Một số bài toán hình học lớp 8&9 hay và khó _ Kì 5

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tác giả: ĐOÀN VĂN TRÚC
    --------- ---------

    Bài 17:

    Cho tam giác nhọn ABC nội tiếp đường tròn (O) (AB < AC) có ba đường cao AD, BE, CF cắt nhau tại H, EF cắt BC tại M và cắt AD tại I, AM cắt đường tròn (O) tại N. Chứng minh: $\widehat{FND}=\widehat{INC}$.
    bai_17.png
    Gọi K là trung điểm của BC.
    Dễ thấy các tứ giác ANBC, BFEC, DFEK nội tiếp.
    $\Rightarrow $ MN.MA = MF.ME = MB.MC = MD.MK
    $\Rightarrow $ Tứ giác ANFE nội tiếp
    Dễ thấy tứ giác AFHE nội tiếp nên 5 điểm A, N, F, H, E cùng thuộc đường tròn đường kính AH $\Rightarrow $ $\widehat{ANH}={{90}^{0}}$
    Vì các tứ giác ANFE, BFEC nội tiếp $\Rightarrow $ $\widehat{MNF}=\widehat{AEF}=\widehat{FBC}$
    Vì tứ giác ANBC nội tiếp $\Rightarrow $ $\widehat{ANC}=\widehat{ABC}$, do đó $\widehat{MNF}=\widehat{ANC}$
    Vì HN $\bot $ AM nên $\widehat{HNF}=\widehat{HNC}$ (1)
    Dễ dàng chứng minh được FH và FA thứ tự là phân giác trong và ngoài của tam giác DFI, đồng thời N và F cùng thuộc đường tròn đường kính AH nên theo kết quả Bài toán 3.2 thì NH là phân giác của $\widehat{DNI}$ (2)
    Từ (1) và (2) suy ra $\widehat{FND}=\widehat{INC}$ (đpcm).


    Bài 18:

    Từ điểm A ở ngoài (O;R), vẽ hai tiếp tuyến AB, AC (B, C là tiếp điểm) và cát tuyến ADE đến đường tròn (O) sao cho AD < AE. Đường thẳng qua C song song với AB cắt BE và BD lần lượt tại M và N.
    Chứng minh: C là trung điểm của MN.
    bai_18.png
    Gọi F là trung điểm của dây DE $\Rightarrow $ OF $\bot $ DE
    Ta có $\widehat{ABO}=\widehat{ACO}=\widehat{AFO}={{90}^{0}}$
    $\Rightarrow $ 5 điểm A, B, F, O, C cùng thuộc đường tròn đường kính AO.
    $\Rightarrow $ $\widehat{AFB}=\widehat{ACB}$, mà $\widehat{ACB}=\widehat{BEC}$ nên $\widehat{AFB}=\widehat{BEC}$
    Ta lại có $\widehat{BDE}=\widehat{BCE}$ nên $\widehat{DBF}=\widehat{CBE}$ $\Rightarrow $ $\widehat{DBC}=\widehat{FBE}$ hay $\widehat{CBN}=\widehat{FBE}$
    Vì MN // AB nên $\widehat{ABD}=\widehat{BNM}$ (so le trong)
    Ta lại có $\widehat{ABD}=\widehat{BED}$ ($=\frac{1}{2}$sđ$\overset\frown{BD}$) nên $\widehat{BED}=\widehat{BNM}$
    Do đó $\Delta $BDE ഗ$\Delta $BMN (g-g)
    Mà $\widehat{CBN}=\widehat{FBE}$ và BF là trung tuyến của $\Delta $BDE nên BC là trung tuyến của $\Delta $BMN. Vậy C là trung điểm của MN.


    Bài 19:

    Từ điểm A ở ngoài (O;R), vẽ tiếp tuyến AB đến (O) với B là tiếp điểm) và cát tuyến ADE đến (O) sao cho AD < AE. Vẽ đường kính BM, hai tia DM và EM cắt OA lần lượt tại K và H.
    Chứng minh : O là trung điểm của HK.
    bai_19.png
    Kẻ BI vuông góc với AO tại I.
    Ta có AD.AE = AI.AO (cùng bằng AB2)
    $\Rightarrow $ Tứ giác DEOI nội tiếp
    $\Rightarrow $ $\widehat{DEO}=\widehat{DIA}$ ; $\widehat{EDO}=\widehat{EIO}$
    Ta lại có $\Delta $DOE cân tại O nên $\widehat{EDO}=\widehat{DEO}$, do đó $\widehat{DIA}=\widehat{EIO}$
    Mà BI vuông góc với AO nên $\widehat{BID}=\widehat{BIE}$
    Vì tứ giác DEOI nội tiếp $\Rightarrow $ $\widehat{DIE}=\widehat{DOE}$ nên $\widehat{BID}=\frac{1}{2}\widehat{DOE}$
    Ta lại có $\widehat{DME}=\frac{1}{2}\widehat{DOE}$ nên $\widehat{BID}=\widehat{DME}$ (1)
    Vì BM là đường kính của đường tròn (O) nên $\widehat{BDM}={{90}^{0}}$
    Do đó tứ giác BDKI nội tiếp $\Rightarrow $ $\widehat{BID}=\widehat{BKD}$ (2)
    Từ (1) và (2) $\Rightarrow $ $\widehat{BKD}=\widehat{DME}$
    Mà hai góc này ở vị trí đồng vị nên BK // MH
    Từ đó suy ra $\Delta $BOK = $\Delta $MOH (g-c-g) $\Rightarrow $ OK = OH.
    Vậy O là trung điểm của HK.


    Bài 20:

    Từ điểm A ở ngoài (O;R) sao cho OA = 2R, vẽ hai tiếp tuyến AB, AC (B, C là tiếp điểm). Vẽ đường kính CD. Gọi E là điểm đối xứng với D qua B, OA cắt BC tại H, AD cắt (O) tại M.
    Chứng tỏ : ba điểm H, M, E thẳng hàng.
    bai_20.png
    Ta có AB = AC (Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau) và OB = OC = R
    $\Rightarrow $ AO là đường trung trực của BC
    $\Rightarrow $ AO $\bot $ BC tại H và HB = HC
    Ta có $\widehat{ABO}={{90}^{0}}$ (Tính chất của tiếp tuyến)
    Tam giác ABO vuông tại B, đường cao BH $\Rightarrow $ AB2 = AH.AO
    Vì AB là tiếp tuyến, AMD là cát tuyến của (O) $\Rightarrow $ AB2 = AM.AD
    Do đó AH.AO = AM.AD $\Rightarrow $ Tứ giác MDOH nội tiếp
    $\Rightarrow $ $\widehat{DHO}=\widehat{DMO}$ và $\widehat{MDO}=\widehat{MHA}$
    Mà $\widehat{MDO}=\widehat{DMO}$ (Vì $\Delta $OMD cân tại O) nên $\widehat{DHO}=\widehat{MHA}$
    Vì BH $\bot $ AO nên $\widehat{DHB}=\widehat{MHB}$ (1)
    Ta có $\widehat{CBD}={{90}^{0}}$ (Góc nội tiếp chắn nửa đường tròn (O))
    Do đó $\Delta $HDE cân tại H (Vì HB vừa là đường cao, vừa là trung tuyến)
    $\Rightarrow $ HB là đường phân giác của góc DHE $\Rightarrow $ $\widehat{DHB}=\widehat{EHB}$ (2)
    Từ (1) và (2) suy ra $\widehat{MHB}=\widehat{EHB}$
    Vậy ba điểm H, M, E thẳng hàng.
    Nhận xét: Giả thiết OA = 2R là thừa.