Luận văn tốt nghiệp - Hiệu quả kinh tế sản xuất gừng tại phường thủy biều thành phố huế Thừa Thiên Huế là tỉnh thuộc Bắc miền trung, chịu nhiều ảnh hưởng sâu sắc của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm. Đất đai hết sức đa dạng và phân bố trên nhiều loại địa hình sinh thái: gò đồi miền núi, đồng bằng và đầm phá ven biển. Tuy nhiên diện tích đất trồng cây hằng năm thấp vào khoảng 15,07% tức 76,168 ha. Việc diện tích đất cây hằng năm ít đã làm cho thu nhập của bà con nông dân rất bấp bênh do phụ thuộc nhiều vào cây lúa hoặc cây lâu năm. Đứng trước tình trạng đó, trong những năm qua các cấp các ngành của tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo ra các cây trồng thay thế phù hợp, có giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu thị trường, tăng thu nhập cho nhân dân. Cây gừng từ lâu đã được trồng ở địa phương như là cây gia vị phục vụ cho nhu cầu trong gia đình. Qua canh tác nhiều năm cây gừng tỏ ra là cây dễ trồng khá phù hợp với điều kiện canh tác ở đây. Thủy Biều là một phường của thành phố Huế có khá nhiều hộ trồng gừng từ lâu nay. Thông qua anh Võ Văn Khảm – phó chủ tịch hội nông dân phường tôi được biết hiện phường có trên 100 hộ dân có tham gia sản xuất cây gừng. Tuy nhiên phần lớn các hộ dân trồng gừng theo phương thức truyền thống, tức là trồng gừng ngoài nền đất nên gặp khó khăn trong chăm sóc, phòng trừ bệnh hại và thiên tai. Mặt khác, phường Thủy Biều là phường có diện tích cây trồng lâu năm mà điển hình là cây Thanh Trà là rất lớn. Việc phát triển cây thanh trà đã mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn ở địa phương góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn Thủy Biều trong những năm gần đây. Tuy nhiên Thanh Trà là loại cây lâu năm, thời gian từ lúc trồng cho tới khi cho thu hoạch lứa quả đầu tiên là 5 năm, do vậy trong thời gian kiến thiết đó đất đai rất nhàn rỗi. Với một vùng đất phù sa màu mỡ như ở đây thì điều đó thật lãng phí. Xuất phát từ thực trạng đó, hội nông dân Thủy Biều đã rất năng động đi tìm hiểu học hỏi nhiều loại giống cây con có hiệu quả kinh tế cao để về tiến hành trồng xen nhằm tận dụng diện tích đất nhàn rỗi dưới tán cây Thanh Trà. Thời gian gần đây mô hình trồng gừng trong bao tỏ ra là một mô hình mới rất có hiệu quả ở nhiều nơi trên nước ta. Nhận thấy tiềm năng của mô hình này trên vùng đất của phường, hội nông dân đã mạnh dạn triển khai thí điểm trên địa bàn và bước đầu thu được những kết Đại học ✪ ✪ ✪ ✪ ✪ Theo LTTK Education