Một số bài toán hình học lớp 8&9 hay và khó _ Kì 17

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tác giả: ĐOÀN VĂN TRÚC
    --------- ---------

    Bài 60:
    Cho hai đường tròn (O’ ; R1) và (O’’ ; R2) cố định tiếp xúc ngoài tại A. Một đường tròn (O ; R) thay đổi tiếp xúc ngoài với (O’ ; R1) và (O’’ ; R2) thứ tự ở B và C. Chứng minh rằng tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC thuộc một đường thẳng cố định.
    Giải:
    bai_60.png
    Hai đường tròn tiếp xúc ngoài với nhau thì tiếp điểm nằm trên đường nối tâm.
    $\Rightarrow $ ba điểm O’, A, O’’; ba điểm O, B, O’; ba điểm O, C, O’’ thẳng hàng.
    Gọi K là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC $\Rightarrow $ KA = KB = KC.
    Ta có O’A = O’B = R1 ; O’’A = O’’C = R2 ; OB = OC = R.
    Do đó $\Delta O'KA=\Delta O'KB$ (c-c-c); $\Delta O''KA=\Delta O''KC$ (c-c-c); $\Delta OKB=\Delta OKC$ (c-c-c).
    $\Rightarrow $ $\widehat{O'AK}=\widehat{O'BK}$ ; $\widehat{O''AK}=\widehat{O''CK}$ ; $\widehat{OBK}=\widehat{OCK}$
    Ta lại có $\widehat{O'BK}$ kề bù với $\widehat{OBK}$ ; $\widehat{O''CK}$ kề bù với $\widehat{OCK}$ nên $\widehat{O'BK}=\widehat{O''CK}$
    Do đó $\widehat{O'AK}=\widehat{O''AK}$, mà hai góc này kề bù nên $\widehat{O'AK}=\widehat{O''AK}={{90}^{0}}$ hay KA $\bot $ O’O’’.
    Vì hai đường tròn (O’) và (O’’) cố định nên A cố định
    Do đó đường thẳng KA vuông góc với O’O’’ tại A cũng cố định.


    Bài 61:
    Cho hai đường tròn (O’ ; R1) và (O’’ ; R2) cố định tiếp xúc ngoài tại A. Một đường tròn (O ; R) thay đổi tiếp xúc ngoài với (O’ ; R1) và (O’’ ; R2). Chứng minh rằng tâm đường tròn nội tiếp tam giác OO’O’’ thuộc một đường thẳng cố định.
    Giải:
    bai_61.png
    Hai đường tròn tiếp xúc ngoài với nhau thì tiếp điểm nằm trên đường nối tâm.
    $\Rightarrow $ ba điểm O’, A, O’’; ba điểm O, B, O’; ba điểm O, C, O’’ thẳng hàng.
    Gọi K là giao điểm các đường phân giác của các góc O’ và O’’ của tam giác OO’O’’.
    Ta lại có O’A = O’B = R1 ; O’’A = O’’C = R2 ; OB = OC = R.
    Do đó $\Delta O'KA=\Delta O'KB$ (c-g-c); $\Delta O''KA=\Delta O''KC$ (c-g-c); $\Delta OKB=\Delta OKC$ (c-g-c).
    $\Rightarrow $ $\widehat{O'AK}=\widehat{O'BK}$ ; $\widehat{O''AK}=\widehat{O''CK}$ ; $\widehat{OBK}=\widehat{OCK}$
    Ta lại có $\widehat{O'BK}$ kề bù với $\widehat{OBK}$ ; $\widehat{O''CK}$ kề bù với $\widehat{OCK}$ nên $\widehat{O'BK}=\widehat{O''CK}$
    Do đó $\widehat{O'AK}=\widehat{O''AK}$, mà hai góc này kề bù nên $\widehat{O'AK}=\widehat{O''AK}={{90}^{0}}$ hay KA $\bot $ O’O’’.
    Vì hai đường tròn (O’) và (O’’) cố định nên A cố định
    Do đó đường thẳng KA vuông góc với O’O’’ tại A cũng cố định.


    Bài 62:
    Cho tam giác nhọn ABC nội tiếp đường tròn (O ; R). Điểm D thuộc cung nhỏ BC. Gọi I, H, K thứ tự là hình chiếu của D lên các đường thẳng BC, CA, AB.
    a) Chứng minh ba điểm I, H, K thẳng hàng.
    b) Gọi M, N thứ tự là trung điểm của IH và AB. Chứng minh $\Delta DMN$ là tam giác vuông.
    c) Gọi P, Q thứ tự là các điểm đối xứng với D qua AB, AC. Chứng minh đường thẳng PQ đi qua trực tâm của tam giác ABC.
    d) Xác định vị trí điểm D để diện tích tam giác APQ lớn nhất.
    e) Chứng minh rằng trung điểm F của PQ thuộc một đường cố định.
    Giải:
    bai_62.png
    a) Tứ giác BIDK nội tiếp ($\widehat{BID}=\widehat{BKD}={{90}^{0}}$) $\Rightarrow $ $\widehat{DIK}=\widehat{DBK}$
    Tứ giác ABDC nội tiếp đường tròn (O) $\Rightarrow $ $\widehat{DBK}=\widehat{ACD}$ (cùng bù với $\widehat{ABD}$)
    Tứ giác DIHC nội tiếp ($\widehat{DIC}=\widehat{DHC}={{90}^{0}}$) $\Rightarrow $ $\widehat{DIH}+\widehat{DCH}={{180}^{0}}$.
    Do đó $\widehat{DIH}+\widehat{DIK}={{180}^{0}}$. Vậy ba điểm I, H, K thẳng hàng.
    b) Từ hai tứ giác nội tiếp ABDC và DIHC
    $\Rightarrow $ $\Delta DBA$ ഗ$\Delta DIH$ (g-g)
    Ta lại có DN và DM là hai đường trung tuyến tương ứng của $\Delta DBA$và $\Delta DIH$
    $\Rightarrow $ $\Delta DBN$ ഗ$\Delta DIM$ (c-g-c)
    $\Rightarrow $ $\left\{ \begin{align}
    & \widehat{BDN}=\widehat{IDM} \\
    & \frac{DB}{DI}=\frac{DN}{DM} \\
    \end{align} \right.$ $\Rightarrow $ $\left\{ \begin{align}
    & \widehat{BDI}=\widehat{NDM} \\
    & \frac{DB}{DI}=\frac{DN}{DM} \\
    \end{align} \right.$ $\Rightarrow $ $\Delta DIB$ ഗ$\Delta DMN$ (c-g-c) $\Rightarrow $ $\widehat{DIB}=\widehat{DMN}$
    Mà $\widehat{DIB}={{90}^{0}}$ nên $\widehat{DMN}={{90}^{0}}$. Vậy $\Delta DMN$ vuông tại M.
    c) Gọi E là trực tâm của tam giác ABC $\Rightarrow $ $\widehat{ABE}={{90}^{0}}-\widehat{BAC}$.
    Vì P, Q thứ tự là các điểm đối xứng với D qua AB, AC
    $\Rightarrow $ AP = AQ (= AD) và $\widehat{PAB}=\widehat{DAB}$ ; $\widehat{QAC}=\widehat{DAC}$.
    $\Rightarrow $ $\Delta APQ$ cân tại A và $\widehat{PAQ}=2.\widehat{BAC}$
    $\Rightarrow $ $\widehat{APQ}=\widehat{AQP}=\frac{{{180}^{0}}-\widehat{PAQ}}{2}=\frac{{{180}^{0}}-2.\widehat{BAC}}{2}={{90}^{0}}-\widehat{BAC}$ (1)
    Theo tính chất đối xứng trục $\Rightarrow $ $\widehat{APB}=\widehat{ADB}$
    Mà $\widehat{ADB}=\widehat{ACB}$ (hai góc nội tiếp cùng chắn $\overset\frown{AB}$) nên $\widehat{APB}=\widehat{ACB}$.
    Vì E là trực tâm của tam giác ABC nên $\widehat{AEB}+\widehat{ACB}={{180}^{0}}$ $\Rightarrow $ $\widehat{AEB}+\widehat{APB}={{180}^{0}}$
    Vậy tứ giác AEBP nội tiếp $\Rightarrow $ $\widehat{APE}=\widehat{ABE}={{90}^{0}}-\widehat{BAC}$ (2)
    Từ (1) và (2) $\Rightarrow $ $\widehat{APE}=\widehat{APQ}$. Vậy ba điểm P, E, Q thẳng hàng hay đường thẳng PQ đi qua trực tâm E của tam giác ABC.
    d) Theo câu c) ta có: $\Delta APQ$ cân tại A và $\widehat{PAQ}=2.\widehat{BAC}$ không đổi.
    Do đó SAPQ lớn nhất $\Leftrightarrow $ cạnh bên AP lớn nhất
    $\Leftrightarrow $ AD lớn nhất (vì AP = AD)
    $\Leftrightarrow $ AD là đường kính của đường tròn (O).
    Vì tam giác ABC có ba góc nhọn nên O nằm trong tam giác ABC nên tồn tại điểm D thuộc cung nhỏ BC để AD là đường kính của đường tròn (O).
    Vậy khi điểm D thuộc cung nhỏ BC và AD là đường kính của đường tròn (O) thì diện tích tam giác APQ lớn nhất.
    e) Theo câu c) ta có:
    $\Delta APQ$ cân tại A có AF là đường trung tuyến nên AF đồng thời là đường cao
    $\Rightarrow $ $\widehat{AFE}={{90}^{0}}$, mà AE cố định nên F thuộc đường tròn đường kính AE cố định.