Một số bài toán hình học lớp 8&9 hay và khó _ Kì 21

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tác giả: ĐOÀN VĂN TRÚC
    --------- ---------

    Bài 72:
    Cho đường tròn (O ; R) và dây BC cố định. Điểm A chuyển động trên cung lớn BC sao cho tam giác ABC là tam giác nhọn. Gọi H là giao điểm các đường cao AD, BE, CF của tam giác ABC.
    1. Xác định vị trí điểm A trên cung lớn BC để:
    a) SABC đạt giá trị lớn nhất.
    b) CABC đạt giá trị lớn nhất.
    c) CDEF đạt giá trị lớn nhất.
    d) Tổng HA + HB + HC đạt giá trị lớn nhất.
    e) Tổng các khoảng cách từ O đến các cạnh BC, CA, AB lớn nhất.
    Giải:
    bai_72.png
    a) Vẽ bán kính OI của đường tròn (O) vuông góc với BC tại K.
    Ta có $AD\le AO+OK=R+OK$ không đổi.
    Dấu “=” xảy ra khi $D\equiv K$$\Leftrightarrow $ A là điểm chính giữa cung lớn BC.
    Do đó \[{{S}_{ABC}}=\frac{1}{2}BC.AD\le \frac{1}{2}BC\left( R+OK \right)\] không đổi.
    Dấu “=” xảy ra khi A là điểm chính giữa cung lớn BC.
    Vậy khi A là điểm chính giữa cung lớn BC thì SABC đạt giá trị lớn nhất là $\frac{BC\left( R+OK \right)}{2}$.
    b) Vì bán kính OI của đường tròn (O) vuông góc với BC tại K.
    $\Rightarrow $ KB = KC, IB = IC và $\overset\frown{IB}=\overset\frown{IC}$
    Áp dụng hệ thức Po-to-le-me ta có AI.BC = AB.IC + AC.IB = (AB + AC)IB
    Vì BC và IB không đổi nên AB + AC lớn nhất $\Leftrightarrow $ AI lớn nhất $\Leftrightarrow $ AI là đường kính của đường tròn (O) $\Leftrightarrow $ A là điểm chính giữa cung lớn BC.
    Do đó CABC = AB + AC + BC $\le $ $\frac{2R.BC}{IB}+BC$ không đổi
    Dấu “=” xảy ra khi A là điểm chính giữa cung lớn BC.
    Vậy khi A là điểm chính giữa cung lớn BC thì CABC đạt giá trị lớn nhất là $\frac{2R.BC}{IB}+BC$.
    c) Vẽ tia tiếp tuyến Ax của đường tròn (O) $\Rightarrow $ OA $\bot $ Ax
    Ta có $\widehat{xAC}$ là góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung và $\widehat{ABC}$ là góc nội tiếp cùng chắn cung AC $\Rightarrow $ $\widehat{xAC}=\widehat{ABC}$
    Ta lại có $\widehat{BFC}=\widehat{BEC}={{90}^{0}}$ nên tứ giác BCEF nội tiếp
    $\Rightarrow $ $\widehat{\text{AEF}}=\widehat{ABC}$ (cùng bù với $\widehat{FEC}$)
    $\Rightarrow $ $\widehat{xAC}=\widehat{AEF}$ $\Rightarrow $ EF // Ax $\Rightarrow $ OA $\bot $ EF
    Tương tự OB $\bot $ DF ; OC $\bot $ DE
    Ta có SABC = (SOFA + SOEA) + (SOEC + SODC) + (SODB + SOFB)
    $\Rightarrow $ ${{S}_{ABC}}=\frac{1}{2}OA.EF+\frac{1}{2}OC.DE+\frac{1}{2}OB.DF=\frac{1}{2}R\left( EF+DE+DF \right)=\frac{1}{2}R.{{C}_{DEF}}$
    Do đó CDEF lớn nhất $\Leftrightarrow $ SABC lớn nhất $\Leftrightarrow $ A là điểm chính giữa cung lớn BC.
    d) Vẽ đường kính BM của đường tròn (O) $\Rightarrow $ $\widehat{BAM}=\widehat{BCM}={{90}^{0}}$
    $\Rightarrow $ AM // CH (cùng vuông góc với AB) ; CM // BH (cùng vuông góc với AC)
    $\Rightarrow $ AMCH là hình bình hành $\Rightarrow $ CM = HA
    Tam giác BCM có KB = KC ; OB = OM
    $\Rightarrow $ OK là đường trung bình của tam giác BCM
    $\Rightarrow $ $OK=\frac{1}{2}CM$ $\Rightarrow $ $OK=\frac{1}{2}HA$ $\Rightarrow $ HA = 2OK không đổi
    Do đó HA + HB + HC lớn nhất $\Leftrightarrow $ HB + HC lớn nhất.
    Tứ giác AEHF có $\widehat{AEH}=\widehat{AFH}={{90}^{0}}$ $\Rightarrow $ $\widehat{EHF}+\widehat{EAF}={{180}^{0}}$
    Mà BC cố định nên $\widehat{BAC}$ không đổi $\Rightarrow $ $\widehat{EHF}={{180}^{0}}-\widehat{EAF}$ không đổi
    Vì A chuyển động trên cung lớn BC nên H chuyển động trên cung chứa góc ${{180}^{0}}-\widehat{EAF}$ dựng trên đoạn BC cùng phía với A.
    Theo kết quả câu b) thì HB + HC lớn nhất $\Leftrightarrow $ H là điểm chính giữa cung chứa góc ${{180}^{0}}-\widehat{EAF}$ dựng trên đoạn BC cùng phía với A $\Leftrightarrow $ A là điểm chính giữa cung lớn BC.
    e) Gọi x, y, z thứ tự là khoảng cách từ O đến các cạnh BC, CA, AB của tam giác ABC.
    Theo kết quả câu d) ta có HA = 2x ; HB = 2y ; HC = 2z
    $\Rightarrow $ HA + HB + HC = 2(x + y + z)
    Do đó:
    x + y + z lớn nhất $\Leftrightarrow $ HA + HB + HC lớn nhất $\Leftrightarrow $ A là điểm chính giữa cung lớn BC.


    Bài 73:
    Cho đường tròn (O ; R) và dây cung BC cố định. Điểm A chuyển động trên cung lớn BC. Gọi I là giao điểm các đường phân giác trong AD, BE, CF của tam giác ABC. Các tia AD, BE, CF lần lượt cắt đường tròn (O) ở M, N, P.
    a) Chứng minh rằng điểm I thuộc một cung tròn cố định.
    b) Xác định vị trí điểm A để IA + IB + IC đạt giá trị lớn nhất.
    c) AB cắt MP ở L; AC cắt MN ở K. Chứng minh rằng 3 điểm L, I, K thẳng hàng.
    d) Chứng minh rằng PN tiếp xúc với một đường tròn cố định.
    Giải:
    b_73.png
    a) Vì AM là phân giác của $\widehat{BAC}$ $\Rightarrow $ $\widehat{MAB}=\widehat{MAC}$ $\Rightarrow $ $\overset\frown{MB}=\overset\frown{MC}$ $\Rightarrow $ MB = MC.
    Vì BN là phân giác của $\widehat{ABC}$ $\Rightarrow $ $\widehat{NBC}=\widehat{NBA}$ $\Rightarrow $ $\overset\frown{NC}=\overset\frown{NA}$ $\Rightarrow $ NC = NA.
    Vì CP là phân giác của $\widehat{ACB}$ $\Rightarrow $ $\widehat{PCA}=\widehat{PCB}$ $\Rightarrow $ $\overset\frown{PA}=\overset\frown{PB}$ $\Rightarrow $ PA = PB.
    Ta có $\widehat{MBI}=\frac{s\text{}\overset\frown{MC}+s\text{}\overset\frown{NC}}{2}$ ; $\widehat{MIB}=\frac{s\text{}\overset\frown{MB}+s\text{}\overset\frown{NA}}{2}$ $\Rightarrow $ $\widehat{MBI}=\widehat{MIB}$
    Vậy tam giác MBI cân tại I $\Rightarrow $ MB = MI. Do đó MB = MI = MC không đổi.
    Vậy điểm I thuộc cung tròn tâm M bán kính MB cố định nằm trong đường tròn (O).
    b) Tổng IA + IB + IC lớn nhất $\Leftrightarrow $ IA và IB + IC đồng thời lớn nhất.
    Ta có MA = MI + IA và MI không đổi
    Do đó IA lớn nhất $\Leftrightarrow $ MA lớn nhất $\Leftrightarrow $ MA là đường kính của (O) $\Leftrightarrow $ A là điểm chính giữa cung lớn BC.
    Theo bài 25 ta có IB + IC lớn nhất $\Leftrightarrow $ I là điểm chính giữa cung BC của đường tròn tâm M bán kính MB $\Leftrightarrow $ A là điểm chính giữa cung lớn BC.
    Vậy khi A là điểm chính giữa cung lớn BC thì tổng IA + IB + IC đạt giá trị lớn nhất.
    c) Tương tự câu a) ta có PI = PB = PA và NI = NC = NA.
    Ta lại có MI = MB = MC
    $\Rightarrow $ MP là trung trực của BI $\Rightarrow $ LB = LI $\Rightarrow $ $\Delta LBI$ cân tại L $\Rightarrow $ $\widehat{LBI}=\widehat{LIB}$
    Ta lại có $\widehat{LBI}=\widehat{IBC}$ $\Rightarrow $ $\widehat{IBC}=\widehat{LIB}$ $\Rightarrow $ IL // BC
    Chứng minh tương tự ta được IK // BC
    Theo tiên đề Ơ-clit $\Rightarrow $ 3 điểm L, I, K thẳng hàng.

    Cách khác:

    Ta có $\widehat{ALP}=\widehat{AIP}$ (cùng bằng $\frac{1}{2}\left( \widehat{BAC}+\widehat{ACB} \right)$)
    $\Rightarrow $ Tứ giác AILP nội tiếp $\Rightarrow $ $\widehat{PIL}=\widehat{PAL}$, mà $\widehat{PCB}=\widehat{PAL}$ nên $\widehat{PIL}=\widehat{PCB}$ $\Rightarrow $ IL // BC.
    Chứng minh tương tự IK // BC. Theo tiên đề Ơ-clit $\Rightarrow $ 3 điểm L, I, K thẳng hàng.
    d) Ta có $\widehat{MNP}=\frac{s\text{}\overset\frown{MB}+s\text{}\overset\frown{PB}}{2}$ và $\widehat{AMN}=\frac{s\text{}\overset\frown{NA}}{2}$
    Do đó $\widehat{MNP}+\widehat{AMN}=\frac{s\text{}\overset\frown{MB}+s\text{}\overset\frown{PB}+s\text{}\overset\frown{NA}}{2}=\frac{s\text{}\overset\frown{BC}+s\text{}\overset\frown{AB}+s\text{}\overset\frown{CA}}{4}=\frac{{{360}^{0}}}{4}={{90}^{0}}$
    Vậy AM vuông góc với NP.
    Chứng minh tương tự ta được BN $\bot $ MP ; CP $\bot $ MN.
    Vậy I là trực tâm của tam giác MNP
    Vẽ OJ $\bot $ NP tại J, theo bài 25 thì $OJ=\frac{1}{2}MI$ không đổi
    Vậy NP luôn tiếp xúc với đường tròn tâm O bán kính $\frac{1}{2}MI$ cố định.

    Cách khác:

    Vì $\overset\frown{PA}=\overset\frown{PB}$ nên $OP\bot AB$; $\overset\frown{NA}=\overset\frown{NC}$ nên $ON\bot AC$
    Do đó $\widehat{PON}={{180}^{0}}-\widehat{BAC}$
    Vẽ OJ $\bot $ NP tại J.
    Vì tam giác OPN cân tại O nên OJ là phân giác của $\widehat{PON}$
    $\Rightarrow $ $\widehat{POJ}=\frac{1}{2}\widehat{PON}={{90}^{0}}-\frac{1}{2}\widehat{BAC}$ không đổi
    $\Rightarrow $ $OJ=OP.cos\widehat{POJ}=R.cos\left( {{90}^{0}}-\frac{1}{2}\widehat{BAC} \right)=R.\sin \frac{A}{2}$ không đổi.
    Vậy NP luôn tiếp xúc với đường tròn tâm O bán kính $R.\sin \frac{A}{2}$ cố định.


    Bài 74:
    Cho hình thang ABCD (AB // CD), O là giao điểm hai đường chéo AC và BD, M là trung điểm của CD. Hai đường tròn (I) và (I’) lần lượt ngoại tiếp hai tam giác AOD và BOC cắt nhau tại điểm K (K khác O). Chứng minh rằng $\widehat{KOC}=\widehat{MOD}$.
    Giải:
    b_74.png
    Ta có $\widehat{KAO}=\widehat{KDO}$ ; $\widehat{KBO}=\widehat{KCO}$ $\Rightarrow \Delta KAC$ ∽ $\Delta KDB$ (g-g).
    Trên đường chéo BD lấy điểm O’ sao cho O’D = OB.
    Ta có $\frac{OA}{OC}=\frac{OB}{OD}=\frac{O'D}{O'B}$ $\Rightarrow \Delta KOC$ ∽ $\Delta KO'B$ (c-g-c).
    $\Rightarrow \widehat{KOC}=\widehat{KO'B}$, mà $\widehat{KOC}=\widehat{KBC}$ nên $\widehat{KO'B}=\widehat{KBC}$.
    Ta lại có $\widehat{KOO'}=\widehat{KCB}$ (cùng bù với $\widehat{KOB}$)
    Do đó $\Delta KO'O$ ∽ $\Delta KBC$ (g-g).
    Gọi N, P thứ tự là trung điểm của OO’ và BC
    $\Rightarrow \Delta KON$ ∽ $\Delta KCP$ (c-g-c) $\Rightarrow \frac{ON}{CP}=\frac{OK}{CK}$
    Vì N là trung điểm của OO’ nên N cũng là trung điểm của BD.
    Ta lại có M là trung điểm của CD nên MN là đường trung bình của tam giác BCD
    $\Rightarrow $ MN // BC và $MN=\frac{BC}{2}=BP=CP$.
    Từ đó suy ra $\frac{ON}{MN}=\frac{OK}{CK}$ và $\widehat{ONM}=\widehat{OKC}$ (cùng bù với $\widehat{OBC}$).
    $\Rightarrow \Delta ONM$ ∽ $\Delta OKC$ (c-g-c) $\Rightarrow \widehat{NOM}=\widehat{KOC}$ (đpcm).