Nền Dân Trị Mỹ - Alexis De Tocqueville Tác giả của bộ sách đồ sộ “Về Nền dân trị ở Mỹ” (1835/40) - được Phạm Toàn dày công dịch sang tiếng Việt - là một khuôn mặt lạ thường. Ở Mỹ, từ lâu, ông đã trở thành một huyền thoại, một thần tượng, vì được xem là đã hiểu nước Mỹ hơn cả người Mỹ, và tác phẩm này của ông – bên cạnh bản Tuyên Ngôn độc lập và Hiến Pháp Hoa Kỳ – được tôn thờ gần như là một thứ “tôn giáo chính trị”. Khi viết cuốn sách này, tác giả đã xác định sẽ không tập trung vào một nhóm phe phái nào, sẽ không chống lại hay ủng hộ bất kỳ ai. Vậy nên, ông làm cho nó khác đi mà theo cách nhìn xa hơn các phe phái. Ông muốn nhìn trực diện vào tương lai, phân tích và đưa ra những nhận định của riêng mình. Mỹ từ lâu đã được coi như một quốc gia mà người dân có tính dân chủ rất cao. Các hoạt động của chính phủ đều phải được sự đồng tình từ phía người dân. Công dân Mỹ được khuyến khích nói lên tiếng nói riêng của mình và thực sự họ đã làm được vậy trong nhiều thập kỷ qua. Trong cuốn sách này, tác giả đi sâu vào phân tích nền dân trị và rút ra kết luận nền dân chủ phụ thuộc vào yếu tố quyết định chính là tinh thần trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng. Từ đó, ông đặt ra hàng loạt vấn đề có tính chất thời sự như: - Nên mạnh dạn thực hiện nền dân trí đến đâu? - Làm thế nào để hợp nhất sự tham gia của toàn dân với thể chế chính trị đại diện? - Xã hội hiện đại đứng trước nguy cơ nào khi sự thờ ơ, tính phi chính trị và xu hướng trở về với cuộc sống riêng tư ngày càng gia tăng trong nhân dân? - Làm sao cân đối được mối quan hệ giữa nhà nước và kinh tế, giữa cá nhân và xã hội: hay nói cách khác, giữa tự do và bình đẳng? ✪ ✪ ✪ ✪ ✪ Theo LTTK Education