Một số bài toán hình học lớp 8&9 hay và khó _ Kì 10

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tác giả: ĐOÀN VĂN TRÚC
    --------- ---------

    Bài 37:

    Cho đường tròn tâm O, đường kính AB. Trên đường tròn lấy điểm C sao cho AC > BC. Các tiếp tuyến tại A và tại C của đường tròn (O) cắt nhau tại D, BD cắt (O) tại E. Vẽ CH vuông góc với AB tại H, I là giao điểm của DH và AE. Tiếp tuyến tại E của đường tròn (O) cắt AD tại M.
    Chứng minh : ba điểm M, I, C thẳng hàng.
    bai_37.png
    Áp dụng định lí Mê-nê-la-us vào $\Delta $DBH và ba điểm A, I, E thẳng hàng
    Ta có $\frac{AH}{AB}.\frac{EB}{ED}.\frac{ID}{IH}=1$ (1)
    Tam giác ABC vuông tại C, đường cao CH
    $\Rightarrow $ AH.AB = AC2 $\Rightarrow $ $\frac{AH}{AB}=\frac{A{{C}^{2}}}{A{{B}^{2}}}$ (2)
    Tam giác ABD vuông tại A, đường cao AE
    $\Rightarrow $ $\frac{A{{B}^{2}}}{A{{D}^{2}}}=\frac{BE.BD}{DE.DB}=\frac{EB}{ED}$ (3)
    Từ (1) (2) và (3) suy ra $\frac{ID}{IH}=\frac{A{{D}^{2}}}{A{{C}^{2}}}$
    Dễ thấy $\Delta $ADC ഗ$\Delta $BOC (g-g) $\Rightarrow $ $\frac{A{{D}^{2}}}{A{{C}^{2}}}=\frac{B{{O}^{2}}}{B{{C}^{2}}}$, do đó $\frac{ID}{IH}=\frac{B{{O}^{2}}}{B{{C}^{2}}}$ (4)
    Giả sử MC cắt DH tại I’.
    Dễ dàng chứng minh MA = MD; JC = JH (J là giao điểm của BD và CH).
    Vì AD // CH (cùng vuông góc với AB)
    Áp dụng định lí Ta-lét và hệ thức lượng trong tam giác vuông
    $\Rightarrow $ $\frac{I'D}{I'H}=\frac{MD}{CH}=\frac{2MD}{2CH}=\frac{AD}{4JH}=\frac{AB}{4BH}=\frac{BO}{\frac{2B{{C}^{2}}}{AB}}=\frac{B{{O}^{2}}}{B{{C}^{2}}}$ (5)
    Từ (4) và (5) suy ra $\frac{ID}{IH}=\frac{I'D}{I'H}$ $\Rightarrow $ $\frac{ID}{DH}=\frac{I'D}{DH}$ $\Rightarrow $ ID = I’D $\Rightarrow $ I’ $\equiv $ I.
    Vậy ba điểm C, I, M thẳng hàng.


    Bài 38:

    Cho tam giác nhọn ABC, có các cạnh không bằng nhau. Vẽ đường tròn (O) đi qua hai điểm B, C cắt các cạnh AC, AB thứ tự ở D, E. Gọi M, N, I lần lượt là trung điểm của BD, CE, MN. Gọi H, K thứ tự là hình chiếu của M, N lên các cạnh AB, AC. Chứng minh rằng tam giác HIK là tam giác cân.
    bai_38.png
    Gọi P, Q thứ tự là hình chiếu của M, N lên các cạnh AC, AB.
    Dễ thấy $\Delta $ABD ഗ$\Delta $ACE (g-g)
    Ta lại có AM, AN thứ tự là hai trung tuyến tương ứng nên $\widehat{MAB}=\widehat{NAC}$
    Do đó $\Delta $AHM ഗ$\Delta $AKN (g-g) và $\Delta $APM ഗ$\Delta $AQN (g-g)
    $\Rightarrow $ $\frac{AH}{AK}=\frac{AP}{AQ}$ (cùng bằng $\frac{AM}{AN}$)
    $\Rightarrow $ AH.AQ = AK.AP
    $\Rightarrow $ Tứ giác HKPQ nội tiếp
    Dễ thấy các đường trung trực của các cạnh HQ và KP cùng đi qua trung điểm I của đoạn thẳng MN.
    Vậy I là tâm đường tròn ngoại tiếp tứ giác HKPQ
    $\Rightarrow $ IH = IK
    $\Rightarrow $ Tam giác HIK là cân tại I.


    Bài 39:

    Cho tứ giác ABCD. Gọi M là giao điểm của hai tia AB và DC. Gọi N là giao điểm của hai tia DA và CB. Gọi I, J, K thứ tự là trung điểm của AC, BD, MN. Chứng minh rằng ba điểm I, J, K thẳng hàng.
    bài_39.png
    Gọi E, F, G thứ tự là trung điểm của CD, CN, ND.
    Vì I, J, K thứ tự là trung điểm của AC, BD, MN nên theo định lí về đường trung bình của tam giác thì các điểm E, I, F thẳng hàng; K, F, G thẳng hàng; E, J, G thẳng hàng và GK // DM; EG // MN; EF // DN.
    Áp dụng định lí Ta-lét ta có: $\frac{KF}{KG}=\frac{MC}{MD}$ ; $\frac{BN}{BC}=\frac{JG}{JE}$ ; $\frac{AD}{AN}=\frac{IE}{IF}$ (*)
    Áp dụng định lí Mê-nê-la-us đối với tam giác NCD và ba điểm M, B, A ta có:
    $\frac{MC}{MD}.\frac{AD}{AN}.\frac{BN}{BC}=1$
    Do đó, từ (*) suy ra $\frac{KF}{KG}.\frac{JG}{JE}.\frac{IE}{IF}=1$
    Theo định lí Mê-nê-la-us đảo suy ra ba điểm I, J, K thẳng hàng.


    Bài 40:

    Cho hình bình hành ABCD. Đường thẳng qua A và vuông góc với CD cắt tia BC tại E. Đường thẳng qua A và vuông góc với BC cắt tia DC tại F. Chứng minh rằng đường thẳng qua A và vuông góc với BD thì đi qua trung điểm G của EF.
    bai_40.png
    Gọi H là giao điểm của AE và CD; I là giao điểm của AF và BC; J là giao điểm của AG và BD; K là giao điểm của AC và EF; O là giao điểm của AC và BD.
    Dễ thấy C là trực tâm của tam giác AEF; O là trung điểm của AC và BD.
    Tứ giác AHCI có $\widehat{H}=\widehat{I}={{90}^{{}}}$nên $\widehat{HAI}+\widehat{HCI}={{180}^{0}}$
    Vì ABCD là hình bình hành nên $\widehat{ADC}+\widehat{BCD}={{180}^{0}}$
    Do đó $\widehat{HAI}=\widehat{ADC}$ hay $\widehat{EAF}=\widehat{ADC}$ (1)
    Ta lại có $\widehat{EAF}=\widehat{ACD}$ (cùng phụ với $\widehat{EAK}$) (2)
    Từ (1) và (2) suy ra $\Delta $ADC ഗ$\Delta $FAE (g-g)
    Vì ABCD là hình bình hành nên AD // BC, mà AF $\bot $ BC nên AF $\bot $ AD
    Do đó $\widehat{ADO}=\widehat{FAG}$ (cùng phụ với $\widehat{DAG}$)
    Vì DO là trung tuyến của $\Delta $ADC nên AG cũng là trung tuyến của $\Delta $FAE.
    Vậy G là trung điểm của đoạn thẳng EF.