Một số dạng toán liên quan đến hệ thức Vi-et _ Kì 3

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tác giả: ĐOÀN VĂN TRÚC
    --------- ---------

    Bài 7:
    Cho phương trình $m{{x}^{2}}-2\left( m+2 \right)x+m=0$ (có ẩn là $x$) (1).
    a) Định $m$ để phương trình (1) có nghiệm.
    b) Định $m$ để phương trình (1) có hai nghiệm phân biệt đều âm.
    c) Gọi ${{x}_{1}},\,\,{{x}_{2}}$ là hai nghiệm của phương trình (1). Tìm giá trị nhỏ nhất của $A=x_{1}^{2}+x_{2}^{2}$.
    Lời giải:
    a) Nếu $m=0$ thì (1) trở thành $-4x=0\Leftrightarrow x=0$.
    Nếu $m\ne 0$ thì (1) là phương trình bậc hai ẩn $x$.
    Phương trình (1) có nghiệm khi:
    $\Delta '\ge 0\Leftrightarrow {{\left[ -\left( m+2 \right) \right]}^{2}}-m.m\ge 0\Leftrightarrow 4m+4\ge 0\Leftrightarrow m\ge -1$.
    Tóm lại: Khi $m\ge -1$ thì phương trình (1) có nghiệm.

    b) Phương trình (1) có hai nghiệm phân biệt đều âm khi:
    $\left\{ \begin{align}
    & m\ne 0 \\
    & \Delta '>0 \\
    & {{x}_{1}}+{{x}_{2}}<0 \\
    & {{x}_{1}}{{x}_{2}}>0 \\
    \end{align} \right.$ $\Leftrightarrow \left\{ \begin{align}
    & m\ne 0 \\
    & m>-1 \\
    & \frac{m+2}{m}<0 \\
    & \frac{m}{m}>0 \\
    \end{align} \right.$ $\Leftrightarrow \left\{ \begin{align}
    & m\ne 0 \\
    & m>-1 \\
    & -2<m<0 \\
    \end{align} \right.$ $\Leftrightarrow -1<m<0$.

    c) Theo câu a) thì phương trình (1) có nghiệm khi $m\ge -1$ và $m\ne 0$.
    Áp dụng hệ thức Vi-ét ta có $\left\{ \begin{align}
    & {{x}_{1}}+{{x}_{2}}=\frac{2\left( m+2 \right)}{m}=\frac{2m+4}{m} \\
    & {{x}_{1}}{{x}_{2}}=\frac{m}{m}=1 \\
    \end{align} \right.$
    Ta có $A=x_{1}^{2}+x_{2}^{2}\ge 2{{x}_{1}}{{x}_{2}}=2$, dấu “=” xảy ra khi ${{x}_{1}}={{x}_{2}}\Leftrightarrow \Delta '=0\Leftrightarrow m=-1$.
    Vậy $min\,A=2$ đạt được tại $m=-1$.


    Bài 8:
    Cho phương trình $\left( m+1 \right){{x}^{2}}+2\left( 1-m \right)x+m-2=0$ ($m$ là tham số) (1).
    a) Định $m$ để phương trình (1) có nghiệm.
    b) Định $m$ để phương trình (1) có hai nghiệm ${{x}_{1}},\,\,{{x}_{2}}$ thỏa mãn $3\left( {{x}_{1}}+{{x}_{2}} \right)=5{{x}_{1}}{{x}_{2}}$.
    c) Định $m$ để phương trình (1) có nghiệm là số nguyên.
    Lời giải:
    a) Nếu $m+1=0$ hay $m=-1$ thì (1) trở thành $4x-3=0\Leftrightarrow x=\frac{3}{4}$.
    Nếu $m+1\ne 0$ hay $m\ne -1$ thì (1) là phương trình bậc hai ẩn $x$.
    Phương trình (1) có nghiệm khi:
    $\Delta '\ge 0\Leftrightarrow {{\left( 1-m \right)}^{2}}-\left( m+1 \right)\left( m-2 \right)\ge 0\Leftrightarrow -m+3\ge 0\Leftrightarrow m\le 3$.
    Tóm lại: Khi $m\le 3$ thì phương trình (1) có nghiệm.

    b) Theo câu a) phương trình (1) có hai nghiệm ${{x}_{1}},\,\,{{x}_{2}}$ khi $m\le 3$ và $m\ne -1$.
    Áp dụng hệ thức Vi-ét ta có $\left\{ \begin{align}
    & {{x}_{1}}+{{x}_{2}}=\frac{-2\left( 1-m \right)}{m+1}=\frac{2m-2}{m+1} \\
    & {{x}_{1}}{{x}_{2}}=\frac{m-2}{m+1} \\
    \end{align} \right.$
    Do đó $3\left( {{x}_{1}}+{{x}_{2}} \right)=5{{x}_{1}}{{x}_{2}}$ $\Leftrightarrow \frac{3\left( 2m-2 \right)}{m+1}=\frac{5\left( m-2 \right)}{m+1}$
    $ \Leftrightarrow 3\left( 2m-2 \right)=5\left( m-2 \right) $
    $ \Leftrightarrow 6m-6=5m-10 $
    $\Leftrightarrow m=-4$ (thỏa mãn điều kiện $m\le 3$ và $m\ne -1$).

    c) Khi $m=-1$ thì phương trình (1) có nghiệm $x=\frac{3}{4}\notin \mathbb{Z}$.
    Theo câu a) phương trình (1) có hai nghiệm ${{x}_{1}},\,\,{{x}_{2}}$ khi $m\le 3$ và $m\ne -1$.
    Áp dụng hệ thức Vi-ét ta có:
    $\left\{ \begin{align}
    & {{x}_{1}}+{{x}_{2}}=\frac{-2\left( 1-m \right)}{m+1}=\frac{2m-2}{m+1}=2-\frac{4}{m+1} \\
    & {{x}_{1}}{{x}_{2}}=\frac{m-2}{m+1}=1-\frac{3}{m+1} \\
    \end{align} \right.$ $\Leftrightarrow \left\{ \begin{align}
    & 3\left( {{x}_{1}}+{{x}_{2}} \right)=6-\frac{12}{m+1}\,\,\,\,\,\,\left( 1 \right) \\
    & 4{{x}_{1}}{{x}_{2}}=4-\frac{12}{m+1}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 2 \right) \\
    \end{align} \right.$
    Lấy (2) trừ (1) VTV ta được: $4{{x}_{1}}{{x}_{2}}-3\left( {{x}_{1}}+{{x}_{2}} \right)=-2$
    $\begin{align}
    & \Leftrightarrow 4{{x}_{1}}{{x}_{2}}-3{{x}_{1}}-3{{x}_{2}}=-2 \\
    & \Leftrightarrow 16{{x}_{1}}{{x}_{2}}-12{{x}_{1}}-12{{x}_{2}}=-8 \\
    & \Leftrightarrow 4{{x}_{1}}\left( 4{{x}_{2}}-3 \right)-3\left( 4{{x}_{2}}-3 \right)=1 \\
    & \Leftrightarrow \left( 4{{x}_{1}}-3 \right)\left( 4{{x}_{2}}-3 \right)=1 \\
    \end{align}$
    Vì ${{x}_{1}},\,\,{{x}_{2}}\in \mathbb{Z}$ nên ta có hai trường hợp sau:
    · $\left\{ \begin{align}
    · & 4{{x}_{1}}-3=1 \\
    · & 4{{x}_{2}}-3=1 \\
    · \end{align} \right.$ $\Leftrightarrow \left\{ \begin{align}
    · & 4{{x}_{1}}=4 \\
    · & 4{{x}_{2}}=4 \\
    · \end{align} \right.$ $\Leftrightarrow \left\{ \begin{align}
    · & {{x}_{1}}=1 \\
    · & {{x}_{2}}=1 \\
    · \end{align} \right.$ , không tìm được giá trị tương ứng của $m$.
    · $\left\{ \begin{align}
    · & 4{{x}_{1}}-3=-1 \\
    · & 4{{x}_{2}}-3=-1 \\
    · \end{align} \right.$ $\Leftrightarrow \left\{ \begin{align}
    · & 4{{x}_{1}}=2 \\
    · & 4{{x}_{2}}=2 \\
    · \end{align} \right. $ $\Leftrightarrow \left\{ \begin{align}
    · & {{x}_{1}}=\frac{1}{2}\notin \mathbb{Z} \\
    · & {{x}_{2}}=\frac{1}{2}\notin \mathbb{Z} \\
    · \end{align} \right.$ (loại).
    Tóm lại: Không có giá trị nào của $m$ để phương trình (1) có nghiệm nguyên.


    Bài 9:
    Cho phương trình $2{{x}^{2}}+mx+2n+8=0$ ($x$ là ẩn, $m$ và $n$ là các số nguyên) (1).
    a) Định $m$ và $n$ để phương trình (1) có các nghiệm đều là số nguyên, biết $m+n=11$.
    b) Giả sử phương trình (1) có các nghiệm đều là số nguyên. Chứng minh rằng ${{m}^{2}}+{{n}^{2}}$ là hợp số.
    Lời giải:
    a) Phương trình (1) có nghiệm khi: $\Delta \ge 0\Leftrightarrow {{m}^{2}}-8\left( 2n+8 \right)\ge 0\Leftrightarrow {{m}^{2}}-16n-64\ge 0$ (*).
    Áp dụng hệ thức Vi-et ta có: $\left\{ \begin{align}
    & {{x}_{1}}+{{x}_{2}}=-\frac{m}{2} \\
    & {{x}_{1}}{{x}_{2}}=\frac{2n+8}{2}=n+4 \\
    \end{align} \right.$ $\Leftrightarrow \left\{ \begin{align}
    & 2\left( {{x}_{1}}+{{x}_{2}} \right)=-m \\
    & {{x}_{1}}{{x}_{2}}=n+4 \\
    \end{align} \right.$
    Vì $m+n=11$ nên ${{x}_{1}}{{x}_{2}}-2\left( {{x}_{1}}+{{x}_{2}} \right)=15\Leftrightarrow \left( {{x}_{1}}-2 \right)\left( {{x}_{2}}-2 \right)=19$

    Vì ${{x}_{1}},\,\,{{x}_{2}}\in \mathbb{Z}$ và vai trò của ${{x}_{1}},\,\,{{x}_{2}}$ như nhau nên ta có các trường hợp sau:
    $\left\{ \begin{align}
    & {{x}_{1}}-2=1 \\
    & {{x}_{2}}-2=19 \\
    \end{align} \right.$ $\Leftrightarrow \left\{ \begin{align}
    & {{x}_{1}}=3 \\
    & {{x}_{2}}=21 \\
    \end{align} \right.$, từ đó tính được $m=-48$, $n=59$ (tmđk (*)).
    $\left\{ \begin{align}
    & {{x}_{1}}-2=-1 \\
    & {{x}_{2}}-2=-19 \\
    \end{align} \right.$ $\Leftrightarrow \left\{ \begin{align}
    & {{x}_{1}}=1 \\
    & {{x}_{2}}=-17 \\
    \end{align} \right.$, từ đó tính được $m=32$, $n=-21$ (tmđk (*)).
    Vậy có hai cặp số nguyên $\left( m,\,\,n \right)$ thỏa mãn đề bài là $\left( -48,\,\,59 \right)$, $\left( 32,\,\,-21 \right)$.

    b) Phương trình (1) có nghiệm khi: $\Delta \ge 0\Leftrightarrow {{m}^{2}}-8\left( 2n+8 \right)\ge 0\Leftrightarrow {{m}^{2}}-16n-64\ge 0$ (*).
    Áp dụng hệ thức Vi-et ta có: $\left\{ \begin{align}
    & {{x}_{1}}+{{x}_{2}}=-\frac{m}{2} \\
    & {{x}_{1}}{{x}_{2}}=\frac{2n+8}{2}=n+4 \\
    \end{align} \right.$ $\Leftrightarrow \left\{ \begin{align}
    & m=-2\left( {{x}_{1}}+{{x}_{2}} \right) \\
    & n={{x}_{1}}{{x}_{2}}-4 \\
    \end{align} \right.$
    Do đó ${{m}^{2}}+{{n}^{2}}={{\left[ -2\left( {{x}_{1}}+{{x}_{2}} \right) \right]}^{2}}+{{\left( {{x}_{1}}{{x}_{2}}-4 \right)}^{2}}$
    $=4x_{1}^{2}+8{{x}_{1}}{{x}_{2}}+4x_{2}^{2}+x_{1}^{2}x_{2}^{2}-8{{x}_{1}}{{x}_{2}}+16$
    $=4x_{1}^{2}+4x_{2}^{2}+x_{1}^{2}x_{2}^{2}+16$
    $=\left( x_{1}^{2}+4 \right)\left( x_{2}^{2}+4 \right)$.
    Vì ${{x}_{1}},\,\,{{x}_{2}}\in \mathbb{Z}$ nên $x_{1}^{2}+4$ và $x_{2}^{2}+4$ đều là số tự nhiên lớn hơn 1.
    Vậy ${{m}^{2}}+{{n}^{2}}$ là hợp số.