa vào nhau, một mặt, bất cứ phán đoán nào cũng đều được tạo thành từ hai khái niệm hoặc nhiều hơn nữa, do đó không có khái niệm thì không có phán đoán; mặt khác, nội dung của bất cứ khái niệm nào đều được thể hiện thống qua phán đoán, định nghĩa của mỗi khái niệm là một phán đoán hay một hệ thống phán đoán, do đó mà không có phán đoán cũng không có khái niệm.
    Phán đoán là sự phát triển của khái niệm hoặc là khái niệm được phát triển. Khái niệm là phán đoán ban đầu chưa được phát triển. Khái niệm và phán đoán đều là sự thống nhất của cái chung và cái riêng, chỉ có sự khác nhau là khái niệm và phán đoán ở vào những giai đoạn phát triển khác nhau của mâu thuẫn cái chung và cái riêng.
    Logic hình thức cổ điển nghiên cứu nhiều về phán đoán, nhưng lại không nghiên cứu mâu thuẫn khách quan đã phản ánh trong phán đoán và sự vận động vốn có của thế giới khách quan như thế nào; cũng không nghiên cứu mối liên hệ tác dụng của các loại hình phán đoán khác nhau trong quá trình nhận thức. Những điều đó sẽ được thực hiện trong lôgic biện chứng.
    Phán đoán trong lôgic biện chứng là phán đoán có nội dung phản ánh mâu thuẫn và sự phát triển của bản thân sự vật khách quan. Phán đoán trong lôgic biện chứng vạch ra mâu thuẫn bên trong của khái niệm nhìn chung có thể phân thành mấy loại như sau:
    • Biện chứng của chủ từ trang phán đoán biện chứng
      • Trong phán đoán này chủ từ là khái niệm mà phán đoán vạch ra mâu thuẫn bên trong của nó, còn tán từ là phương tiện để chỉ ra mâu thuẩn của chủ từ chỉ ra đối tượng được chủ từ phản ánh sẽ chuyển thành mặt đối lập với chính nó. Ví dụ khẳng định chính là phủ định, sản xuất tiêu dùng, tiêu dùng là sản xuất, đường thẳng là đường cong.
      • Các phán đoán đó đều mang tính hình thức mâu thuẫn "S là không phải S" nó chỉ ra sự thống nhất giữa chủ từ và tán từ trong sự đối lập của hai cái đó. Về thực chất phán đoán biện chứng thể hiện quan điểm về sợ thống nhất của các mặt đối lập Công Tôn Long thời Cổ đại ở Trung Quốc đã phát biểu một nghịch lý: "Bạch mã phi mã" (ngựa trắng không phải ngựa) chứng tỏ ông đã nhận thấy mâu thuẫn biện chứng trong phán đoán.
    • Biện chứng của tân từ trong phán đoán biện chứng
      • Đặc điểm của phán đoán này là tân từ phản ánh mâu thuẫn của đối tượng khách quan, bản thân khái niệm tân từ xuất hiện là một khái niệm mâu thuẫn hoặc khai niệm đối chọi. Ví dụ; "sự phủ định biện chứng vừa là khẳng định lại vừa là phủ định". "sự chuyển hóa của người có tiền tệ thành ra nhà tư bản phải tiến hành trong phạm vi lưu thông đồng thời lại không tiên hành trong phạm vi lưu thông".., Phản đoán tân từ trong lôgic biện chứng mang hình thức mâu thuẫn là: "S là P lại là không phải P". Ở dây, P và không phải P thể hiện quan hệ mâu thuẫn hay quan hệ đối chọi, do đó mà vạch ra một cách sâu sắc mâu thuẫn bèn trong của khái niệm.
    • Mâu thuẫn biện chứng giữa các phán đoán
      • Đây chính là sự thống nhất biện chứng của hai phán đoán: Phán đoán khẳng định và phán đoán phủ định. Ví dụ: "Vận động có học là dạng vận động mà vật thể trong cùng một thời điểm vừa ở chỗ này vừa không ở chỗ này". Ở đây gồm có hai phán đoán mâu thuẫn nhau: Một phán đoán là phán đoán khắng định: "vật thể ở chẽ này", phản ánh tính gián đoạn của vận động cơ giới; một phán đoán là phán đoán phủ định: "vật thể không ở chỗ này", phản ánh tính liên tục của vận động cơ giớì. Hai phán đoán đó kết hợp lại với nhau đã vạch ra thực chất của vận động có giới và nội dung biện chứng của khái niệm "vận động cơ giới".
      • Trong quá trình phát triển của khoa học có rất nhiều phán đoán bao hàm sự mâu thuẫn như vậy. ’’Ánh sáng vừa là hạt lại vừa là sóng", "sự sống là đang sống và cũng là đang chết", "Sinh vật sinh sôi nảy nở vừa có di truyển vừa có biến dị",.. Trong chủ nghĩa duy vật biện chứng bao hàm nhiều phán đoán mâu thuẫn như vậy: "thế giới vừa thống nhất vừa đa dạng", "sự vật luôn luôn vận động đồng thời cũng có đứng im tương đối". "Chân lý vừa có tính tuyệt đối vừa có tính tương đối". Những phán đoán bao hàm mâu thuẫn như vậy đều là những phán đoán khoa học đã được thực tiễn chứng minh, những phán đoán đó làm rõ những mâu thuẫn ỏ trong các khái niệm, làm cho các mâu thuẫn vốn ở trong trạng thái tiềm tàng được bộc lộ ra.
    Những phán đoán biện chứng chú trọng đến quá trình phát triển của thực tiễn và của nhận thức để vạch ra mối liên hệ giữa hình thức của các loại phán đoán, vạch ra hình thức phán đoán này chuyên hóa sang hình thức phán đoán khác, vạch ra quá trình phát triển từ những hình thức thấp đến những hình thức cao. Lôgic biện chứng đã chỉ ra sự phát triển của các hình thức phán đoán như sau:
    • Sự phát triển từ phán đoán cái nhiên (hoặc nhiên) lên phán đoán minh nhiên (thực nhiên) rồi lên phán đoán tất nhiên. Ở đây, đã vạch ra quá trình đi sâu của các hình thức phán đoán dựa trên cơ sở tính khả năng, tính hiện thực và tính tất nhiên quá trình phát triển khách quan của sự vật.
    • Sự phát triển từ phán đoán đơn nhất lên phán đoán đặc thù rồi lên phán đoán phổ biến. Ở đây đã vạch ra quá trình nhận thức của con người từ hiện tượng đơn nhất đi sâu vào bản chất của cái dặc thù rồi vào bản chất của cái phổ biến.
      • Ví dụ: "Ma sát sinh nhiệt" là một phán đoán đơn nhất, là điều mà con người thời tiền sử đã biết được. Sau đó trải qua một khoảng thời gian khá dài, đến năm 1842, Maye Giun và Cônđinh đã nêu lên phán đoán: "Mọi vận động cơ giới đều có thể do ma sát mà chuyên hóa thành năng lượng nhiệt". Đó là một phán đoán đặc thù. Sau đó 3 năm Maye lại đưa ra phán đoán: "Mọi hình thức vận động đều có thể và hơn nữa là tất yếu chuyển hóa thành hình thức vận động khác". Đây là phán đoán phố biến. Đến trình độ như vậy thì về nội dung và hình thức đều đạt tới mức độ phổ biến như nhau.
    • Phát triển từ phán đoán đồng nhất thành phán đoán mâu thuẫn biện chứng. Trong quá trình nhận thức của con người, thường lần lượt nhận thức từng mặt của mâu thuẫn, lần lượt đưa ra những phán đoán độc lập với nhau, mâu thuẫn với nhau, rồi sau mới đem những phán đoán đó kết hợp lại hình thành một phán đoán mâu thuẫn của tư duy biện chứng, vạch ra thực chất mâu thuẫn của đối tượng khách quan. Ví dụ, từ hai phán đoán mâu thuẫn nhau, tồn tại độc lập với nhau; "ánh sáng là hạt" và "ánh sáng là sóng" phát triển thành phán đoán mâu thuẫn hiện chứng; "ánh sáng vừa là hạt lại vừa là sóng". Như vậy, nếu không thừa nhận phán đoán biện chứng bao hàm mâu thuẫn thì không thể phản ánh đầy đủ toàn diện thế giới khách quan chứa đầy mâu thuẫn.
    • Giống như khái niệm, phán đoán cũng có tính biến đổi, cùng có đề ra phán đoán mới, vứt bỏ phán đoán cũ và "cải tạo" phán đoán cũ... Trong quá trình nhận thức luôn luôn có những nhận định mới phủ định những công thức cũ, phê phán những điểu đã nhận thức được... Đương nhiên tính linh hoạt và tính biến đổi của phán đoán không có nghĩa là con người có thể tùy tiện thay đổi một nhận định nào đó. Tính linh hoạt của phán đoán cũng thống nhất với tính xác định của nó. Sự biến dổi của phán đoán phải phù hợp với sự phát triển của bản thân sự vật khách quan và hoạt động thực tiễn của con người.
    • Như đã biết, lôgic hình thức cổ điển chỉ giới hạn trong phạm vi lôgic lưỡng trị chân lý, cùng với các quy luật lôgic hình thức giản đơn như luật đồng nhất: \(\forall x(x \leftrightarrow x)\), luật phi mâu thuẫn: \(\forall x(\overline {x \wedge \overline x } )\), luật bài trung: \(\forall x(x \vee \overline x )\)... đã giản đơn hóa biện chứng của tư duy nói chung, của phán đoán nói riêng.
    • Logic hình thức phi cô điển đã khác phục hạn chế đó bằng cách biện chứng hóa logic hình thức. Trước hết là thay thế nguyên lý lương trị chân lý bằng nguyên lý đa trị chân lý. Đa trị chân lý là phổ quát, lưỡng trị chân lý chỉ là trưòng hợp đặc biệt. Chân thực (đúng đắn) - giả dối (sai lầm) chỉ là những giả trị cực đoan của phán đoán. Giữa chúng có vô số giá trị trung gian gần chân thực (gần đúng) - gần giả dối (gần sai).
    • Nguyên lý đa trị chân lý thực chất là cơ sở của logic biện chứng và trở thành cơ sở của logic hình thức biện chứng hóa. Logic da trị, với tư cách một chuyên khoa logic hình thức phi cổ điển, được xây dựng từ đầu thế kỷ XX. Một trong nhũng người đi tiên phong, đó là Gi.Lucasêvích (J.Lukasiewicz). Vào năm 1920 ông đã xây dựng hệ logic đa trị đầu tiên đơn giản nhất, đó là logic tam trị.
    Cơ sở của logic tam trị là logic mệnh đề tam trị. Theo đó, bất cứ mệnh đề (phán đoán) nào cũng thừa nhận có ba giá trị chán lý:
    • (1)- chân thực (ký hiệu bằng số 1),
    • (2) - giả dối (ký hiệu bằng số 0),
    • (3) - trung gian ở giữa (ký hiệu bằng số 1/2).
    Các hàm mệnh đề (các phán đoán phức hợp) được định nghĩa như sau:
    Phép phủ định:
    P\(\overline P \)
    10
    1/21/2
    01
    Phép hội:
    \(p \wedge q\)11/20
    111/20
    1/21/21/20
    0000
    Phép tuyển:
    \(p \vee q\)11/20
    1111
    1/211/21/2
    011/20
    Phép kéo theo:
    \(p \to q\)11/20
    111/20
    1/2111/2
    1111
    Một hệ quả thú vị là các công thức đúng trong lôgic đa trị chỉ bao hàm một bộ phận công thức đúng trong lôgic lưỡng trị, nhiều công thức đúng trong lôgic lưỡng trị không còn đúng trong lôgic đa trị nữa,
    Thí dụ về những công thức đúng trong lôgic lưỡng trị vẫn còn đúng trong lôgic đa trị:
    (1) P → P
    (2) P → (q → P)
    (3) Công thức De Morgan
    \(\overline {p \wedge q} = \overline p \vee \overline q \)
    \(\overline {p \vee q} = \overline p \wedge \overline q \)
    Thí dụ về công thức đúng trong lôgic lưỡng trị, nhưng không còn đúng trong lôgic đa trị:
    (1) Quy luật phi mâu thuẫn: \(\overline {P \wedge \overline P } = 1\)
    (2) Quy luật bài trung: \(P \vee \overline P = 1\)
    (3) \((P \wedge \overline P ) \to q\)
    Theo nguyên lý biện chứng thì không có cái gì là nhất thành bất biến, tư duy nói chung và phán đoán nói riêng không nằm ngoài quy luật đó. Biện chứng của phán đoán không chỉ thể hiện bằng nguyên lý đa trị chân lý mà còn thể hiện bằng nguyên lý chân lý - một quá trình biến hóa mâu thuẫn. Không có chân lý vĩnh cửu, bởi vì chân lý là sự thống nhất mâu thuẫn giữa giá trị tuyệt đối và tương đối của nó.
    Như vậy, lôgic đa trị không chỉ phản ánh tính đa dạng của đối tượng (một đặc trưng quan trọng của phép biện chứng) mà còn vượt bỏ các quy luật lôgic đơn giản hóa của lôgic hình thức cổ điển, như quy luật phi mâu thuẫn, quy luật bài trung,v.v.. Lôgic hình thức đa trị đã thay thế vào đó những quy luật lôgic hình thức biện chứng hóa, như quy luật đồng nhất tương đối, quy luật giảm trừ phi mâu thuẫn, quy luật chấp trung, v.v..
    Quy luật biện chứng chung của quá trình nhận thức chân lý khách quan được Lênin tổng kết là từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ đó quay về với thực tiễn, khi vận dụng vào vấn đề biện chứng của phán đoán là sẽ có quy luật cụ thể sau đây: từ phán đoán cảm tính đến phán đoán lý tính và từ đó quay về với phán đoán thực tiễn - đó là đại lộ của biện chứng phán đoán. Theo nghĩa từ nguyên, phán đoán là sự thống nhất mâu thuẫn giữa hai năng lực tư duy: phán đoán là vừa phán (nhận định, quyết định) vừa đoán (giả định, giả thuyết), do đó đương nhiên nó vừa tuân theo lôgic hình thức vừa tuân theo lôgic biện chứng.
    Sự thống nhất giữa lôgic biện chứng và lôgic hình thức là cơ sở của lôgic học nói chung, của lôgic phán đoán nói riêng.

    3. Biện chứng của lập luận và lập luận biện chứng

    • Lập luận bao gồm suy luận và luận chứng, suy luận là quá trình vận động của tư duy rút ra phán đoán mới làm kết luận dựa trên cơ sỏ những phán đoán đã có làm tiền đề. Suy luận có mối liên hệ với khái niệm và phán đoán. Một mặt, phán đoán là sự triển khai mâu thuẫn giữa những khái niệm, và suy luận là sự triển khai mâu thuẫn giữa các phán đoán.
    • Trong quá trình suy luận, tính chất biện chứng của khái niệm được triển khai đầy đủ. Mặt khác, cùng với sự triển khai tính chất biện chứng và mâu thuẫn nội tại của khái niệm trong suy luận thì cũng làm phong phú và sâu sắc thêm nội dung của khái niệm và có thể tạo ra khái niệm mới. Do đó khái niệm, phán đoán và suy luận là tiền đề của nhau, là trung gian của nhau và trong điều kiện nhất định thúc đẩy lẫn nhau, chuyển hóa cho nhau.
    • Quá trình suy luận là hình thức tư duy từ tri thức đã biết rút ra được tri thức mới có thể nhận thấy tính sáng tạo của tư duy con người một cách rõ rệt. Con người dùng phương pháp suy luận đổ nhận thức những quá trình hiện thực không thể trực tiếp quan sát được. Chỉ cần có thể chứng thực những khâu quan trọng trong quá trình suy luận phức tạp qua thực tiễn, và tiến hành suy luận một cách hợp lôgic thì những phán đoán mới (kết luận) được rút ra, những khái niệm mới được nêu lên sẽ là đúng đắn, khoa học.
    • Hình thức suy luận khoa học không những phát hiện được mối liên hệ tất yếu của đối tượng hiện thực và quan hệ giữa các đối tượng mà còn có thê vạch ra xu thế phát triển tất yếu của sự vật, suy luận có thể nhìn trở lại quá khứ, tổng kết kinh nghiệm rút ra bài học, cũng có thể dự báo và suy đoán về tương lai.
    • Suy luận có tính sáng tạo tích cực như vậy, suy cho cùng, là dựa trên cơ sở tính quy luật của thế giới khách quan và hoạt động thực tiễn của con người. Suy luận khoa học phải xuất phát từ thực tế, dựa vào sự tồn tại của hiện thực, cùng phát triển với hoạt động thực tiễn của con người. Hình thức suy luận phải tuân thủ là những "cách thức" của lôgic, những "cách thức" này cũng được định hình trên cơ sở thực tiễn, là sự định hình tư duy về tính phố biến của bản thân thực tiễn.
    • Đồng thời muốn tiến hành suy luận một cách đúng đán cần phải phản ánh mối quan hệ giữa đơn nhất, đặc thù, phố biến của sự vật khách quan. Mâu thuẫn giữa cái chung và cái riêng trong khái niệm và phán đoán cũng vẫn tồn tại trong suy luận và đạt tới hình thức phức tạp hơn về mặt lôgic.
    • Trong hai phán đoán làm tiền đề của lập luận ba đoạn có bao hàm một khái niệm chung "khái niệm trung gian-M", suy luận thông qua vai trò môi giới của "khái niệm trung gian" làm cho hai phán đoán khác nhau thống nhất lại mà hình thành một phán đoán mối (kết luận), làm cho cái chung và cái riêng lại một lần nữa kết hợp với nhau thành một thể thống nhất.
    Ví dụ: hai phán đoán "quan hệ vật chất là thực tại khách quan không lệ thuộc vào ý thức" và "quan hệ sản xuất là một loại quan hệ vật chất" được liên hệ với nhau bởi từ giữa là "quan hệ vật chất", từ đó suy luận ra một phán đoán mới: "quan hệ sản xuất là thực tại khách quan không phụ thuộc vào ý thức". Cái riêng (quan hệ sản xuất) và cái chung (thực tại khách quan) kết hợp lại thành một thể thống nhất mới.
    • Ở đây sự vận động mâu thuẫn trong tư duy lôgic là từ sự thống nhất cái chung và cái riêng của khái niệm đi đến sự phân tách hai cái đó trong phán đoán rồi lại đi tới khôi phục sự thống nhất cái chung và cái riêng với hình thức cao hơn thông qua sự môi giới.
    • Các hình thức suy luận chỉ là sự phản ánh mối quan hệ cái đơn nhất, cái đặc thù và cái phố biến của hiện thực từ nhũng phương diện khác nhau, do đó hình thức của suy luận không phải là cái vỏ trống rỗng của tư duy mà là sự phản ánh mối hên hệ và quan hệ mâu thuần của sự vật, hiện tượng.
    • Lôgic biện chứng nghiên cứu quá trình suy luận là xem xét suy luận trong sự phát triển, biên hóa, trong sự vận động mâu thuẫn của khái niệm và phán đoán, do đó, coi suy luận là quá trình luôn luôn biến đối kết cấu bên trong của tư duy. Lôgic hình thức coi suy luận là sản phẩm của khái niệm vồ phán đoán có sẵn, do đó, không thế vượt qua được khuôn khổ lôgic của khái niệm đã có, không thể phá vờ kết cấu lôgic cũ và hình thành kết cấu lôgic mới. Nếu như sử dụng những khái niệm và phán đoán mà cơ học thế kỷ XVII, XVIII cung cấp làm tiền đổ thì không thể rút ra được lý luận mới về cơ học lượng tử và thuyết tương đối.
    • Suy luận lôgic phải bao gồm cả hoạt động thực tiễn, bao gồm cả nhũng khái quát về sự thực và những tài liệu mới mẻ, bao gồm cả nhũng tiền đề của thực tiễn. Tư duy biện chứng yêu cầu toàn bộ tiến trình suy luận lôgic phải nhất trí với quá trình phát triển của thực tại khách quan, lôgic chủ quan phải phù hợp với lôgic khách quan.
    • Suy luận là quá trình mâu thuẫn biện chứng. Trước hết và cơ bản là mâu thuẫn trong cấu trúc suy luận. Đó là mâu thuẫn giữa tiền đề và kết luận biểu hiện tập trung trong quan hệ giữa cái chung và cái riêng, giữa cái phổ biến và cái đặc thù, thông qua đó thể hiện mâu thuẫn của quá trình nhận thức: Giữa trừu tượng hóa và cụ thể hóa, khái quát hóa và chi tiết hóa, phàn tích và tổng hợp, khắng định và phủ định,... và cũng thống qua đó mà phản ánh các mâu thuẫn của thực tại khách quan: giữa số lượng và chất lượng, nội dung và hình thức, tất yếu và ngẫu nhiên, khả năng và hiện thực, bản chất và hiện tượng...
    • Mâu thuẫn biện chứng của suy luận còn bộc lộ giữa hai loại hình suy luận cơ bản. đó là giữa suy diễn và quy nạp. Sự thống nhất của hai quá trình đối lập này tạo thành chu trình suy luận. Trong chu trinh đó. suy dìẽn là một nửa chu trình, nửa kia là quy nạp. Con đường suy diẽn là đi từ tư duy lý luận (hay lý thuyết) đốn tư duy kinh nghiệm (hay quan sát và thực nghiệm), con đương quy nạp thì đi ngược lại.
    Lược đồ lôgic của chu trình suy luận hay chu trình quy - suy có dạng như sau:

    01.png

    Chu trình quy nạp - suy diễn này đóng kín cấu trúc lôgic hình thức trong phạm vi lý thuyết và kinh nghiệm cũ, nếu xuất hiện kinh nghiệm (hay thực nghiệm) mới, hoặc xuất hiện giả thuyết mới thì tính đóng kín lôgic hình thức cũ sẽ bị phá vỡ và tư duy lý luận rơi vào tình trạng khủng hoảng cho tới khi xây dựng được lý thuyết mới phù bợp với kinh nghiệm mới.
    Quy nạp - giả thuyết và suy diễn - giã thuyết là cặp mâu thuẫn biện chứng của quá trình phát minh chân lý khách quan mới. Đây là biểu hiện của mâu thuẫn biện chứng giữa lôgic và trực giác với tư cách là mâu thuẫn cơ bản của tư duy sáng tạo.
    Biện chứng của luận chứng biểu hiện tập trung ở sự mâu thuẫn thống nhất giữa suy luận và chứng minh (hay bác bỏ). Đây là hai quá trình trái ngược nhau: suy luận thì đi từ cái đã biết (tiền đề) đến cái chưa biết (kết luận) còn chứng minh thì ngược lại, đi từ cái biết (luận đề) thông qua cái đã biết là luận cứ để đến cái cần biết là luận đề như kết luận chân thực. Sự thống nhất mâu thuẫn này tạo thành chu trình lập luận. Một trong những mô hình của chu trình lập luận có dạng như sau.
    Chẳng hạn như mô hình của quá trình nghiên cứu trong sách phương pháp nghiên cứu chính trị học cho thấy rõ sự thống nhất mâu thuẫn giữa suy luận và chứng minh (hay bác bỏ) trong quá trình nghiên cứu khoa học.
    Toàn bộ chu trình lập luận có thể phân ra thành hai nửa chu trình: một nửa chủ yếu là suy diễn, còn nửa kia chủ yếu là quy nạp. Chứng minh (hay bác bỏ) như đã nói ở trên, có thể bằng suy diễn hoặc có thể bằng quy nạp hoặc có thể bằng kết hợp cả hai cùng với loại suy luận khác như loại suy.

    02.png

    4. Biện chứng của giả thuyết và giả thuyết biện chứng


    Giả thuyết là bước di cần thiết để dẫn tới lý luận khoa học... Giả thuyết và lý luận khoa học có mối quan hệ biện chứng vớ nhau.
    • Một mặt, giả thuyết và lý luận khoa học đều là hệ thống của những khái niệm, phán đoán, lập luận, đó là sự giống nhau của giả thuyết và lý luận khoa học.
    • Mặt khác, lý luận khoa học là hệ thống khái niệm phán đoán, lập luận đã được chứng minh là phản ánh đúng đắn hiện thực, còn giả thuyết thì chưa được thực tiễn chứng minh, đó là sự khác nhau giữa lý luận khoa học và giả thuyết. Một hệ thống lý luận nào dù có vẻ rất đúng đắn, nhưng nếu chưa được thực tiễn chứng mmh vẫn chỉ là giả thuyết, chưa phải là lý luận khoa học.
    Giả thuyết là hình thức tư duy mà trong quá trình nhận thức con ngưòi phải sử dụng. Con người trong quá trình nhận thức thế giới khách quan bao giờ cũng đi từ nông đến sâu, từ phiến diện đến toàn điện, từ thấp đến cao. Khi mà con người trong quá trình thực tiễn chưa có đủ tài liệu cần thiết để vạch ra bản chất của quá trình và hiện tượng, hoặc là khi con người chưa thể dùng phương tiện thực tiễn để kiểm nghiệm một kiến giải nào đó thì tư duy của con người dựa vào năng lực tưởng tượng của mình mà dự báo về bản chất của sự vật, như vậy là sử dụng hình thức giả thuyết.
    • Ăngghen nói: "Hình thức phát triển của khoa học tự nhiên, trong chừng mực mà khoa học này tư duy, là giả thuyết. Sự quan sát khám phá ra một sự việc mới làm cho không thể dùng được cách giải thích trước đây về những sự việc thuộc cùng loại ấy nữa. Thế là xuấi hiện sự cần thiết phải có những cách giai thích mới, lúc đầu chỉ dựa vào một số lượng có hạn sự việc và những điều quan sát được.
    • Tài liệu kinh nghiệm sau này sẽ chọn lọc lại những giả thuyết ấy, gạt bỏ những giả thuyết này, sửa đối những giả thuyết khác cho đến lúc, cuối cùng, quy luật được xác định dưới hình thức thuần khiết. Nếu như chúng ta muốn đợi cho dến khi những tài liệu cần thiết cho quy luật trở nên thuần khiết thì như thế có nghĩa là tạm đình chỉ những sự tìm tòi của tư duy cho tới lúc đó, và như thế cũng đủ dể cho chúng ta không bao giò có được quy luật".
    • Ở giả thuyết có sự thống nhất biện chứng giữa tính khoa học và tính giả định, tài liệu và quan điểm. Một mặt, giả thuyết là học thuyết có tính chât giả định trong điều kiện tài liệu không phong phú. Nó phải dùng sự suy đoán và năng lực tưởng tượng để gắn kết các tài liệu đó lại. Không có quá trình tưởng tượng và suy đoán sẽ không tìm ra được bí mật của hiện tượng mới.
    • Mặt khác, giả thuyết không phải là sự suy đoán vô căn cứ và củng không phải giả định càng nhiều càng tốt. Nêu ra một giả thuyết có ý nghĩa tích cực không thể mâu thuẫn với những quy luật và lý luận đã được chứng minh và cũng không được mâu thuẫn với những sự thực đã kinh qua kiểm nghiệm. Lấy nhu cầu thực tiễn làm cơ sở, dựa vào tài liệu khoa học nhất định, hạn chế tính phiên diện chủ quan, là thái độ cơ bản và phương pháp cơ bản để nêu ra giả thuyết khoa học. Hơn thế nữa, quá trình suy đoán và tưởng tượng để nêu ra giả thuyết cũng phải phù hợp với những quy luật tư duy lôgic đã được thực tiễn chứng minh. Chỉ có những giả thuyết phù hợp với những điều kiện nêu ở trên mới có tác dụng tích cực đối với sự phát triển của khoa học,
    • Sự phân biệt giữa giả thuyết và lý luận khoa học vừa xác định lại vừa không xác định. Giả thuyết chuyến hóa thành lý luận khoa học là một quá trình thống qua thực tiễn đê chứng minh. Xét đoán một giả thuyết có thể trở thành lý luận khoa học phải xem nó có khả năng được chứng thực haỵ không. Quá trình chứng thực này không chỉ là quá trình chứng minh lôgic mà căn bản hơn là quá trình chứng minh bằng thực tiễn. Việc chứng thực giả thuyết đòi hỏi những điều kiện dưới đây:
    • Vận dụng giả thuyết vào thực tiễn nếu như nhiều sự thực phù hợp với giả thuyết và không có sự thực đã biết nào mâu thuẫn với nó thì giả thuyết đó phản ánh đúng đắn quy luật khách quan.
    • Sự chuyển hóa của giả thuyết thành lý luận khoa học ngoài điều kiện giải thích còn có diêu kiện dự kiên, tức là những dự kiến khoa học, nếu như những dự kiến đó cuối cùng được thực tiễn kiểm nghiệm thì điểu đó xác nhận giả thuyết trở thành lý luận khoa học.
    • Giả thuyết trở thành lý luận khoa học là một quá trình biện chứng phức tạp. Phương pháp khoa học dùng để chứng thực giả thuyết đòi hỏi phải sử dụng toàn bộ tài liệu có liên quan và tiến hành thể nghiệm qua thực tiễn. Chỉ dựa vào những ví dụ và những tài liệu cá biệt mà không kháo sát môi liên hệ của những tài liệu đó và những tài liệu khác có liên quan thì không đủ điều kiện chứng thực giả thuyết, Thực tiễn bao giờ cũng là sự chứng thực cuối cùng đối với giả thuyết. Nhưng trong thực tiễn vẫn có khả năng xuất hiện những hiện tượng mới mà giả thuyết không giai thích được.
    • Như vậy việc chứng minh giả thuyết gặp rất nhiều khó khăn. Người ta đã có một phương pháp khác bổ sung cho phương pháp chứng thực giả thuyết, đó là phương pháp bác bỏ. Để bác bỏ một giả thuyết cần có một hoặc vài sự thực không phù hợp với giả thuyết là đủ. Tư duy biện chứng coi việc chứng thực giả thuyết và bác bỏ giả thuyết là hai mặt không thể tách rời nhau. Trong quá trình xác nhận giả thuyết, phát hiện giả thuyết không phù hợp với sự thực thì giả thuyết đó đã bị bác bỏ. Do kiểm nghiệm qua thực tiễn là một quá trình lịch sử vừa có tính xác định vừa có tính không xác định nên xác nhận giả thuyết là một quá trình phức tạp. Ngay những giả thuyết đã bị thực tiễn bác bỏ, nhưng không có nghĩa là phủ định những sự Lhực mà giá thuyết đó đã lấy làm căn cứ.
    Tính đóng kín tương đối của lập luận chỉ được bảo đảm trong vòng lý thuyết cũ và quan sát quen thuộc. Trường hợp xuất hiện sự kiện (thực nghiệm nói riêng) không quen thuộc có thể dẫn tới mâu thuẫn với lý thuyết cũ. Khi đó cần quy nạp - giả thuyết làm tiền đề cho lý thuyết mới.
    Quy nạp - giả thuyết có thể dẫn tới phát minh khoa học khi năng lực trực giác cực mạnh, hay nói theo cách nói của N. Bo phải đủ "điên rồ" để trở thành chân lý mới. Giả thuyết trực giác là xuất phát điểm của giả thuyết - diễn dịch để có được các: kết luận mới. Nếu quan sát (thực nghiệm nói riêng) xác nhận là chân thực thì có căn cứ để tin vào tính chân thực của nguyên lý mới. Sự tin tưởng này không đủ tất suy lôgic vì theo quy tắc modus ponens tình thái:
    a → b. b [​IMG]a
    Muốn tăng độ tin cậy phải quay vòng nhiều lần theo chu trình lập luận. Thực tiễn càng xác nhận bao nhiêu thì tính chân thực của nguyên lý mới càng cao bấy nhiêu. Luận chứng giả thuyết trở thành luận chứng lý thuyết.
    Biện chứng của luận chứng thực chất là quá trình phát triển mâu thuẫn, chuyển hóa từ luận chứng giả thuyết thành luận chứng lý thuyết và từ luận chứng lý thuyết cũ trở thành luận chứng lý thuyết mới. Cứ như thế mãi mãi. Vì bản chất của chân lý khách quan là quá trình mâu thuẫn thống nhất giữa chân thực và giả dối, giữa chân lý và sai lầm.
    C.PỐppơ đã phát hiện tính bất đối xứng về nguyền tắc giữa chứng minh và bác bỏ. Chứng minh tính chân thực mãi vẫn không xong: song chỉ cần một phản thí dụ điển hình là đủ đảm bảo bác bỏ sự giả dối. Chẳng hạn, phán đoán (luận đề) "mọi thiên nga lông đều trắng" phải được chứng minh mãi bằng nhiều bằng chứng thực tế. Nhưng chỉ cần một thí dụ điển hình trái ngược: "thiên nga ở Ôxtrâylia có lông màu đen", là đủ để bác bỏ phán đoán toàn thể nêu trên. Từ sau đó. phán đoán (luận đề) "một số thiên nga lông màu trắng" mói là hàng chân thực.
    Luận chứng và suy luận (tức là luận kết) thực sự là hai năng lực bổ sung cho nhau, tạo ra năng lực lập luận của tư duy đang nhận thức chân lý khách quan.
    Trong quá trình nhận thức của con người chúng ta cần phải nắm được mối quan hệ biện chứng giữa khái niệm, phán đoán, lập luận và giả thuyết. Như vậy mới có điều kiện để vận dụng phương pháp tư duy biện chứng để nhận thức và cải tạo thế giới.