Một số bài toán hình học lớp 8&9 hay và khó _ Kì 7

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tác giả: ĐOÀN VĂN TRÚC
    --------- ---------

    Bài 25:

    Cho tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn (O) có hai đường chéo AC và BD vuông góc với nhau tại H. Trên AD lấy điểm M sao cho AM = 2.DM và N là trung điểm của BH. Chứng minh : MH vuông góc với NC.
    (Trích Đề thi TS lớp 10 chuyên TPHCM năm học 2012-2013)
    bai_25.png
    Qua C vẽ đường thẳng vuông góc với AN cắt BD tại K.
    Tam giác ACK có AN $\bot $ CK và KN $\bot $ AC nên N là trực tâm của $\Delta $ACK
    $\Rightarrow $ CN là đường cao thứ ba hay CN $\bot $ AK (1)
    Dễ thấy $\Delta $AHN ഗ$\Delta $KHC (g-g) $\Rightarrow $ HA.HC = HK.HN
    Vì AC và BD là hai dây cung của (O) cắt nhau tại H $\Rightarrow $HA.HC = HB.HD
    Do đó HK.HN = HB.HD
    Mà HB = 2.HN nên HK.HN = 2.HN.HD $\Rightarrow $ HK = 2.HD
    Ta lại có AM = 2.DM nên $\frac{AM}{MD}=\frac{KH}{HD}$ (cùng bằng 2)
    Theo định lí Ta-lét đảo $\Rightarrow $ MH // AK (2)
    Từ (1) và (2) suy ra: MH vuông góc với NC.


    Bài 26:

    Cho tam giác ABC có ba góc nhọn nội tiếp đường tròn (O), một đường thẳng vuông góc với OA cắt AB và AC lần lượt tại M và N
    (AM < AB, AN < AC). Gọi I là tâm đường tròn ngoại tiếp của tam giác AMN và E là trực tâm của tam giác BIC.
    Chứng minh : ba điểm A, I , E thẳng hàng.
    bai_26.png
    Kéo dài AI cắt BC tại D.
    Vẽ tia tiếp tuyến Ax của đường tròn (O) tại A
    $\Rightarrow $ OA $\bot $ Ax và $\widehat{BAx}=\widehat{ACB}$ (cùng bằng $\frac{1}{2}$sđ$\overset\frown{AB}$)
    Ta lại có MN $\bot $ OA nên MN // Ax $\Rightarrow $ $\widehat{AMN}=\widehat{BAx}$ (so le trong)
    Do đó $\widehat{AMN}=\widehat{ACB}$
    Vì I là tâm đường tròn ngoại tiếp $\Delta $AMN nên $\widehat{AIN}=2.\widehat{AMN}$
    Do đó $\widehat{AIN}=2.\widehat{ACB}$
    Dễ thấy $\Delta $AIN cân tại I (IA = IN) $\Rightarrow $ $\widehat{IAN}=\widehat{INA}$
    Ta có $\widehat{AIN}+\widehat{IAN}+\widehat{INA}={{180}^{0}}$
    $\Leftrightarrow $ $2.\widehat{ACB}+2.\widehat{IAN}={{180}^{0}}$
    $\Leftrightarrow $ $\widehat{ACB}+\widehat{IAN}={{90}^{0}}$ hay $\widehat{ACD}+\widehat{DAC}={{90}^{0}}$
    Vậy tam giác ADC vuông tại D hay AI $\bot $ BC tại D (1)
    Ta lại có E là trực tâm của tam giác BIC nên EI $\bot $ BC (2)
    Từ (1) và (2) suy ra ba điểm A, E, I thẳng hàng.


    Bài 27:

    Cho đường tròn (O;R), dây cung AB < 2R. Trên AB lấy điểm C bất kỳ. Vẽ đường tròn tâm C bán kính CA và đường tròn tâm C bán kính CB. Hai đường tròn này cắt đường tròn (O) lần lượt tại D và E.
    Chứng minh: ba điểm C, D, E thẳng hàng.
    bai_27.png
    Đường tròn (O;R) và đường tròn (C;CA) cắt nhau tại A và D
    $\Rightarrow $ OC là đường trung trực của AD (1)
    Đường tròn (O;R) và đường tròn (C;CB) cắt nhau tại B và E
    $\Rightarrow $ OC là đường trung trực của BE (2)
    Từ (1) và (2) suy ra AD // BE
    $\Rightarrow $ $\widehat{BAD}=\widehat{ABE}$ (so le trong) hay $\widehat{CAD}=\widehat{CBE}$
    Ta có $\Delta $ACD và $\Delta $BCE là các tam giác cân tại C, mà $\widehat{CAD}=\widehat{CBE}$ nên $\widehat{ACD}=\widehat{BCE}$. Vì ba điểm A, C, B thẳng hàng nên ba điểm C, D, E thẳng hàng.


    Bài 28:

    Cho đường tròn tâm O, đường kính AB. Trên đường tròn lấy điểm C sao cho AC > BC. Các tiếp tuyến tại A và tại C cắt nhau tại D. Vẽ CH vuông góc với AB tại H và I là trung điểm của AH.
    Chứng minh: BD vuông góc với IC
    bai_28.png
    Gọi E là giao điểm của hai tia AD và BC
    Ta có $\widehat{ACB}={{90}^{0}}$ (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)
    Ta lại có DA = DC (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau)
    Tam giác ACE vuông tại C có DA = DC $\Rightarrow $ DA = DE
    Dễ thấy CH // EA (cùng vuông góc với AB)
    Áp dụng định lí Ta-lét ta có $\frac{JH}{DA}=\frac{JC}{DE}$ (cùng bằng $\frac{BJ}{BD}$)
    Mà DA = DE nên JH = JC
    $\Delta $AHC có IH = IA và JH = JC nên IJ là đường trung bình của $\Delta $AHC
    $\Rightarrow $ IJ // AC, mà AC $\bot $ BC nên IJ $\bot $ BC.
    Tam giác ICB có CH $\bot $ IB và IJ $\bot $ BC nên J là trực tâm của $\Delta $ICB, do đó BJ là đường cao thứ ba hay BD vuông góc với CI.