Một số bài toán hình học lớp 8&9 hay và khó _ Kì 16

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tác giả: ĐOÀN VĂN TRÚC
    --------- ---------

    Bài 57:
    Cho hai đường tròn (O) và (O’) cắt nhau tại A và B. Gọi I là trung điểm của OO’. Tia AI cắt đường tròn (O) tại C và cắt đường tròn (O’) tại D. Gọi J là trung điểm của CD. Đường thẳng JB cắt đường tròn (O) ở M và cắt đường tròn (O’) ở N.
    Chứng minh rằng J là trung điểm của MN, từ đó suy ra MN = 2OO’.
    Giải:
    bai_57.png
    Đối với đường tròn (O) ta có JB.JM = JC.JA (1)
    Đối với đường tròn (O’) ta có JB.JN = JD.JA (2)
    Mà JC = JD nên từ (1) và (2) $\Rightarrow $ JM = JN
    Vậy J là trung điểm của MN.
    Kẻ OE $\bot $ MN ; O’F $\bot $ MN ; IG $\bot $ MN $\Rightarrow $ OE // IG // O’F.
    Ta lại có IO = IO’ nên $GE=GF=\frac{EF}{2}$
    Vì OE $\bot $ MN hay OE $\bot $ MB $\Rightarrow $ $EM=EB=\frac{MB}{2}$
    Vì OF $\bot $ MN hay OF $\bot $ NB $\Rightarrow $ $FN=FB=\frac{NB}{2}$
    Do đó $EF=EB+FB=\frac{MB+NB}{2}=\frac{MN}{2}$
    Ta có $JB=JN-NB=\frac{MN}{2}-NB=\frac{MB+NB}{2}-NB=\frac{MB-NB}{2}$ (3)
    Ta có $GB=EB-GE=\frac{MB}{2}-\frac{EF}{2}=\frac{MB}{2}-\frac{MB+NB}{4}=\frac{MB-NB}{4}$ (4)
    Từ (3) và (4) $\Rightarrow $ $JB=2GB$ $\Rightarrow $ G là trung điểm của JB
    Ta lại có IG $\bot $ MN hay IG $\bot $ JB nên IJ = IB.
    Vì hai đường tròn (O) và (O’) cắt nhau tại A và B
    $\Rightarrow $ OO’ là trung trực của AB $\Rightarrow $ IA = IB
    Do đó IA = IB = IJ
    Vậy tam giác ABJ vuông tại B hay JB $\bot $ AB $\Rightarrow $ JB // OO’ (cùng vuông góc với AB)
    $\Rightarrow $ EF // OO’ $\Rightarrow $ EF = OO’, mà MN = 2EF nên MN = 2OO’.

    Cách giải khác:
    Gọi J’ là điểm đối xứng với A qua I
    $\Rightarrow $ I là trung điểm của AJ’
    Ta lại có I là trung điểm của OO’ nên AOJ’O’ là hình bình hành
    $\Rightarrow $ OJ’ // O’A $\Rightarrow $ $\widehat{OJ'I}=\widehat{O'AI}$ (so le trong)
    Tam giác O’AD cân tại O’ (O’A = O’D = R’) $\Rightarrow $ $\widehat{O'AI}=\widehat{O'DA}$
    Do đó $\widehat{OJ'I}=\widehat{O'DA}$ $\Rightarrow $ $\widehat{OJ'C}=\widehat{O'DJ'}$
    Tam giác OAC cân tại O (OA = OC = R) $\Rightarrow $ $\widehat{OAC}=\widehat{OCA}$
    Vì AOJ’O’ là hình bình hành $\Rightarrow $ O’J’ // OA $\Rightarrow $ $\widehat{O'J'D}=\widehat{OAC}$ (so le trong)
    Do đó $\widehat{OCA}=\widehat{O'J'D}$ hay $\widehat{OCJ'}=\widehat{O'J'D}$
    Xét $\Delta OJ'C$ và $\Delta O'DJ'$ có $\widehat{OJ'C}=\widehat{O'DJ'}$ và $\widehat{OCJ'}=\widehat{O'J'D}$ nên $\widehat{COJ'}=\widehat{J'O'D}$
    Ta lại có OJ’ = O’D (= O’A) ; OC = O’J’ (= OA)
    $\Rightarrow $ $\Delta OJ'C$ = $\Delta O'DJ'$ (c-g-c)
    $\Rightarrow $ J’C = J’D hay J’ là trung điểm của CD $\Rightarrow $ J’ trùng J.
    Vì hai đường tròn (O) và (O’) cắt nhau tại A và B
    $\Rightarrow $ OO’ là trung trực của AB $\Rightarrow $ IA = IB
    Do đó IA = IB = IJ
    $\Rightarrow $ Tam giác ABJ vuông tại B hay $\widehat{ABM}=\widehat{ABN}={{90}^{0}}$
    $\Rightarrow $ AM là đường kính của (O) và AN là đường kính của (O’)
    Vì OA = OM và O’A = O’N
    $\Rightarrow $ OO’ là đường trung bình của tam giác AMN
    $\Rightarrow $ OO’ // MN và MN = 2OO’
    Theo định lí Ta-lét ta có $\frac{IO}{JM}=\frac{IO'}{JN}$ $\left( =\frac{AI}{AJ} \right)$, mà IO = IO’ nên JM = JN.
    Vậy J là trung điểm của MN.


    Bài 58:
    Cho hình vuông ABCD cạnh bằng a. Điểm E thuộc đường chéo BD. Gọi F và G lần lượt là hình chiếu của E trên AB và AD.
    a) Chứng minh rằng EC = FG và EC $\bot $ FG.
    b) Chứng minh rằng ba đường thẳng BG, CE, DF đồng quy.
    c) Xác định vị trí điểm E để diện tích tam giác CFG nhỏ nhất và tính giá trị nhỏ nhất đó theo a.
    Giải:
    bai_58.png
    a) Tứ giác AFEG có $\widehat{A}=\widehat{F}=\widehat{G}={{90}^{0}}$
    $\Rightarrow $ AFEG là hình chữ nhật $\Rightarrow $ $\widehat{FEG}={{90}^{0}}$.
    Kéo dài GE cắt BC tại H $\Rightarrow $ DGHC là hình chữ nhật ($\widehat{C}=\widehat{D}=\widehat{G}={{90}^{0}}$) $\Rightarrow $ $\widehat{CHE}={{90}^{0}}$.
    Vì ABCD là hình vuông nên BD là phân giác của góc ABC.
    Tứ giác EFBH có $\widehat{E}=\widehat{F}=\widehat{B}={{90}^{0}}$ và BE là phân giác góc FBH
    $\Rightarrow $ EFBH là hình vuông $\Rightarrow $ EF = EH
    Vì ABCD là hình vuông nên BD là phân giác của góc ADC $\Rightarrow $ $\widehat{GDE}={{45}^{0}}$.
    Tam giác DGE có $\widehat{DGE}={{90}^{0}}$ và $\widehat{GDE}={{45}^{0}}$
    $\Rightarrow $ tam giác DGE vuông cân tại G $\Rightarrow $ GD = GE
    Vì DGHC là hình chữ nhật $\Rightarrow $ GD = HC
    Vậy $\Delta EGF=\Delta HCE$ (c-g-c) $\Rightarrow $ GF = CE và $\widehat{EGF}=\widehat{HCE}$
    Kéo dài CE cắt GF tại I.
    Ta có $\Delta EGI$ và $\Delta ECH$ có $\widehat{EGI}=\widehat{ECH}$ (cmt) và $\widehat{IEG}=\widehat{HEC}$ (đối đỉnh)
    $\Rightarrow $ $\widehat{EIG}=\widehat{EHC}={{90}^{0}}$ hay GF $\bot $ CE tại I.
    b) $\Delta FBC$ và $\Delta BHG$ có BF = HB (EFBH là hình vuông) ; BC = HG (cùng bằng CD)
    $\Rightarrow $ $\Delta FBC=\Delta BHG$ (c-g-c)
    Ta lại có BF $\bot $ HB và BC $\bot $ HG nên FC $\bot $ BC.
    Chứng minh tương tự ta được CG $\bot $ DF.
    Tam giác CFG có CE, GB, FD là ba đường cao nên chúng đồng quy.
    Cách giải khác:
    Gọi M là giao điểm của BG và EF ; N là giao điểm của DF và EG.
    $\Delta EGF$ vuông tại E, đường cao EI $\Rightarrow $ \[\frac{IG}{IF}=\frac{E{{G}^{2}}}{E{{F}^{2}}}\].
    Theo định lí Ta-lét ta có $\frac{NE}{NG}=\frac{EF}{GD}$ ; $\frac{MF}{ME}=\frac{FB}{EG}$
    Mà EG = GD và EF = FB nên $\frac{IG}{IF}.\frac{MF}{ME}.\frac{NE}{NG}=1$.
    Theo định lí Cê-va đảo $\Rightarrow $ ba đường thẳng BG, CE, DF đồng quy.
    c) Đặt AF = DG = x ; AG = BF = y (0 < x < a) $\Rightarrow $ x + y = a.
    Ta có SCFG = SABCD – (SAGF + SBCF + SCDG) $={{a}^{2}}-\left( \frac{1}{2}xy+\frac{1}{2}ay+\frac{1}{2}ax \right)$ $=\frac{1}{2}\left( {{a}^{2}}-xy \right)$
    Do đó SCFG nhỏ nhất $\Leftrightarrow $ xy lớn nhất
    Ta có $xy\le {{\left( \frac{x+y}{2} \right)}^{2}}=\frac{{{a}^{2}}}{4}$, dấu “=” xảy ra khi $\left\{ \begin{align}
    & x=y \\
    & x+y=a \\
    \end{align} \right.\Leftrightarrow x=y=\frac{a}{2}$ (tmđk 0 < x < a)
    Khi đó F là trung điểm của AB $\Leftrightarrow $ E là trung điểm của BD.
    Vậy khi E là trung điểm của BD thì SCFG nhỏ nhất bằng $\frac{3{{a}^{2}}}{8}$.
    Cách khác:
    Vì EF // BC và EG // CD nên SCEF = SBEF và SCEG = SDEG.
    Do đó SCGF = SBEF + SDEG + SGEF = SDGFB = SABD – SAFG = $\frac{{{a}^{2}}}{2}-\frac{AF.AG}{2}$.


    Bài 59:
    Cho hai đường tròn (O’ ; R1) và (O’’ ; R2) cố định tiếp xúc ngoài tại A. Một đường tròn (O ; R) thay đổi tiếp xúc ngoài với (O’ ; R1) và (O’’ ; R2) thứ tự ở B và C. Các tia AB, AC cắt đường tròn (O) thứ tự ở D, E. Gọi I là giao điểm của DO’’ và EO’. Chứng minh rằng I thuộc một đường thẳng cố định.
    Giải:
    bai_59.png
    Hai đường tròn tiếp xúc ngoài với nhau thì tiếp điểm nằm trên đường nối tâm.
    $\Rightarrow $ ba điểm O’, A, O’’; ba điểm O, B, O’; ba điểm O, C, O’’ thẳng hàng.
    Tam giác O’AB cân tại O’ (O’A = O’B = R1) $\Rightarrow $ $\widehat{O'AB}=\widehat{O'BA}$
    Tam giác OBD cân tại O (OB = OD = R) $\Rightarrow $ $\widehat{OBD}=\widehat{ODB}$
    Mà $\widehat{OBD}=\widehat{O'BA}$ (đối đỉnh) nên $\widehat{O'AB}=\widehat{ODB}$ $\Rightarrow $ OD // O’A hay OD // O’O’’.
    Tương tự OE // O’O’’ nên theo Tiên đề Ơ-clit $\Rightarrow $ D, O, E thẳng hàng và DE // O’O’’.
    Gọi J là giao điểm của tia AI và DE.
    Theo định lí Ta-lét ta có:
    $\frac{O''A}{DJ}=\frac{O'A}{EJ}$ (cùng bằng $\frac{IA}{JA}$) $\Rightarrow $ $\frac{DJ}{EJ}=\frac{{{R}_{2}}}{{{R}_{1}}}$; $\frac{BA}{BD}=\frac{{{R}_{1}}}{R}$; $\frac{CE}{CA}=\frac{R}{{{R}_{2}}}$.
    Do đó $\frac{DJ}{EJ}.\frac{BA}{BD}.\frac{CE}{CA}=\frac{{{R}_{2}}}{{{R}_{1}}}.\frac{{{R}_{1}}}{R}.\frac{R}{{{R}_{2}}}=1$
    Theo định lí Cê-va đảo $\Rightarrow $ ba đường thẳng AJ, EB, DC đồng quy.
    Vì DE là đường kính của đường tròn (O) nên $\widehat{DBE}=\widehat{DCE}={{90}^{0}}$
    $\Rightarrow $ DC và EB là hai đường cao của tam giác ADE
    $\Rightarrow $ AJ là đường cao thứ ba của tam giác ADE hay AJ $\bot $ DE
    Mà DE // O’O’’ nên AJ $\bot $ O’O’’
    Vì hai đường tròn (O’) và (O’’) cố định nên A cố định, do đó đường thẳng AJ cố định.
    $\Rightarrow $ Điểm I thuộc đường thẳng AJ cố định