Ngành Hán Nôm

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Ngành Hán Nôm là ngành đào tạo những người làm công tác có liên quan đến Hán Nôm như biên dịch, sưu tầm, nghiên cứu. Ngành Hán Nôm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản và các kỹ năng cần có trong việc tiếp cận và xử lý văn bản Hán Nôm ở hai phương diện đó là : Văn bản học và khai thác văn bản Hán Nôm.

    1. Ngành Hán nôm là gì?


    Ngành Hán Nôm là một ngành khoa học có khả năng liên kết con người, xã hội hiện đại với lịch sử và truyền thống văn hóa. Giúp cung cấp tri thức về lịch sử, văn hóa, ngữ văn và kiến thức cơ bản về Hán Nôm.
    Cụ thể là các hoạt động: Sưu tầm, phiên dịch, nghiên cứu, khai thác, giảng dạy Hán Nôm, đáp ứng nhu cầu của các viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng, cơ quan nhà nước, các tổ chức và đoàn thể, công ty, doanh nghiệp.

    01.jpg

    Sinh viên học ngành Hán Nôm được trang bị tri thức về thể loại Hán văn Việt Nam giúp lý giải văn bản Hán văn đơn giản và nhanh chóng
    • Ngành Hán Nôm cung cấp những thông tin, khái niệm về văn học và văn hóa, về hệ thống các đặc trưng văn hóa Việt Nam. Đồng thời, trang bị những kỹ năng, phương pháp về cách tìm hiểu những vấn đề về văn hóa Việt Nam.
    • Học ngành Hán Nôm sẽ giúp sinh viên có tri thức về lĩnh vực lịch sử, văn hoá, triết học và ngữ văn làm kiến thức nền. Sau đó, đi sâu trang bị những kiến thức cơ bản như: Chữ Nôm, Hán văn cơ sở, văn bản Nôm, văn tự học Hán Nôm, từ chương học Hán Nôm và các tri thức về Nho giáo, Phật giáo,
    • Ngành Hán Nôm cung cấp kiến thức cơ sở về Hán văn, gồm những nguyên tắc cấu tạo hệ thống văn tự của người Hán, các quy tắc cú pháp, hư từ quan trọng và vốn chữ Hán thường hay dùng.
    • Sinh viên học ngành Hán Nôm sẽ được trang bị tri thức về thể loại Hán văn Việt Nam cùng với những tri thức văn hóa có liên quan giúp lý giải văn bản Hán văn đơn giản và nhanh chóng.
    • Ngoài ra, ngành Hán Nôm còn cung cấp cho sinh viên kiến thức, kỹ năng thực hành ngôn ngữ văn bản khoa học tiếng Việt. Có tác dụng giúp sinh viên phân tích tạo lập văn bảo khoa học tiếng Việt.
    2. Ngành Hán Nôm thi khối nào?

    Ngành Hán Nôm có mã ngành 7220104 thi xét tuyển các khối sau đây:
    • Khối C00 (Ngữ Văn, Địa Lý, Lịch Sử)
    • Khối D01(Ngữ Văn, Toán,Tiếng Anh)
    • Khối D02 (Ngữ Văn, Toán,Tiếng Nga)
    • Khối D03 (Ngữ Văn, Toán,Tiếng Pháp)
    • Khối D04 (Ngữ Văn, Toán,Tiếng Trung)
    • Khối D05 (Ngữ Văn, Toán,Tiếng Đức)
    • Khối D06 (Ngữ Văn, Toán,Tiếng Nhật)
    • Khối D78 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh)
    • Khối D79 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Đức)
    • Khối D80 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nga)
    • Khối D81 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nhật)
    • Khối D82 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Pháp)
    • Khối D83 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Trung)
    3. Điểm chuẩn ngành Hán Nôm

    Điểm chuẩn ngành Hán Nôm trong năm nay dựa trên kết quả tốt nghiệp THPT Quốc gia dao động từ 15 - 20 điểm.

    4. Ngành Hán Nôm thi trường nào?

    • Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn - Đại Học Quốc Gia Hà Nội
    • Đại Học Khoa Học - Đại Học Huế
    5. Ngành Hán Nôm ra trường làm gì?

    Sinh viên tốt nghiệp ngành Hán Nôm sau khi ra trường đã được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết nhất trong việc xử lý, biên dịch Hán Nôm cho các tổ chức nhà nước, chính trị, xã hội,..Phục vụ cho công cuộc xây dựng một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
    • Chuyên sưu tầm, bảo quản các văn bản Hán nôm cho tổ chức, viện bảo tàng, các trường học, trường nghề,..
    • Nghiên cứu văn bản Hán Nôm tại các cơ quan văn hóa, tổ chức lưu trữ thông tin.
    • Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành Hán Nôm như: ĐH KHXH&NV - ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TPHCM, ĐH Khoa học Huế, các khoa ngữ văn tại các trường Đại học như: Sư Phạm, Đh Vinh, Cần Thơ.
    • Dạy ngữ văn tại các trường cấp Trung học phổ thông và THCS trên toàn quốc.
    • Chuyên viên nghiên cứu Hán Nôm tại các Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Viện Đông Nam Á, Viện Ngôn ngữ học, Viện Từ điển học,..
    • Cán bộ tại các Viện bảo tàng Quốc gia,Thành phố, cơ quan bảo tồn văn hóa trên cả nước.
    • Phiên dịch viên tại các cơ quan, hay công ty nước ngoài sử dụng tiếng Hoa.
    • Biên tập viên tại các cơ quan báo chí, tạp chí ngành, hướng dẫn viên cho cơ quan nhà nước hoặc doanh nghiệp tư nhân.
    6. Lương của ngành Hán Nôm

    Lương của ngành Hán Nôm phụ thuộc chủ yếu vào kinh nghiệm làm việc trong nghề, cụ thể là:
    • Với sinh viên chưa có kinh nghiệm chỉ phụ trách công việc biên tập, sưu tầm bảo quản, mức lương chỉ từ 7 -9 triệu/tháng
    • Những cá nhân có kinh nghiệm có thể xin vào làm tại Viện bảo tàng, Viện nghiên cứu, hay phiên dịch viên với mức lương khá cao từ 10 - 16 triệu/tháng.
    7. Ai phù hợp ngành Hán Nôm?
    • Nhanh nhạy trong việc tiếp thu phương pháp, nghiên cứu của ngành Hán Nôm. Linh hoạt trong cách khai thác nguồn tài liệu sách, báo, internet,..giúp vận dụng hiệu quả trong công tác.
    • Có ý thức tự lập, cần cù, tỉ mỉ kiên nhẫn trong công việc liên quan đến Hán Nôm, có thể tu dưỡng ý chí phấn đấu lên những vị trí cao hơn trong các cơ quan, tổ chức.