Luận văn tốt nghiệp - hiệu quả kinh tế xã hội của dự án trồng keo ở xã quế sơn, huyện quế phong, tỉnh nghệ an

  1. Tác giả: LTTK CTV26
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Luận văn tốt nghiệp - hiệu quả kinh tế xã hội của dự án trồng keo ở xã quế sơn, huyện quế phong, tỉnh nghệ an

    Trồng rừng sản xuất ở nước ta hiện nay đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của người dân đặc biệt từ khi thực hiện các Nghị định 01/CP của Chính phủ về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. Các giá trị về xã hội, môi trường và kinh tế mà lâm sản mang lại là vô cùng to lớn. Theo thống kê từ Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2009, giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ khoảng 2,27 tỷ USD còn trong cơ cấu giá trị nông sản xuất khẩu của Việt Nam năm 2009 thì gỗ và sản phẩm gỗ đứng vị trí thứ 3, Kết quả này cho thấy lâm sản là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, Tuy nhiên bên cạnh việc tăng trưởng xuất khẩu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ thì Việt Nam cũng đang đứng trước tình trạng nhập gỗ nguyên liệu từ các nước khác tăng nhanh. Nguyên nhân chủ yếu là do chất lượng và sản lượng gỗ rừng tự nhiên giảm, rừng trồng năng suất thấp. Theo thống kê của Tổng cục thống kê Việt Nam năm 2010 cả nước có 13.388,1 nghìn ha rừng, trong đó rừng tự nhiên 10.304,8 nghìn ha và rừng trồng là 3.083,3 nghìn ha tỷ lệ che phủ rừng cả nước đạt 39,5% . Tại Nghệ An, tổng diện tích rừng là 874,5 nghìn ha chiếm 6,5% so với diện tích rừng cả nước, trong đó rừng sản xuất là 141,2 nghìn ha chiếm 16,2% , diện tích rừng trồng mới là 11,3 nghìn ha chiếm 8% diện tích. Cũng như nhiều tỉnh khác, diện tích rừng trồng tại Nghệ An tăng nhanh trong những năm qua 118,3 nghìn ha (2008), 136,3 nghìn ha (2009), 141,2 nghìn ha (2010). Quế Sơn là một xã thuộc huyện Quế Phong với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu rất phù hợp để phát triển cây keo. Nhận thấy điều kiện thuận lợi để phát triển nền kinh tế cho vùng, UBND huyện đã đưa ra dự án hỗ trợ trồng cây keo cho các hộ dân tại địa bàn xã Quế Sơn, cây keo đã trở thành cây trồng chủ lực góp phần phát triển nông nghiệp địa phương, xóa đói giảm nghèo, sử dụng có hiệu quả đất đai. Để có thể đánh giá được khách quan và tổng thể dự của dự án phát triển cây keo, phân tích nhưng chi phí bỏ ra và hiệu quả thu lại được cho cá nhân và xã hội, đánh giá hiệu quả

    [​IMG]

    ✪ ✪ ✪ ✪ ✪