Một số dạng toán liên quan đến hệ thức Vi-et _ Kì 7

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tác giả: ĐOÀN VĂN TRÚC
    --------- ---------

    Bài 19:

    a) Gọi x1; x2 là hai nghiệm của phương trình x2 – 3x + a = 0 và y1; y2 là hai nghiệm của phương trình y2 – 12y + b = 0 thỏa mãn $\frac{{{x}_{1}}}{{{x}_{2}}}=\frac{{{x}_{2}}}{{{y}_{1}}}=\frac{{{y}_{1}}}{{{y}_{2}}}$. Tính a và b.
    b) Xác định m để phương trình x2 + 2(m + 2)x – 4m – 12 = 0 có hai nghiệm x1; x2 thỏa mãn điều kiện ${{x}_{1}}=x_{2}^{2}$.
    Giải:
    a) Đặt $\frac{{{x}_{1}}}{{{x}_{2}}}=\frac{{{x}_{2}}}{{{y}_{1}}}=\frac{{{y}_{1}}}{{{y}_{2}}}=k\Rightarrow {{x}_{1}}=k{{x}_{2}};\,\,{{y}_{1}}=k{{y}_{2}};\,\,{{x}_{2}}=k{{y}_{1}}={{k}^{2}}{{y}_{2}}$$\Rightarrow {{x}_{1}}={{k}^{3}}{{y}_{2}}$.
    Do đó ${{x}_{1}}+{{x}_{2}}={{k}^{2}}\left( k+1 \right){{y}_{2}}$; ${{y}_{1}}+{{y}_{2}}=\left( k+1 \right){{y}_{2}}$.
    Theo định lí Vi-ét ta có $\left\{ \begin{align}
    & {{x}_{1}}+{{x}_{2}}=3 \\
    & {{x}_{1}}{{x}_{2}}=a \\
    \end{align} \right.$ ; $\left\{ \begin{align}
    & {{y}_{1}}+{{y}_{2}}=12 \\
    & {{y}_{1}}{{y}_{2}}=b \\
    \end{align} \right.$.
    Từ đó suy ra $\left\{ \begin{align}
    & {{k}^{2}}\left( k+1 \right){{y}_{2}}=3 \\
    & \left( k+1 \right){{y}_{2}}=12 \\
    \end{align} \right.\Rightarrow {{k}^{2}}=\frac{1}{4}\Rightarrow k=\pm \frac{1}{2}$.
    · Với $k=\frac{1}{2}\Rightarrow \left\{ \begin{align}
    · & {{y}_{2}}=8 \\
    · & {{y}_{1}}=4 \\
    · \end{align} \right.$ $\Rightarrow \left\{ \begin{align}
    · & {{x}_{1}}=1 \\
    · & {{x}_{2}}=2 \\
    · \end{align} \right.$ $\Rightarrow \left\{ \begin{align}
    · & a=2 \\
    · & b=32 \\
    · \end{align} \right.$.
    · Với $k=-\frac{1}{2}\Rightarrow \left\{ \begin{align}
    · & {{y}_{2}}=24 \\
    · & {{y}_{1}}=-12 \\
    · \end{align} \right.$ $\Rightarrow \left\{ \begin{align}
    · & {{x}_{1}}=-3 \\
    · & {{x}_{2}}=6 \\
    · \end{align} \right.$ $\Rightarrow \left\{ \begin{align}
    · & a=-18 \\
    · & b=-288 \\
    · \end{align} \right.$.

    b) Phương trình x2 + 2(m + 2)x – 4m – 12 = 0
    Có $\Delta '={{\left( m+2 \right)}^{2}}+4m+12={{m}^{2}}+8m+16={{\left( m+4 \right)}^{2}}\ge 0$ với mọi m.
    Vậy phương trình đã cho luôn có hai nghiệm x1; x2 với mọi m.
    Khi đó $\left\{ \begin{align}
    & {{x}_{1}}=-\left( m+2 \right)+\left( m+4 \right)=2 \\
    & {{x}_{2}}=-\left( m+2 \right)-\left( m+4 \right)=-2m-6 \\
    \end{align} \right.$ hoặc $\left\{ \begin{align}
    & {{x}_{1}}=-2m-6 \\
    & {{x}_{2}}=2 \\
    \end{align} \right.$
    · $\left\{ \begin{align}
    · & {{x}_{1}}=2 \\
    · & {{x}_{2}}=-2m-6 \\
    · & {{x}_{1}}=x_{2}^{2} \\
    · \end{align} \right.$ $\Rightarrow \left\{ \begin{align}
    · & {{x}_{1}}=2 \\
    · & {{x}_{2}}=\sqrt{2} \\
    · & m=\frac{-\sqrt{2}-6}{2} \\
    · \end{align} \right.$ hoặc $\left\{ \begin{align}
    · & {{x}_{1}}=2 \\
    · & {{x}_{2}}=-\sqrt{2} \\
    · & m=\frac{\sqrt{2}-6}{2} \\
    · \end{align} \right.$.
    · $\left\{ \begin{align}
    · & {{x}_{1}}=-2m-6 \\
    · & {{x}_{2}}=2 \\
    · & {{x}_{1}}=x_{2}^{2} \\
    · \end{align} \right.$ $\Rightarrow \left\{ \begin{align}
    · & {{x}_{1}}=4 \\
    · & {{x}_{2}}=2 \\
    · & m=-5 \\
    · \end{align} \right.$.
    Vậy $m\in \left\{ -5;\,\,\,\frac{-\sqrt{2}-6}{2};\,\,\,\frac{\sqrt{2}-6}{2} \right\}$.


    Bài 20:
    Gọi x1; x2 là hai nghiệm của phương trình x2 – 2x – (m – 1)(m – 3) = 0.
    a) Xác định m để phương trình (*) có hai nghiệm không âm.
    b) Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức $A=\left( {{x}_{1}}+1 \right){{x}_{2}}$.
    Giải:
    a) Phương trình (*) có $\Delta '=1+\left( m-1 \right)\left( m-3 \right)={{m}^{2}}-4m+4={{\left( m-2 \right)}^{2}}\ge 0$ với mọi m.
    Do đó phương trình (*) có hai nghiệm với mọi m.
    Khi đó $\left\{ \begin{align}
    & {{x}_{1}}=1+\left( m-2 \right)=m-1 \\
    & {{x}_{2}}=1-\left( m-2 \right)=3-m \\
    \end{align} \right.$.
    Phương trình (*) có hai nghiệm không âm khi $\left\{ \begin{align}
    & m-1\ge 0 \\
    & 3-m\ge 0 \\
    \end{align} \right.$ $\Leftrightarrow 1\le m\le 3$.

    b) Theo câu a) ta có $\left\{ \begin{align}
    & {{x}_{1}}=m-1 \\
    & {{x}_{2}}=3-m \\
    \end{align} \right.$.
    Do đó $A=\left( {{x}_{1}}+1 \right){{x}_{2}}=m\left( 3-m \right)=3m-{{m}^{2}}=\frac{9}{4}-{{\left( \frac{3}{2}-m \right)}^{2}}\le \frac{9}{4}$.
    Dấu “=” xảy ra khi ${{\left( \frac{3}{2}-m \right)}^{2}}=0\Leftrightarrow m=\frac{3}{2}$.
    Vậy giá trị lớn nhất của biểu thức A là $\frac{9}{4}$, đạt được tại $m=\frac{3}{2}$.


    Bài 21:
    Cho phương trình (ẩn x): (m – 1)x2 – 2(m + 1)x + m = 0 (1).
    1. Giải và biện luận phương trình (1) theo m.
    2. Khi phương trình (1) có hai nghiệm phân biệt x1; x2.
    a) Tìm hệ thức liên hệ giữa x1; x2 độc lập đối với m.
    b) Tìm m sao cho $\left| {{x}_{1}}-{{x}_{2}} \right|\ge 2$.
    Giải:
    1.
    Ta xét hai trường hợp sau:
    * Trường hợp 1: Với $m-1=0\Leftrightarrow m=1$ thì (1) trở thành: $-4x+1=0\Leftrightarrow x=\frac{1}{4}$.
    * Trường hợp 2: Với $m-1\ne 0\Leftrightarrow m\ne 1$ thì (1) là phương trình bậc hai ẩn x.
    Có $\Delta '={{\left( m+1 \right)}^{2}}-m\left( m-1 \right)=3m+1$.
    + Nếu $\Delta '=3m+1<0$ hay $m<-\frac{1}{3}$ thì (1) vô nghiệm.
    + Nếu $\Delta '=3m+1=0$ hay $m=-\frac{1}{3}$ thì (1) có nghiệm kép ${{x}_{1}}={{x}_{2}}=\frac{m+1}{m-1}=-\frac{1}{2}$.
    + Nếu $\Delta '=3m+1>0$ hay $m>-\frac{1}{3}$ thì (1) có hai nghiệm phân biệt $\left\{ \begin{align}
    & {{x}_{1}}=\frac{m+1-\sqrt{3m+1}}{m-1} \\
    & {{x}_{2}}=\frac{m+1+\sqrt{3m+1}}{m-1} \\
    \end{align} \right.$.
    Vậy:
    Nếu $m=1$ thì phương trình (1) có nghiệm duy nhất $x=\frac{1}{4}$.
    Nếu $m=-\frac{1}{3}$ thì phương trình (1) có nghiệm duy nhất $x=-\frac{1}{2}$.
    Nếu $m>-\frac{1}{3}$ và $m\ne 1$ thì phương trình (1) có 2 nghiệm phân biệt $\left\{ \begin{align}
    & {{x}_{1}}=\frac{m+1-\sqrt{3m+1}}{m-1} \\
    & {{x}_{2}}=\frac{m+1+\sqrt{3m+1}}{m-1} \\
    \end{align} \right.$.
    Nếu $m<-\frac{1}{3}$ thì phương trình (1) vô nghiệm.

    2.
    Khi $m>-\frac{1}{3}$ và $m\ne 1$ thì phương trình (1) có 2 nghiệm phân biệt x1; x2.
    a) Theo định lí Vi-et ta có:
    $\left\{ \begin{align}
    & {{x}_{1}}+{{x}_{2}}=\frac{2\left( m+1 \right)}{m-1}=2+\frac{4}{m-1} \\
    & {{x}_{1}}{{x}_{2}}=\frac{m}{m-1}=1+\frac{1}{m-1} \\
    \end{align} \right.$ $\Rightarrow \left\{ \begin{align}
    & {{x}_{1}}+{{x}_{2}}=2+\frac{4}{m-1} \\
    & 4{{x}_{1}}{{x}_{2}}=\frac{m}{m-1}=4+\frac{4}{m-1} \\
    \end{align} \right.\Rightarrow 4{{x}_{1}}{{x}_{2}}-{{x}_{1}}-{{x}_{2}}=2$.
    Vậy hệ thức cần tìm là $4{{x}_{1}}{{x}_{2}}-{{x}_{1}}-{{x}_{2}}=2$.

    b) Ta có $\left| {{x}_{1}}-{{x}_{2}} \right|\ge 2\Leftrightarrow {{\left( {{x}_{1}}-{{x}_{2}} \right)}^{2}}\ge 4\Leftrightarrow {{\left( {{x}_{1}}+{{x}_{2}} \right)}^{2}}-4{{x}_{1}}{{x}_{2}}\ge 4$.
    $ \Leftrightarrow \frac{4{{\left( m+1 \right)}^{2}}}{{{\left( m-1 \right)}^{2}}}-\frac{4m}{m-1}\ge 4 $
    $ \Leftrightarrow 4{{\left( m+1 \right)}^{2}}-4m\left( m-1 \right)\ge 4{{\left( m-1 \right)}^{2}} $
    $ \Leftrightarrow 12m+4\ge 4{{m}^{2}}-8m+4 $
    $ \Leftrightarrow 4{{m}^{2}}-20m\le 0 $
    $ \Leftrightarrow 4m\left( m-5 \right)\le 0 $
    $ \Leftrightarrow 0\le m\le 5 $

    Kết hợp với điều kiện $m>-\frac{1}{3}$ và $m\ne 1$ ta được $0\le m\le 5$ và $m\ne 1$.