Một số bài toán hình học lớp 8&9 hay và khó _ Kì 18

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tác giả: ĐOÀN VĂN TRÚC
    --------- ---------

    Bài 63:
    Cho tam giác nhọn ABC nội tiếp đường tròn (O ; R). Vẽ các đường cao AD, BE, CF và H là trực tâm của tam giác ABC. Gọi M, N, P, Q, I, J thứ tự là trung điểm của BC, CA, AB, HA, HB, HC.
    a) Chứng minh rằng 9 điểm D, E, F, M, N, P, Q, I, J cùng thuộc một đường tròn và xác định tâm K của đường tròn đó.
    b) Tính bán kính của đường tròn (K) theo R.
    c) Chứng minh rằng K là trung điểm của OH.
    Giải:
    bai_63.png
    a) Áp dụng tính chất đường trung bình của tam giác ta có:
    PN // $=\frac{1}{2}BC$; IJ // $=\frac{1}{2}BC$; PI // $=\frac{1}{2}AH$; NJ // $=\frac{1}{2}AH$.
    Ta lại có AD $\bot $ BC nên PN // = IJ và PN $\bot $ PI
    $\Rightarrow $ Tứ giác PNJI là hình chữ nhật
    Gọi K là giao điểm của PJ và NI $\Rightarrow $ KP = KN = KJ = KI.
    Tương tự MPQJ và MNQI cũng là các hình chữ nhật nên KM = KQ.
    $\Delta MDQ$ vuông tại D có DK là trung tuyến $\Rightarrow $ KD = KM = KQ.
    $\Delta NIE$ vuông tại E có EK là trung tuyến $\Rightarrow $ KE = KN = KI.
    $\Delta PJF$ vuông tại F có FK là trung tuyến $\Rightarrow $ KF = KP = KJ.
    Do đó KD = KE = KF = KM = KN = KP = KQ = KI = KJ.
    Vậy 9 điểm D, E, F, M, N, P, Q, I, J cùng thuộc đường tròn (K ; KM).
    b) Vẽ đường kính AG của đường tròn (O ; R) $\Rightarrow $ $\widehat{ABG}=\widehat{ACG}={{90}^{0}}$.
    $\Rightarrow $ BG // CH (cùng vuông góc với AB) ; CG // BH (cùng vuông góc với AC)
    $\Rightarrow $ BHCG là hình bình hành
    Mà M là trung điểm của BC nên M cũng là trung điểm của HG.
    $\Rightarrow $ MQ là đường trung bình của tam giác AHG $\Rightarrow $ MQ //$=\frac{1}{2}AG$.
    Vì MQ và AG thứ tự là đường kính của hai đường tròn (K) và (O) nên bán kính của đường tròn (K) bằng $\frac{R}{2}$.
    c) Trong tam giác AHG có MQ song song với AG.
    Ta lại có K, O thứ tự là trung điểm của MQ và AG nên H, K, O thẳng hàng và KH = KO.
    Lưu ý:
    1) Đường tròn (K ; $\frac{R}{2}$) đi qua 9 điểm đó là 3 chân đường cao, 3 trung điểm của ba cạnh và 3 trung điểm của các đoạn thẳng nối trực tâm với đỉnh của một tam giác gọi là đường tròn Ơ-le của tam giác đó.
    2) Đường thẳng OH gọi là đường thẳng Ơ-le của tam giác ABC, đường thẳng này còn đi qua trọng tâm của tam giác ABC.
    3) Tâm đường tròn Ơ-le thuộc đường thẳng Ơ-le.


    Bài 64:
    Cho tam giác ABC (AB < AC) có AD là đường phân giác, AM là đường trung tuyến. Đường tròn tâm O ngoại tiếp tam giác ADM cắt các cạnh AB, AC thứ tự ở E, F.
    a) Chứng minh rằng BE = CF.
    b) Gọi N là trung điểm của EF. Chứng minh rằng MN song song với AD.
    Giải:
    bai_64.png
    a) Đối với đường tròn (O), ta có: BE.BA = BD.BM và CF.CA = CM.CD
    Do đó $\frac{BE.BA}{CF.CA}=\frac{BD.BM}{CD.CM}$, mà BM = CM nên $\frac{BE.BA}{CF.CA}=\frac{BD}{CD}$ (1)
    Vì AD là phân giác của tam giác ABC nên $\frac{BA}{CA}=\frac{BD}{CD}$ (2)
    Từ (1) và (2) $\Rightarrow $ $\frac{BE}{CF}=1$ $\Rightarrow $ BE = CF.
    b) Gọi J là trung điểm của BF.
    Tam giác BEF có N là trung điểm của EF; J là trung điểm của BF
    $\Rightarrow $ NJ là đường trung bình của tam giác BEF
    $\Rightarrow $ NJ // EB hay NJ // AB và $NJ=\frac{BE}{2}$ (3)
    Tam giác BFC có M là trung điểm của BC; J là trung điểm của BF
    $\Rightarrow $ MJ là đường trung bình của tam giác BFC
    $\Rightarrow $ MJ // FC hay MJ // AC và $MJ=\frac{CF}{2}$ (4)
    Ta lại có BE = CF (câu a) nên từ (3) và (4) $\Rightarrow $ NJ = MJ
    Vậy tam giác MNJ cân tại J $\Rightarrow $ $\widehat{MJN}={{180}^{0}}-2.\widehat{JNM}$
    Vì NJ // AB và MJ // AC nên $\widehat{MJN}+\widehat{BAC}={{180}^{0}}$
    $\Rightarrow $ \[{{180}^{0}}-2.\widehat{JNM}+\widehat{BAC}={{180}^{0}}\]
    $\Rightarrow $ $2.\widehat{JNM}=\widehat{BAC}$
    $\Rightarrow $ $\widehat{JNM}=\frac{1}{2}\widehat{BAC}=\widehat{BAD}$
    Ta lại có NJ // AB và $\widehat{JNM}$, $\widehat{BAD}$ cùng nhọn nên NM // AD.


    Bài 65:
    Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O ; R) và ngoại tiếp đường tròn (I ; r). Tia AI cắt BC ở D và cắt đường tròn (O) ở E.
    a) Chứng minh rằng E là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác BIC.
    b) Chứng minh hệ thức AD2 = AB.AC – BD.CD.
    c) Chứng minh hệ thức IA.IE = IO2 – R2.
    d) Chứng minh hệ thức IO2 = R2 – 2Rr (Hệ thức Ơ-le).
    e) Chứng minh bất đẳng thức $R\ge 2r$, dấu “=” xảy ra khi nào?
    f) Giả sử BC cố định, A chuyển động trên cung lớn BC. Xác định vị trí điểm A để AI có độ dài lớn nhất.
    Giải:
    bai_65.png
    a) Vì I là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC
    $\Rightarrow $ AE là phân giác của góc BAC
    $\Rightarrow $ $\overset\frown{EB}=\overset\frown{EC}$ $\Rightarrow $ EB = EC (1)
    Vì I là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC
    $\Rightarrow $ $\widehat{BAE}=\widehat{CAE}=\frac{1}{2}\widehat{BAC}$ ; $\widehat{IBA}=\widehat{IBC}=\frac{1}{2}\widehat{ABC}$
    Ta lại có $\widehat{CAE}=\widehat{CBE}$ (hai góc nội tiếp cùng chắn cung EC)
    Từ đó suy ra $\widehat{EBI}=\widehat{EIB}$ (cùng bằng $\frac{1}{2}\widehat{BAC}+\frac{1}{2}\widehat{ABC}$)
    Vậy tam giác EBI cân tại E $\Rightarrow $ EB = EI (2)
    Từ (1) và (2) $\Rightarrow $ EB = EC = EI
    Vậy E là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác BIC.
    b) Trong đường tròn (O) ta có AD.DE = BD.CD (3)
    $\Delta ABD$ và $\Delta AEC$ có $\widehat{BAD}=\widehat{EAC}$ và $\widehat{ABD}=\widehat{AEC}$
    $\Rightarrow $ $\Delta ABD$ ഗ$\Delta AEC$ (g-g)
    $\Rightarrow $ $AD.AE=AB.AC$ (4)
    Từ (3) và (4) $\Rightarrow $ AD.AE – AD.DE = AB.AC – BD.CD
    $\Rightarrow $ AD(AE – DE) = AB.AC – BD.CD
    $\Rightarrow $ AD2 = AB.AC – BD.CD.
    c) Qua I vẽ đường kính MN của đường tròn (O ; R)
    Trong đường tròn (O) ta có IA.IE = IM.IN = (R – IO)(R + IO) = R2 – IO2 (5)
    d) Vẽ đường kính BG của đường tròn (O ; R)
    $\Rightarrow $ $\Delta BEG$ vuông tại E
    Vẽ IK vuông góc với AB tại K $\Rightarrow $ IK = r.
    $\Delta BEG$ và $\Delta IKA$ có $\widehat{BEG}=\widehat{IKA}={{90}^{0}}$ và $\widehat{BGE}=\widehat{IAK}$
    $\Rightarrow $ $\Delta BEG$ ഗ$\Delta IKA$ (g-g)
    $\Rightarrow $ IA.BE = BG.IK
    $\Rightarrow $ IA.IE = 2Rr (vì BE = IE, BG = 2R, IK = r) (6)
    Từ (5) và (6) $\Rightarrow $ R2 – IO2 = 2Rr $\Rightarrow $ IO2 = R2 – 2Rr.
    e) Theo câu d) ta có IO2 = R2 – 2Rr
    $\Rightarrow $ R2 – 2Rr $\ge $ 0
    $\Rightarrow $ R2 $\ge $ 2Rr
    $\Rightarrow $ R $\ge $ 2r
    Dấu “=” xảy ra khi I trùng O hay tam giác ABC đều.
    f) Vì BC cố định nên E là điểm chính giữa cung nhỏ BC cũng cố định
    $\Rightarrow $ EB = EC không đổi
    Mà EB = EI (câu a) nên EI không đổi
    Ta lại có AE = AI + EI
    Do đó AI lớn nhất $\Leftrightarrow $ AE lớn nhất $\Leftrightarrow $ AE là đường kính của đường tròn (O).