Luận văn tốt nghiệp - Đánh giá hiện trạng sử dụng và những vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị Đất đai giữ vai trò hết sức quan trọng trong đời sống và trong sản xuất, nó là nền tảng cho mọi hoạt động sản xuất của con người. Luật đất đai năm 1993 đã khẳng định: “Đất đai là tài nguyên vô cùng quá giá, là tư liệu sản xuất không thể thay thế được, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư, kinh tế, xã hội và quốc phòng an ninh...”. Trong những năm gần đây khi quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa diễn ra mạnh mẽ, dân số gia tăng với một tốc độ nhanh chóng kéo theo những đòi hỏi ngày càng tăng về lương thực, thực phẩm, chỗ ở cũng như các nhu cầu về văn hóa, xã hội. Con người đã tìm mọi cách để khai thác đất đai nhằm thỏa mãn những nhu cầu ngày càng tăng nhưng chưa có những biện pháp hợp lý để bảo vệ tài nguyên đất. Như vậy đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp đang có nguy cơ suy thoái ngày càng cao dưới tác động của thiên nhiên và sự thiếu ý thức của con người trong quá trình sử dụng, khai thác. Đó còn chưa kể đến sự suy giảm về diện tích đất nông nghiệp do quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, trong khi khả năng khai hoang đất mới lại rất hạn chế. Do quá trình khai thác quá mức và các biện pháp canh tác không hợp lý làm cho chất lượng đất ngày càng suy giảm, diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, hiện tượng xói mòn, sạt lỡ đất diễn ra trầm trọng hơn. Theo Lê Văn Khoa, nước ta có hơn 25 triệu ha đất dốc và gần 70% diện tích đất đồi núi đang có vấn đề, đất xấu và độ phì nhiêu thấp. Bên cạnh đó việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật không những gây ô nhiễm cho môi trường mà còn tiêu diệt các loài sinh vật có ích gây mất cân bằng sinh thái, sâu bệnh ngày càng nhiều hơn. Theo báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2005: Ô nhiễm đất do sử dụng phân bón hóa học đang là vấn đề đáng báo động, nông dân sư dụng phân bón hóa học không đúng kỹ thuật trong canh tác nông nghiệp nên hiệu lực phân bón thấp, có trên 50% lượng đạm, 50% lượng kali và khoảng 80% lượng lân dư thừa trong đất trực tiếp hay gián tiếp gây ô nhiễm môi trường đất. Các loại phân vô cơ thuộc nhóm chua sinh lý như K2SO4, KCl, super photphat còn tồn dư axit đã làm chua đất. Trường Đại học Kinh ✪ ✪ ✪ ✪ ✪ Theo LTTK Education