Trong chuyên mục trước, chúng ta đã cùng nhau chia sẻ Sai lầm khi sử dụng nhân sâm Hàn Quốc mà bạn chưa nhận ra và cách sử dụng nhân sâm Hàn Quốc như thế nào cho hiệu quả? Hôm nay, cùng mình chia sẻ Lưu ý một số người không nên sử dụng nhân sâm sau đây nhé! Những người khỏe mạnh không nên dùng nhân sâm Những người bình thường không nên dùng nhân sâm bởi không có bệnh mà dùng sâm có thể làm huyết áp tăng cao, miệng khô lưỡi rát, đại tiện táo, chảy máu mũi và rối loạn chức năng nội tạng. “ Một đôi nam nữ trẻ lấy một củ hồng sâm (khoảng 1 lạng) đem đun sắc trong 2 giờ, lấy 800 ml nước thuốc đó chia nhau uống hết và ăn luôn cả bã sâm. Khoảng 10 phút sau, cả hai thấy nhức đầu, chân tay rã rời, tim đập mạnh, người nóng bức, cổ khô, miệng đắng, khát nước, nói nhiều câu mất chuẩn xác, nhìn vật không rõ, đôi lúc không tự chủ được hành động. Sau 20 giờ, đầu óc họ không còn minh mẫn, miệng khô nẻ, yết hầu tụ máu, không muốn ăn uống, đồng tử giãn, đái rắt. Nếu không được cấp cứu kịp thời, họ khó thoát khỏi bàn tay tử thần. – Một thanh niên gặp trục trặc trong chuyện chăn gối với vợ, nhưng do xấu hổ nên đã không đi khám mà tự tìm thuốc uống. Cho rằng nhân sâm có tác dụng trợ dương, tăng khoái cảm, anh ta đã dùng loại dược liệu này một cách tùy tiện và cuối cùng bị chính nhân sâm làm cho liệt dương. – Một nam giới khác lại dùng nhân sâm đều đặn với liều 3g/ngày, liên tục trong 2 năm. Kết quả là anh thường xuyên có biểu hiện hưng phấn và kích thích trung khu thần kinh (tính tình hăng hái, hay bực bội, lo lắng và mất ngủ nặng…). Một số người khác cũng dùng sâm theo cách tương tự lại bị tăng huyết áp, mẩn ngứa, phù thũng, tiêu chảy vào buổi sáng…” – Theo linhchinhapkhau.vn Cao huyết áp, xơ mỡ động mạch, không nên dùng độc vị nhân sâm Trong sâm có một số chất có tác dụng chống phân giải chất béo như aspartic acid, arginine… Khi dùng sâm, quá trình tích mỡ ở một số cơ quan và thành mạch máu sẽ có thể gia tăng, như vậy có thể gây nguy hiểm đối với người bị cao huyết áp và xơ mỡ động mạch. Phụ nữ mang thai Phụ nữ mang thai không nên dùng nhân sâm vì theo quan niệm của Đông y học, phụ nữ khi có thai nếu dùng quá nhiều các thứ thuốc bổ như nhân sâm, long nhãn, gà hầm… có thể sinh ra một số chứng bệnh ở tỳ vị, trở nên phiền táo, trong miệng mọc mụn… Ăn uống cần có đủ chất, đầy đủ thực phẩm dành cho bà bầu, nhưng không nên tiến hành bổ dưỡng quá nhiều, tạo nên sự dư thừa, gây cản trở cho quá trình chuyển hoá và nuôi dưỡng thai nhi. Trẻ em Trong sâm có một số thành phần như panacen, panaquillon, panaxin, panax sapogenol… trong nhân sâm có thể gây ngộ độc. Trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh, cơ thể còn non yếu nên rất dễ trúng độc. Khi bị trúng độc nhâm sâm, thường có các triệu chứng: hay kêu khóc, quấy nhiễu không yên, mặt nhợt nhạt, xuất hiện các vết tím bầm, co quắp, thở gấp, tim đập chậm, nôn mửa v.v… nên, bạn không nên tự ý cho con sử dụng nhân sâm nếu không có sự hướng dẫn cẩn thận của bác sỹ. Trẻ em cơ thể yếu, kém ăn, chậm phát triển về thể lực và tinh thần có thể dùng nhân sâm, song không nên quá lạm dụng vì sẽ làm cho trẻ bị kích dục sớm. Tốt nhất, không sử dụng nhân sâm cho trẻ nếu không có sự hướng dẫn cẩn thận của bác sỹ. Những người đau bụng, tiêu chảy Người bụng thường xuyên bị đầy trướng, căng tức, đau bụng, sôi bụng, phân nát, lỏng hoặc tiêu chảy không được dùng. Đặc biệt, nếu bị đau bụng, tiêu chảy, dùng nhân sâm có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Người bị nôn mửa, trào ngược, tăng huyết áp cũng không nên dùng. Vì sâm lúc đầu có tác dụng tăng huyết áp, sau lại hạ. Do vậy nếu ở trạng thái tăng huyết áp dễ dẫn đến tai biến mạch máu não. Phụ nữ trước ngày sinh cũng không nên dùng sâm. Kết hợp nhân sâm với các loại thuốc sau có thể gây tử vong