Luận văn thạc sĩ - Sự nghiệp biên khảo, trước thuật của đông châu nguyễn hữu tiến

  1. Tác giả: LTTK CTV20
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Luận văn thạc sĩ - Sự nghiệp biên khảo, trước thuật của Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến

    Trong khoảng thời gian chuyển giao cũ mới đầu thế kỉ XX, Nguyễn Hữu Tiến (biệt hiệu Đông Châu) cùng Nguyễn Đỗ Mục, Phan Kế Bính, Nguyễn Bá Học... là những nhà Nho cuối mùa, những con người xuất thân từ cựu học không thể thành danh với sự nghiệp khoa bảng cũng không cam chịu cúi đầu làm nô bộc cho chế độ. Báo chí đối với họ đã trở thành sự nghiệp của cả cuộc đời. “Chính họ sẽ là những người tiến hành “tổng kiểm kê văn học truyền thống trên báo chí”, hoạt động tích cực trong địa hạt biên khảo, dịch thuật.”[19, 146]. Tên tuổi của Nguyễn Hữu Tiến gắn liền với các công trình biên khảo, dịch thuật. Đặc biệt sự nghiệp của ông cũng đáng chú ý ở chỗ gắn liền với hoạt động báo chí thời kì đó, đây cũng là công việc Nguyễn Hữu Tiến dành gần như trọn vẹn quãng thời gian hoạt động chữ nghĩa của cuộc đời mình. Ông làm biên tập cho Nam phong tạp chí, là người chuyên về dịch thuật các sách chữ Hán ra Việt vănvà là người ở lại với Nam phong tới giờ phút cuối cùng, chứng kiến toàn bộ đời sống, sự phát triển và lụi tàn của tạp chí này. Chính vì vậy vai trò của ông với Nam phong tạp chí là vô cùng quan trọng. Đầu thế kỷ XX ở Việt Nam có sự giao thoa Âu – Á, Đông – Tây do công cuộc cai trị của thực dân. Do đó sự va chạm giữa các nền văn minh đương nhiên xảy ra. Trong khung cảnh ấy nền văn chương học thuật truyền thống có vai trò ra sao, được vận dụng và tác động như thế nào trong chủ định, chủ trương “giao hòa” đó? Thông qua Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến chúng tôi muốn tìm một cách trả lời cho vấn đề trên. Mặc dù công lao của Nguyễn Hữu Tiến đối với Nam phong tạp chí nói riêng và văn chương Việt Nam nói chung đầu thế kỷ XX không nhỏ nhưng những công trình, bài viết về ông lại khá ít ỏi. Ông mới được đề cập sơ lược qua các công trình nghiên cứu về văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX, được nhắc đến chủ yếu để điểm danh trong danh sách các nhà nho thuộc phái cựu học chuyển sang làm báo chứ chưa được nghiên cứu dưới góc độ như một tác giả độc lập. Vì vậy với đề tài Sự nghiệp biên khảo, trước thuật của Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến (khảo sát qua Nam phong tạp chí) người viết muốn tìm hiểu những đóng góp của tác giả này choNam Phong nói riêng và nền văn học quốc ngữ Việt Nam giai đoạn giao thời nói chung.

    Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu tại khoa. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành, lòng biết ơn sâu sắc nhất đến GS. TS Trần Ngọc Vương, người đã truyền nhiệt huyết nghiên cứu, tận tình hướng dẫn, chỉ dạy, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn!


    [​IMG]

    ✪ ✪ ✪ ✪ ✪



    Link tải tài liệu:

    LINK TẢI TÀI LIỆU