Một số bài toán hình học lớp 8&9 hay và khó _ Kì 28

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tác giả: ĐOÀN VĂN TRÚC
    --------- ---------

    Bài 93:
    Cho tam giác nhọn ABC nội tiếp đường tròn (O;R). Tia AO cắt cạnh BC tại D. Trên các cạnh AB, AC lần lượt lấy các điểm E và F sao cho DE = DB và DF = DC. Chứng minh rằng EF song song với BC.
    Giải:
    bai_93.png
    Ta có OA = OB = OC = R
    $\Rightarrow $ Các $\Delta $AOB; $\Delta $BOC; $\Delta $COA cân tại O
    $\Rightarrow $ $\widehat{{{A}_{1}}}=\widehat{{{B}_{2}}}$ ; $\widehat{{{B}_{1}}}=\widehat{{{C}_{2}}}$ ; $\widehat{{{C}_{1}}}=\widehat{{{A}_{2}}}$
    $\Delta $DBE cân tại D (DE = DB) $\Rightarrow $ $\widehat{DEB}=\widehat{DBE}$ $\Rightarrow $ $\widehat{{{A}_{1}}}+\widehat{ADE}=\widehat{{{B}_{1}}}+\widehat{{{B}_{2}}}$$\Rightarrow $ $\widehat{ADE}=\widehat{{{B}_{1}}}$
    $\Delta $DCF cân tại D (DF = DC) $\Rightarrow $ $\widehat{DFC}=\widehat{DCF}$ $\Rightarrow $ $\widehat{{{A}_{2}}}+\widehat{ADF}=\widehat{{{C}_{1}}}+\widehat{{{C}_{2}}}$$\Rightarrow $ $\widehat{ADF}=\widehat{{{C}_{2}}}$
    Gọi M là giao điểm của DE và OB; N là giao điểm của DF và OC.
    Do đó $\Delta $ODM ഗ$\Delta $OBD (g-g) $\Rightarrow $ OD2 = OM.OB (1)

    $\Delta $ODN ഗ$\Delta $OCD (g-g) $\Rightarrow $ OD2 = ON.OC (2)
    Vì OB = OC nên từ (1) và (2) $\Rightarrow $ OM = ON.
    Áp dụng định lý Mê-nê-la-us vào $\Delta $AOB và ba điểm D, M, E thẳng hàng
    Ta có $\frac{DO}{DA}.\frac{EA}{EB}.\frac{MB}{MO}=1$ (3)
    Áp dụng định lý Mê-nê-la-us vào $\Delta $AOC và ba điểm D, N, F thẳng hàng
    Ta có $\frac{DO}{DA}.\frac{FA}{FC}.\frac{NC}{NO}=1$ (4)
    Vì OB = OC và OM = ON nên MB = NC, do đó từ (3) và (4) $\Rightarrow $ $\frac{EA}{EB}=\frac{FA}{FC}$
    Theo định lý Ta-let đảo $\Rightarrow $ EF song song với BC.


    Bài 94:
    Cho tam giác ABC vuông tại A. Kẻ AH vuông góc với BC tại H. Trên tia đối của tia HA lấy điểm E sao cho AH = 3HE. Trên cạnh AC lấy điểm D sao cho AC = 3AD. Tính số đo $\widehat{BED}$.
    Giải:
    Cách 1:
    Vận dụng định lí "Nếu một tam giác có đường trung tuyến ứng với một cạnh và bằng nửa cạnh ấy thì tam giác đó là tam giác vuông".
    b_94.1.png
    Dựng hình chữ nhật ABFD. Gọi O là giao điểm của hai đường chéo AF và BD.
    Suy ra OA = OB = OF = OD.
    Gọi G là giao điểm của AF và BC.
    Áp dụng định lí Ta-let ta có:
    $\frac{GF}{GA}=\frac{BF}{AC}=\frac{AD}{AC}=\frac{1}{3}$ (vì BF = AD;AC = 3AD)
    Ta lại có AH = 3HE nên $\frac{HE}{HA}=\frac{1}{3}$.
    Do đó $\frac{GF}{GA}=\frac{HE}{HA}=\frac{1}{3}$. Theo định lí Ta-let đảo suy ra EF // HG, mà AH $\bot $ BC nên
    AE $\bot $ EF hay là $\widehat{AEF}={{90}^{0}}$. Tam giác AEF vuông tại E có đường trung tuyến EO ứng với cạnh huyền AF nên $EO=\frac{1}{2}AF$, mà AF = BD nên $EO=\frac{1}{2}BD$. Tam giác BED có đường trung tuyến $EO=\frac{1}{2}BD$nên tam giác BED vuông tại E.

    Cách 2:
    Vận dụng định lí Pi-ta-go đảo.
    b_94.2.png
    Qua D kẻ đường thẳng song song với BC cắt AH tại K.
    Áp dụng định lí Talets ta có:
    $\frac{AK}{AH}=\frac{AD}{AC}=\frac{1}{3}\Rightarrow AH=3AK$(vì AC = 3AD)
    Ta lại có AH = 3HE nên AK = HE.
    Do đó KE = AH.
    Áp dụng định lí Pi-ta-go vào các tam giác vuông BHE; DKE; AHB; ADK; ABD ta được: BE2 + FE2 = BH2 + HE2 + KE2 + KD2
    = BH2 + AH2 + AK2 + KD2 (vì AH = KE; HE = AK).
    = AB2 + AD2 = BD2. Theo định lí Pi-ta-go đảo suy ra tam giác BED vuông tại E.


    Cách 3:
    Sử dụng dấu hiệu hai đỉnh liên tiếp của tứ giác cùng nhìn một cạnh dưới 2 góc bằng nhau thì tứ giác đó nội tiếp.
    b_94.3.png
    Ta có $\frac{AD}{AC}=\frac{HE}{HA}=\frac{1}{3}\Rightarrow \frac{AD}{HE}=\frac{AC}{HA}$ (1).
    Dễ thấy$\vartriangle AHC$ഗ$\vartriangle BHA$ (g-g) $\frac{AC}{HA}=\frac{BA}{HB}$ (2).
    Từ (1) và (2) suy ra $\frac{AD}{HE}=\frac{BA}{HB}$.
    Xét $\vartriangle ABD$ và $\vartriangle HBE$ có $\widehat{BAD}=\widehat{BHE}={{90}^{0}}$ và $\frac{AD}{HE}=\frac{AB}{HB}$
    Do đó $\vartriangle AHC$ഗ$\vartriangle BHA$ (c-g-c).
    Từ đó suy ra $\widehat{ADB}=\widehat{HEB}$ hay là $\widehat{ADB}=\widehat{AEB}$.
    Vậy tứ giác ABED nội tiếp đường tròn, mà $\widehat{BAD}={{90}^{0}}$ nên $\widehat{BED}={{90}^{0}}$.

    Cách 4:
    Tạo thêm điểm thứ năm rồi chứng minh 5 điểm cùng nằm trên một đường tròn, sử dụng dấu hiệu hai đỉnh liên tiếp cùng nhìn một cạnh dưới 2 góc bằng nhau.
    b_94.4.png
    Qua D kẻ đường thẳng song song với AH cắt BC tại K.
    Áp dụng định lí Talets ta có:
    $\frac{HK}{HC}=\frac{AD}{AC}=\frac{1}{3}$ (vì AC = 3AD).
    Do đó $\frac{HK}{HC}=\frac{HE}{HA}=\frac{1}{3}$ (vì AH = 3HE).
    Từ đó suy ra $\frac{HK}{HE}=\frac{HC}{HA}$, mà $\widehat{KHE}=\widehat{CHA}={{90}^{0}}$ nên $\vartriangle KHE$ ഗ$\vartriangle CHA$ (c-g-c).
    Do đó $\widehat{HKE}=\widehat{HCA}$, mà $\widehat{HCA}=\widehat{HAB}$ nên $\widehat{HKE}=\widehat{HAB}$ hay là $\widehat{BKE}=\widehat{BAE}$.
    Vậy tứ giác ABEK nội tiếp. Tứ giác ABKD nội tiếp (vì $\widehat{BAD}=\widehat{BKD}={{90}^{0}}$) nên 5 điểm A, B, E, K, D cùng nằm trên đường tròn đường kính BD. Vậy $\widehat{BED}={{90}^{0}}$.

    Cách 5:
    Tạo ra góc vuông AEF rồi chứng minh $\widehat{AEB}=\widehat{DEF}$.
    b_94.5.png
    Qua E kẻ đường thẳng song song với BC cắt đường thẳng AC tại F.
    Áp dụng định lí Talets ta có:
    $\frac{CF}{AC}=\frac{HE}{AH}=\frac{1}{3}\Rightarrow AC=3CF$(vì AH = 3HE)
    Ta lại có AC = 3AD nên CF = AD.
    Do đó DF = AC.
    Áp dụng định lí Talets ta có: $\frac{EF}{EA}=\frac{HC}{HA}$ (1).
    Dễ thấy $\vartriangle AHC$ഗ$\vartriangle BAC$ (g-g) $\Rightarrow \frac{HC}{HA}=\frac{AC}{AB}$ (2).
    Từ (1) và (2) suy ra $\frac{EF}{EA}=\frac{AC}{AB}$, mà DF = AC (cmt) nên $\frac{EF}{EA}=\frac{DF}{AB}$.
    Ta lại có $\widehat{DFE}=\widehat{ACB}$ (đồng vị); $\widehat{ACB}=\widehat{HAB}$ (cùng phụ với $\widehat{HAC}$) nên $\widehat{DFE}=\widehat{BAE}$.
    Do đó $\vartriangle DFE$ഗ$\vartriangle BAE$ (c-g-c) $\Rightarrow \widehat{EDF}=\widehat{EBA}$.
    Vậy tứ giác ABED nội tiếp đường tròn, mà $\widehat{BAD}={{90}^{0}}$ nên $\widehat{BED}={{90}^{0}}$.

    Cách 6:
    Vận dụng định lí đảo $\vartriangle BEF$ có đường cao EH (H nằm giữa B và F) và
    HE2 = HB.HF thì $\vartriangle BEF$ vuông tại E.

    b_94.6.png
    Qua A kẻ đường thẳng song song với BC cắt đường thẳng DE tại K.
    Áp dụng định lí Talets ta có:
    $\frac{AK}{CF}=\frac{DA}{DC}=\frac{1}{2}\Rightarrow CF=2AK$(vì AC = 3AD)
    $\frac{HF}{AK}=\frac{EH}{EA}=\frac{1}{4}\Rightarrow AK=4HF$(vì AH = 3HE)
    Do đó CF = 8HF $\Rightarrow $ HC = 9HF.
    Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông ABC, đường cao AH ta có:
    AH2 = HB.HC, mà AH = 3HE và HC = 9HF nên 9HE2 = 9HB.HF
    Do đó HE2 = HB.HF, mà H nằm giữa B, F và EH $\bot $ BF nên $\vartriangle BEF$ vuông tại E.

    Cách 7:
    Vận dụng kiến thức về trọng tâm của tam giác dựa vào (gt) AC = 3AD.
    b_94.7.png
    Gọi B/ là điểm đối xứng với B qua A. Khi đó A là trung điểm của BB/.
    Tam giác BCB/ có trung tuyến CA, D$\in $AC và AC = 3AD nên D là trọng tâm của tam giác BCB/. Do đó B/D đi qua trung điểm F của BC.
    Ta có $\widehat{ADB}=\widehat{AD{{B}^{/}}}$(vì $\vartriangle ADB=\vartriangle AD{{B}^{/}}$(c-g-c))
    Ta lại có $\widehat{AD{{B}^{/}}}=\widehat{FDC}$(hai góc đối đỉnh)
    Do đó $\widehat{ADB}=\widehat{FDC}$ (1).
    Vì tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH.
    Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông ta có AB.AC = AH.BC.
    Do đó $\frac{2}{3}AB.AC=\frac{2}{3}AH.BC$
    $\Rightarrow AB.CD=\frac{4}{3}AH.\frac{1}{2}BC$ (vì AC = 3AD nên $CD=\frac{2}{3}AC$) (2).
    Ta lại có AH = 3HE nên $AE=\frac{4}{3}AH$; F là trung điểm của BC nên $CF=\frac{1}{2}BC$.
    Do đó $\frac{4}{3}AH.\frac{1}{2}BC=AE.CF$(3). Từ (2) và (3) suy ra AB.CD = AE.CF $\Rightarrow \frac{AB}{CF}=\frac{AE}{CD}$.
    Mà $\widehat{BAE}=\widehat{FCD}$ (cùng phụ với $\widehat{HAC}$). Vậy $\vartriangle BAE$ഗ$\vartriangle FCD$(c.g.c) $\Rightarrow \widehat{BEA}=\widehat{FDC}$ (4).
    Từ (1) và (4) $\Rightarrow \widehat{ADB}=\widehat{BEA}$ $\Rightarrow $ tứ giác ABED nội tiếp, mà $\widehat{BAD}={{90}^{0}}$ nên $\widehat{BED}={{90}^{0}}$.

    Cách 8:
    Vận dụng tính chất: “Nếu $\alpha ;\beta $ là hai góc nhọn và $tan\alpha =cot\beta $ thì $\alpha +\beta ={{90}^{0}}$”.
    b_94.8.png
    Vẽ DF $\bot $ AH tại F.
    Suy ra DF//BC (cùng vuông góc với AH).
    Áp dụng định lí Ta-lét ta có:
    $\frac{AF}{AH}=\frac{FD}{HC}=\frac{AD}{AC}=\frac{1}{3}$ (vì AC = 3AD).
    $\Rightarrow $ AH = 3AF và $FD=\frac{1}{3}HC$.
    Ta lại có AH = 3HE nên AF = HE, do đó FE = AH.
    Tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH.
    Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông ta có AH2 = HB.HC $\Rightarrow AH=\sqrt{HB.HC}$.
    Tam giác BHE vuông tại H ta có $tan\widehat{BEH}=\frac{HB}{HE}=HB:\frac{AH}{3}=\frac{3HB}{AH}=\frac{3HB}{\sqrt{HB.HC}}=3.\sqrt{\frac{HB}{HC}}$.
    Tam giác DFE vuông tại F ta có $cot\widehat{FED}=\frac{FE}{FD}=AH:\frac{HC}{3}=\frac{3AH}{HC}=\frac{3\sqrt{HB.HC}}{HC}=3.\sqrt{\frac{HB}{HC}}$.
    Từ đó suy ra $tan\widehat{BEH}=cot\widehat{FED}\Rightarrow \widehat{BEH}+\widehat{FED}={{90}^{0}}\Rightarrow \widehat{BED}={{90}^{0}}\Rightarrow \widehat{BAD}+\widehat{BED}={{180}^{0}}$.
    Vậy tứ giác ABED nội tiếp đường tròn, mà $\widehat{BAD}={{90}^{0}}$ nên $\widehat{BED}={{90}^{0}}$.

    Cách 9:
    Ta cũng có thể chứng minh hai tam giác BHE và EFD đồng dạng như sau:
    Vẽ DF $\bot $ AH tại F.
    Suy ra DF//BC (cùng vuông góc với AH).
    Áp dụng định lí Ta-lét ta có:
    $\frac{AF}{AH}=\frac{FD}{HC}=\frac{AD}{AC}=\frac{1}{3}$ (vì AC = 3AD) $\Rightarrow $ AH = 3AF và $FD=\frac{1}{3}HC$.
    Ta lại có AH = 3HE nên AF = HE, do đó FE = AH.
    Do đó $\frac{HB}{FE}=\frac{HB}{HA}$ (vì FE = HA) (1); $\frac{HE}{FD}=\frac{HA}{3}:\frac{HC}{3}=\frac{HA}{HC}$ (2).
    Tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH.
    Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông ta có:
    AH2 = HB.HC $\Rightarrow \frac{HB}{HA}=\frac{HA}{HC}$ (3).
    Từ (1); (2) và (3) suy ra $\frac{HB}{FE}=\frac{HE}{FD}$.
    Do đó $\vartriangle BHE$ഗ$\vartriangle EFD$ (c-g-c) $\Rightarrow \widehat{BEH}=\widehat{EDF}$.
    Vì tam giác EFD vuông tại F nên $\widehat{EDF}+\widehat{FED}={{90}^{0}}$.
    Do đó $\widehat{BEH}+\widehat{FED}={{90}^{0}}\Rightarrow \widehat{BED}={{90}^{0}}$.


    Cách 10:
    Áp dụng tính chất: “Ba đường cao của một tam giác thì đồng quy”.
    b_94.10.png
    Vẽ DF $\bot $ AH tại F.
    Suy ra DF//BC (cùng vuông góc với AH).
    Áp dụng định lí Ta-lét ta có:
    $\frac{AF}{AH}=\frac{FD}{HC}=\frac{AD}{AC}=\frac{1}{3}$ (vì AC = 3AD) $\Rightarrow $ AH = 3AF và $FD=\frac{1}{3}HC$.
    Ta lại có AH = 3HE nên AF = HE.
    Gọi O là trung điểm của FH. Kéo dài DO cắt BC tại K.
    Dễ thấy $\vartriangle FOD=\vartriangle HOK$ (g-c-g) $\Rightarrow $ OD = OK (1).
    Vì AF = HE và OF = OH nên OA = OE (2).
    Từ (1) và (2) suy ra tứ giác ADEK là hình bình hành. Do đó AD//EK và AK//ED.
    Mà AD$\bot $AB nên EK$\bot $AB. Trong tam giác ABE có BH$\bot $AE và EK$\bot $AB nên K là trực tâm của tam giác ABE.
    Do đó AK$\bot $BE, mà AK//ED nên BE$\bot $ED hay $\widehat{BED}={{90}^{0}}$.

    Cách 11:
    Vận dụng kết quả: "Hai đường thẳng y = ax + b và y = a/x + b/ (a; a/$\ne $0) khi và chỉ khi a.a/ = -1".
    b_94.11.png
    Chọn hệ trục tọa độ vuông góc có gốc là H, trục hoành là đường thẳng BC, trục tung là đường thẳng HA (như hình vẽ).
    Vì AH = 3HE nên không mất tính tổng quát có thể chọn A(0;3) và H(0;-1).
    Chọn điểm B(b;0) (với b < 0).
    Khi đó hệ số góc của đường thẳng AB là $\frac{0-3}{b-0}=\frac{-3}{b}$.
    Gọi hệ số góc của đường thẳng AC là k. Vì AC $\bot $ AB nên $\frac{-3}{b}.k=-1\Rightarrow k=\frac{b}{3}$.
    Vậy phương trình của đường thẳng AC là $y=\frac{b}{3}x+3$, cắt trục hoành tại C$\left( \frac{-9}{b};0 \right)$.
    Vì AC = 3AD nên theo định lí Talets ta tìm được điểm D$\left( \frac{-3}{b};2 \right)$.
    Hệ số góc của đường thẳng BE là k1 = $\frac{-1-0}{0-b}=\frac{1}{b}$.
    Hệ số góc của đường thẳng BE là k2 = $\frac{-1-2}{0-\left( \frac{-3}{b} \right)}=-b$.
    Khi đó ta có k1k2 = $\frac{1}{b}.\left( -b \right)=-1$.Do đó BE $\bot $ DE với nhau $\Rightarrow \widehat{BED}={{90}^{0}}$.

    Cách 12:
    Vận dụng đường trung bình của tam giác và trung tuyến của tam giác bằng nửa cạnh tương ứng thì tam giác đó là tam giác vuông.
    b_94.12.png
    Gọi O là trung điểm của BD; F là trung điểm của CD. Vì AC = 3AD nên $\frac{CF}{AC}=\frac{1}{3}$.
    Dễ thấy OF là đường trung bình của tam giác BDC nên OF//BC, mà AH$\bot $BC nên OF$\bot $AH tại K.
    Vì KF//HC nên theo định lí Ta-lét ta có $\frac{HK}{AH}=\frac{CF}{AC}=\frac{1}{3}$, mà AH = 3HE nên KE = KA do đó OF là đường trung trực của đoạn AE. Suy ra OE = OA. Tam giác ABD vuông tại A có đường trung tuyến AO nên $AO=\frac{1}{2}BD$ hay $EO=\frac{1}{2}BD$.
    Từ đó suy ra tam giác BED vuông tại E hay $\widehat{BED}={{90}^{0}}$.
    Chú ý: Bài toán trên có thể phát biểu tổng quát như sau:
    Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Trên cạnh AC lấy điểm D. Trên tia đối của tia HA lấy điểm E sao cho $\frac{AD}{AC}=\frac{HE}{HA}$. Chứng minh rằng $\widehat{BED}={{90}^{0}}$.
     
    Chỉnh sửa cuối: 14/8/20