Một số bài toán hình học lớp 8&9 hay và khó _ Kì 26

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tác giả: ĐOÀN VĂN TRÚC
    --------- ---------

    Bài 87:
    Cho tam giác ABC có các đường phân giác AA’và BB’ cắt nhau tại I (A’$\in $ BC, B’$\in $AC) sao cho $\frac{IA}{IA'}=\frac{\sqrt{3}+1}{2};\frac{IB}{IB'}=\sqrt{3}$. Tính các góc của tam giác ABC.
    Giải:
    bai_87.png
    Áp dụng tính chất của đường phân giác, ta có:
    $\frac{IA}{I{{A}^{/}}}=\frac{BA}{B{{A}^{/}}}=\frac{AC}{C{{A}^{/}}}=\frac{BA+AC}{B{{A}^{/}}+C{{A}^{/}}}=\frac{BA+AC}{BC}=\frac{b+c}{a}$
    $\frac{IB}{I{{B}^{/}}}=\frac{AB}{A{{B}^{/}}}=\frac{BC}{C{{B}^{/}}}=\frac{AB+BC}{A{{B}^{/}}+C{{B}^{/}}}=\frac{AB+BC}{AC}=\frac{a+c}{b}$
    Theo đề ta có:
    $\left\{ \begin{align}
    & \frac{b+c}{a}=\frac{\sqrt{3}+1}{2} \\
    & \frac{a+c}{b}=\sqrt{3} \\
    \end{align} \right. $ $\Leftrightarrow \left\{ \begin{align}
    & \frac{b+c}{\sqrt{3}+1}=\frac{a}{2}=\frac{a+b+c}{\sqrt{3}+3}=\frac{a+b+c}{\sqrt{3}\left( 1+\sqrt{3} \right)} \\
    & \frac{a+c}{\sqrt{3}}=\frac{b}{1}=\frac{a+b+c}{\sqrt{3}+1} \\
    \end{align} \right.$
    $\Rightarrow $ $\frac{a\sqrt{3}}{2}=\frac{b}{1}=\frac{a+c}{\sqrt{3}}=\frac{a\sqrt{3}+c\sqrt{3}}{3}=\frac{c\sqrt{3}}{1}$
    $\Rightarrow $ $\frac{a}{2}=\frac{b}{\sqrt{3}}=\frac{c}{1}$
    $\Rightarrow \frac{{{a}^{2}}}{4}=\frac{{{b}^{2}}}{3}=\frac{{{c}^{2}}}{1}=\frac{{{b}^{2}}+{{c}^{2}}}{4}$
    $\Rightarrow $ a2 = b2 + c2
    Vậy tam giác ABC vuông tại A và BC = 2AB nên tam giác ABC là nửa tam giác đều.


    Bài 88:
    Cho tam giác ABC.
    Chứng minh rằng nếu $\frac{\widehat{A}}{3}=\frac{\widehat{B}}{4}=\frac{\widehat{C}}{5}$ thì $\frac{BC}{2}=\frac{CA}{\sqrt{6}}=\frac{AB}{1+\sqrt{3}}$.
    Từ đó hãy suy ra $\sin {{75}^{0}}=\frac{\sqrt{2}+\sqrt{6}}{2}$ mà không cần sử dụng đến máy tính.
    Giải:

    bai_88.png
    Ta có $\frac{\widehat{A}}{3}=\frac{\widehat{B}}{4}=\frac{\widehat{C}}{5}=\frac{\widehat{A}+\widehat{B}+\widehat{C}}{3+4+5}=\frac{{{180}^{0}}}{12}={{15}^{0}}$ $\Rightarrow $ $\widehat{A}={{45}^{0}}$; $\widehat{B}={{60}^{0}}$; $\widehat{C}={{75}^{0}}$.
    Vẽ các đường cao AD, BE, CF của tam giác ABC. Gọi H là trực tâm của tam giác ABC.
    Áp dụng tỉ số lượng giác của góc nhọn, ta có:
    ACsinA = BCsinB (cùng bằng CF)
    $\Rightarrow \frac{BC}{\sin A}=\frac{CA}{\sin B}\Rightarrow \frac{BC}{\frac{\sqrt{2}}{2}}=\frac{CA}{\frac{\sqrt{3}}{2}}\Rightarrow \frac{BC}{\sqrt{2}}=\frac{CA}{\sqrt{3}}\Rightarrow \frac{BC}{2}=\frac{CA}{\sqrt{6}}$
    Đặt $\frac{BC}{2}=\frac{CA}{\sqrt{6}}=k$ $\Rightarrow $ BC = 2k.
    Tam giác BFC là nửa tam giác đều (vì $\widehat{F}={{90}^{0}}$; $\widehat{B}={{60}^{0}}$)
    $\Rightarrow BF=\frac{BC}{2}=k$; $CF=\frac{BC\sqrt{3}}{2}=k\sqrt{3}$.
    Tam giác AFC vuông cân tại F (vì $\widehat{F}={{90}^{0}}$; $\widehat{A}={{45}^{0}}$) $\Rightarrow AF=CF=k\sqrt{3}$.
    Do đó AB = AF + BF = $k\sqrt{3}+k=\left( 1+\sqrt{3} \right)k$ $\Rightarrow \frac{AB}{1+\sqrt{3}}=k$.
    Vậy $\frac{BC}{2}=\frac{CA}{\sqrt{6}}=\frac{AB}{1+\sqrt{3}}=k$ (đpcm).
    Nhận xét:
    Chứng minh tương tự như phần đầu, ta được $\frac{BC}{\sin A}=\frac{CA}{\sin B}=\frac{AB}{\sin C}$.
    Áp dụng vào bài toán này, ta có $\frac{BC}{\sin {{45}^{0}}}=\frac{CA}{\sin {{60}^{0}}}=\frac{AB}{\sin {{75}^{0}}}$ (1)
    Ta lại có đẳng thức $\frac{BC}{2}=\frac{CA}{\sqrt{6}}=\frac{AB}{1+\sqrt{3}}$ $\Leftrightarrow $ $\frac{BC}{\frac{\sqrt{2}}{2}}=\frac{CA}{\frac{\sqrt{3}}{2}}=\frac{AB}{\frac{1+\sqrt{3}}{2\sqrt{2}}}$ (2)
    Từ (1) và (2) suy ra:
    $\sin {{75}^{0}}=\frac{1+\sqrt{3}}{2\sqrt{2}}=\frac{\sqrt{2}+\sqrt{6}}{2}$ (không cần sử dụng máy tính)


    Bài 89:
    Không sử dụng máy tính và bảng số.
    Chứng minh rằng: $cos{{6}^{0}}=\frac{\sqrt{3}+\sqrt{15}+\sqrt{10-2\sqrt{5}}}{8}$.
    Giải:
    Bổ đề 1:
    Chứng minh rằng $\sin {{36}^{0}}=\frac{\sqrt{10-2\sqrt{5}}}{4}$.
    Xét tam giác ABC cân tại A có $\widehat{A}={{36}^{0}}$, BC = 1. Khi đó $\widehat{B}=\widehat{C}={{72}^{0}}$.
    bai_89.1.png
    Vẽ đường phân giác CD $\Rightarrow \widehat{ACD}=\widehat{BCD}={{36}^{0}}$.
    Do đó tam giác ADC cân tại D và tam giác BCD cân tại C.
    $\Rightarrow $ AD = CD = BC = 1.
    Vẽ DH vuông góc với AC. Đặt AH = CH = x
    Như vậy $cos{{36}^{0}}=\frac{AH}{AD}=\frac{x}{1}=x$
    Ta có AB = AC = 2x và BD = 2x – 1.
    Áp dụng tính chất đường phân giác, ta có:
    $\frac{AD}{BD}=\frac{AC}{BC}\Leftrightarrow \frac{1}{2x-1}=\frac{2x}{1}\Leftrightarrow 4{{x}^{2}}-2x-1=0$
    Giải phương trình trên ta được nghiệm dương là $x=\frac{1+\sqrt{5}}{4}$, hay $cos{{36}^{0}}=\frac{1+\sqrt{5}}{4}$.
    Do đó $\sin {{36}^{0}}=\sqrt{1-co{{s}^{2}}{{36}^{0}}}=\sqrt{1-{{\left( \frac{1+\sqrt{5}}{4} \right)}^{2}}}=\sqrt{1-\frac{6+2\sqrt{5}}{16}}=\frac{\sqrt{10-2\sqrt{5}}}{4}$ (đpcm).

    Bổ đề 2:
    (Bạn đọc tự chứng minh)
    Chứng minh rằng “Nếu tam giác ABC nhọn thì $\frac{BC}{\sin A}=\frac{CA}{\sin B}=\frac{AB}{\sin C}$”.
    Gợi ý: Vẽ các đường cao của tam giác ABC, rồi áp dụng tỉ số lượng giác của góc nhọn.
    Bây giờ ta trở lại bài toán ban đầu:
    bai_89.2.png
    Xét tam giác ABC có: $\widehat{A}={{84}^{0}}\,\,;\,\,\widehat{B}={{60}^{0}}\,\,;\,\,\widehat{C}={{36}^{0}}$và AB = 2.
    Vẽ đường cao AH. Trên cạnh BC lấy điểm D sao cho BD = AB = 2. Khi đó tam giác ABD là tam giác đều.
    $\Rightarrow $ HB = HD = 1 và $AH=\sqrt{3}$.
    Theo Bổ đề 1,2 ta có: $\frac{BC}{\sin {{84}^{0}}}=\frac{CA}{\sin {{60}^{0}}}=\frac{2}{\sin {{36}^{0}}}$ $\Rightarrow $ $CA=\frac{4\sqrt{3}}{\sqrt{10-2\sqrt{5}}}$.
    Áp dụng định lí Py-ta-go vào tam giác vuông AHC, ta có:
    $CH=\sqrt{{{\left( \frac{4\sqrt{3}}{\sqrt{10-2\sqrt{5}}} \right)}^{2}}-{{\left( \sqrt{3} \right)}^{2}}}=\sqrt{\frac{48}{10-2\sqrt{5}}-3}=\sqrt{\frac{18+6\sqrt{5}}{10-2\sqrt{5}}}=\frac{\sqrt{3}+\sqrt{15}}{\sqrt{10-2\sqrt{5}}}$.
    Do đó BC = BH + CH = 1 + $\frac{\sqrt{3}+\sqrt{5}}{\sqrt{10-2\sqrt{5}}}$ = $\frac{\sqrt{3}+\sqrt{15}+\sqrt{10-2\sqrt{5}}}{\sqrt{10-2\sqrt{5}}}$.
    Vậy $\sin {{84}^{0}}=\frac{BC\sin {{36}^{0}}}{2}=\frac{\sqrt{3}+\sqrt{15}+\sqrt{10-2\sqrt{5}}}{2\sqrt{10-2\sqrt{5}}}.\frac{\sqrt{10-2\sqrt{5}}}{4}=\frac{\sqrt{3}+\sqrt{15}+\sqrt{10-2\sqrt{5}}}{8}$.
    Do đó $cos{{6}^{0}}=\frac{\sqrt{3}+\sqrt{15}+\sqrt{10-2\sqrt{5}}}{8}$.