Một số bài toán hình học lớp 8&9 hay và khó _ Kì 2

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tác giả: ĐOÀN VĂN TRÚC
    --------- ---------

    Bài 5:

    Từ điểm A ở ngoài (O;R), vẽ tiếp tuyến AM với M là tiếp điểm. Vẽ đường tròn tâm A, bán kính AO cắt đường tròn (O) tại hai điểm P và Q. Chứng minh : PQ đi qua trung điểm của OM.
    Cách 1:
    bai_5.png
    Giả sử đường thẳng OM cắt PQ tại N, cắt đường tròn (A) tại điểm thứ hai B và cắt đường tròn (O) tại điểm thứ hai C.
    Xét đường tròn (O) ta có NP.NQ = NM.NC
    Xét đường tròn (A) ta có NP.NQ = NO.NB
    Do đó NM.NC = NO.NB
    $\Rightarrow $ $\frac{NM}{NB}=\frac{NO}{NC}$ $\Rightarrow $ $\frac{NM}{NB-NM}=\frac{NO}{NC-NO}$ $\Rightarrow $ $\frac{NM}{MB}=\frac{NO}{OC}$ (1)
    Vì AM là tiếp tuyến của (O), M là tiếp điểm
    $\Rightarrow \widehat{AMO}={{90}^{0}}$ hay AM $\bot $ OB $\Rightarrow $ MB = MO $\Rightarrow $ MB = MO = OC (2)
    Từ (1) và (2) $\Rightarrow $ NM = NO.
    Vậy PQ đi qua trung điểm N của OM.

    Cách 2:

    bai_5.2.png
    Gọi N là giao điểm của OM và PQ; Vẽ đường kính OB của đường tròn (A) cắt PQ tại H.
    Vì PQ là dây chung của hai đường tròn (O) và (A)
    $\Rightarrow $ OA $\bot $ PQ tại H và HP = HQ
    Vì AM là tiếp tuyến của đường tròn (O), M là tiếp điểm $\Rightarrow \widehat{AMO}={{90}^{0}}$
    Do đó $\Delta $OHN ഗ$\Delta $OMA (g-g) $\Rightarrow $ ON.OM = OH.OA = OH.R (1)
    Vì OB là đường kính của đường tròn (A) $\Rightarrow \widehat{OQB}={{90}^{0}}$
    Tam giác OQB vuông tại Q, đường cao QH
    $\Rightarrow $ OH.OB = OQ2 $\Rightarrow $ OH.2R = OM2 (2)
    Từ (1) và (2) $\Rightarrow $ 2.ON.OM = OM2 $\Rightarrow $ 2.ON = OM.
    Vậy PQ đi qua trung điểm N của OM.

    Bài 6:
    Từ điểm A ở ngoài (O;R), vẽ tiếp tuyến AM với M là tiếp điểm. Vẽ đường tròn tâm M, bán kính MO cắt đường tròn (O) tại P và Q.
    Chứng minh : PQ đi qua trung điểm của OA.
    Lưu ý : bài 5 và bài 6 tương tự giống nhau

    bai_6.png
    Dễ thấy OP = OQ = MP = MQ = R
    $\Rightarrow $ OPMQ là hình thoi
    $\Rightarrow $ PQ là đường trung trực của OM (1)
    Vì AM là tiếp tuyến của đường tròn (O), M là tiếp điểm
    $\Rightarrow $ $\Delta $AMO vuông tại M (2)
    Từ (1) và (2) suy ra đường thẳng PQ đi qua trung điểm I của OA.

    Bài 7:
    Từ điểm A ở ngoài (O;R) sao cho OA = 2R, vẽ hai tiếp tuyến AB, AC (B, C là các tiếp điểm), OA cắt BC tại H và cắt đường tròn (O) tại M. Vẽ CK vuông góc với AB tại K; HK cắt BM tại I; CI cắt đường tròn (O) tại E. Vẽ đường kính CD.
    Chứng minh: ba điểm A, E, D thẳng hàng.

    bai_7.png
    Theo tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau ta có AB = AC.
    Ta lại có OB = OC = R $\Rightarrow $ AO là trung trực của BC
    $\Rightarrow $ AO $\bot $ BC tại H và HB = HC
    Vì AB là tiếp tuyến của đường tròn (O) $\Rightarrow $ $\widehat{ABO}={{90}^{0}}$.
    Tam giác ABO vuông tại B ta có sin$\widehat{OAB}$ = $\frac{OB}{OA}=\frac{R}{2R}=\frac{1}{2}$ $\Rightarrow $ $\widehat{OAB}={{30}^{0}}$
    Theo tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau
    $\Rightarrow $ $\widehat{OAB}=\widehat{OAC}={{30}^{0}}$ $\Rightarrow $ $\widehat{BAC}={{60}^{0}}$ $\Rightarrow $ $\Delta $ABC là tam giác đều
    Vì M thuộc trung trực AO của BC nên MB = MC
    $\Rightarrow $ $\overset\frown{MB}=\overset\frown{MC}$ $\Rightarrow $ $\widehat{ACM}=\widehat{MCB}$ $\Rightarrow $ CM là phân giác của $\widehat{ACB}$
    Vì tam giác ABC đều nên C, M, K thẳng hàng
    Tứ giác MKBH nội tiếp (vì $\widehat{MKB}+\widehat{MHB}={{90}^{0}}+{{90}^{0}}={{180}^{0}}$)
    $\Rightarrow $ IM.IB = IK.IH
    Vì MB và CE là hai dây cung của đường tròn (O) nên IM.IB = IE.IC
    Do đó IK.IH = IE.IC $\Rightarrow $ tứ giác KEHC nội tiếp
    Vì $\widehat{AKC}=\widehat{AHC}={{90}^{0}}$ nên tứ giác AKHC nội tiếp
    Từ đó suy ra 5 điểm A, K, E, H, C cùng thuộc đường tròn đường kính AC
    $\Rightarrow $ $\widehat{AEC}={{90}^{0}}$, mà $\widehat{CED}={{90}^{0}}$ nên ba điểm A, E, D thẳng hàng.

    Bài 8:
    Từ điểm A ở ngoài (O;R) sao cho OA > 2R, vẽ hai tiếp tuyến AB, AC (B, C là tiếp điểm). Vẽ dây cung CM song song với AB, AM cắt (O) tại N. Gọi I là trung điểm OA. Chứng minh : Tam giác BNI vuông tại N.

    bai_8.png
    Vì AB, AC là các tiếp tuyến $\Rightarrow $ $\widehat{ABO}=\widehat{ACO}={{90}^{0}}$
    Dễ thấy AO $\bot $ BC tại H và HB = HC
    Ta có AH.AO = AN.AM (cùng bằng AB2)
    $\Rightarrow $ Tứ giác HOMN nội tiếp $\Rightarrow $ $\widehat{OHM}=\widehat{ONM}$; $\widehat{AHN}=\widehat{OMN}$
    Mà $\widehat{ONM}=\widehat{OMN}$ nên $\widehat{OHM}=\widehat{AHN}$.
    Ta lại có $\widehat{MOH}=\widehat{ANH}$$\Rightarrow $ $\Delta $MOH ഗ$\Delta $ANH (g-g) $\Rightarrow $ HO.HA = HM.HN
    Tam giác ACO vuông tại C, đường cao CH $\Rightarrow $ HC2 = HO.HA
    Do đó HC2 = HM.HN
    Mà $\widehat{CHM}=\widehat{CHN}$$\Rightarrow $ $\Delta $HMC ഗ$\Delta $HCN (c-g-c)
    $\Rightarrow $ $\widehat{MCH}=\widehat{CNH}$, mà $\widehat{MCH}=\widehat{MNB}$ nên $\widehat{MNB}=\widehat{CNH}$ $\Rightarrow $ $\widehat{CNM}=\widehat{BNH}$
    Vì CM // AB, mà AB là tiếp tuyến nên $\overset\frown{BC}=\overset\frown{BM}$ $\Rightarrow $ BC = BM
    $\Rightarrow $ $\Delta $BCM cân tại B, mà OB $\bot $ AB nên OB $\bot $ CM
    $\Rightarrow $ BO là phân giác của $\widehat{CBM}$
    Mà $\widehat{OBH}=\widehat{BAI}$ nên $\widehat{CBM}=2.\widehat{BAI}$
    Ta lại có $\widehat{BIO}=2.\widehat{BAI}$ $\Rightarrow $ $\widehat{BIO}=\widehat{CBM}$
    Mặt khác $\widehat{CNM}=\widehat{CBM}$ và $\widehat{CNM}=\widehat{BNH}$ (cmt) nên $\widehat{BIO}=\widehat{BNH}$
    Do đó tứ giác BHNI nội tiếp, mà $\widehat{BHI}={{90}^{0}}$nên $\widehat{BNI}={{90}^{0}}$
    Vậy tam giác BNI vuông tại N.