Ngành Hóa học

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Những mùa tuyển sinh gần đây, Hóa học đang là ngành học tiềm năng được nhiều thí sinh xét tuyển khối ngành Khoa học tự nhiên chọn lựa. Để giúp bạn tìm hiểu thông tin ngành học hiệu quả, bài viết xin chia sẻ những thông tin thí sinh cần nắm được về ngành Hóa học.

    1. Ngành Hóa học là gì?

    • Hóa học - một nhánh của khoa học tự nhiên, là ngành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất và sự thay đổi của vật chất. Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, các phản ứng hóa học giữa những thành phần đó. Hóa học còn được gọi là “khoa học trung tâm” vì nó là cầu nối của các ngành khoa học tự nhiên khác như địa chất học, vật lý học và sinh vật học.
    • Hóa học là ngành đã có từ lâu đời và trở thành nền tảng khoa học áp dụng cho mọi mặt đời sống và ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động sản xuất kỹ thuật trong sản xuất công nghiệp hiện đại.
    • Hóa học nghiên cứu về tính chất của các nguyên tố và hợp chất, về các biến đổi có thể có từ một chất này sang một chất khác, tiên đoán trước tính chất của những hợp chất chưa biết đến cho tới nay, cung cấp các phương pháp để tổng hợp những hợp chất mới và các phương pháp đo lường hay phân tích để tìm các thành phần hóa học trong những mẫu thử nghiệm. Cũng như trong các bộ môn khoa học tự nhiên khác, thí nghiệm trong hóa học là cột trụ chính. Thông qua thí nghiệm, các lý thuyết về cách biến đổi từ một chất này sang một chất khác được phác thảo, kiểm nghiệm, mở rộng và khi cần thiết thì cũng được phủ nhận.
    • Hóa học được chia ra theo loại chất nghiên cứu mà quan trọng nhất là cách chia truyền thống ra làm Hóa hữu cơ (Hóa học nghiên cứu về những hợp chất của cacbon) và Hóa vô cơ (Hóa học của những nguyên tố và hợp chất không có chuỗi cacbon). Một cách chia khác là chia Hóa học theo mục tiêu thành Hóa phân tích (phân chia những hợp chất) và Hóa tổng hợp (tạo thành những hợp chất mới).
    • Một số chuyên ngành quan trọng khác của Hóa học là: Hóa sinh, Hóa - Lý, Hóa lý thuyết bao gồm ngành Hóa lượng tử, Hóa thực phẩm, Hóa lập thể, và Hóa dầu.
    01.png

    2. Ngành Hóa học thi khối nào?

    - Mã ngành: 7440112
    - Khối xét tuyển của ngành Hóa học như sau:
    • A00: Toán - Lý - Hóa học
    • B00: Toán - Hóa học - Sinh học
    • D07: Toán - Hóa học - Tiếng Anh
    • D90: Toán - Khoa học tự nhiên - Tiếng Anh
    • D01: Ngữ văn - Toán - Tiếng Anh
    3. Tìm hiểu điểm chuẩn ngành Hóa học

    Điểm chuẩn ngành hóa học phụ thuộc vào đơn vị đào tạo và hình thức xét tuyển. Cụ thể, điểm chuẩn ngành Hóa học tính theo điểm thi THPT dao động ở mức 15 - 21 điểm. Bạn có thể tìm hiểu điểm chuẩn cụ thể của ngành tại Cổng thông tin trực tuyến của trường đăng ký xét tuyển.

    4. Danh sách trường đào tạo ngành Hóa học

    - Khu vực miền Bắc:
    • Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội
    • Đại học Bách khoa Hà Nội
    • Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội
    • Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên
    • Đại học Công nghiệp Việt Trì
    - Khu vực miền Trung:
    • Đại học Khoa học - Đại học Huế
    • Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng
    • Đại học Đà Lạt
    • Đại học Phú Yên
    • Đại học Quy Nhơn
    - Khu vực miền Nam:
    • Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia TP. HCM
    • Đại học Sư phạm TP. HCM
    • Đại học Thủ Dầu Một
    • Đại học Cần Thơ
    5. Học ngành Hóa học ra làm gì?

    Sau khi hoàn thành chương trình học ngành Hóa học, sinh viên có thể làm việc tại những vị trí sau:
    • Kỹ thuật viên nghiên cứu: Làm việc tại Viện nghiên cứu, Viện Hàn Lâm, Trung tâm phân tích hay làm công tác nghiên cứu tại các trường Đại học.
    • Giáo viên, giảng viên: Thực hiện công tác giảng dạy tại những trường Đại học, Cao đẳng. Trung học phổ thông..
    • Nhân viên kiểm nghiệm, nhân viên kinh doanh tại những công ty có ứng dụng kỹ thuật hóa học như:
      • Công ty sản xuất sản phẩm vô cơ như hóa chất, phân bón, màu sơn, vẽ, gốm sứ cho công nghiệp điện tử và bán dẫn...
      • Công ty sản xuất sản phẩm hữu cơ như hóa chất, dược phẩm, phim mỏng, vật liệu phủ, giấy, thuốc nhuộm...
      • Công ty vật liệu, sinh học, môi trường...
      • Công ty về mạ điện, luyện kim, phim và những nguyên liệu cho quá trình công nghiệp...
      • Công ty thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm...
    6. Mức lương của ngành Hóa học là bao nhiêu?

    Thực tế, ngành Hóa học gồm rất nhiều phân ngành nhỏ khác nhau. Mức lương của ngành tùy thuộc vào vị trí công việc, kinh nghiệm, địa điểm làm việc... Tuy nhiên, ngành Hóa học được xếp trong top 10 nhóm ngành có mức lương cao nhất hiện nay. Mức lương của ngành đao động trong khoáng 7 - 20 triệu. Với những người có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn, mức lương có thể cao hơn.

    7. Học ngành Hóa học cần có tố chất gì?


    Để có thể theo học ngành Hóa học, bạn cần có những tố chất sau:
    • Học giỏi các môn tự nhiên, đặc biệt là môn Hóa
    • Tư duy thông minh và tư duy logic
    • Chăm chỉ, cẩn thận và coi trọng sự chính xác
    • Có khả năng hợp tác và làm việc nhóm
    • Có trình độ ngoại ngữ
    • Chịu được áp lực công việc lớn
    Trên đây là tổng quan thông tin về ngành Hóa học. Bài viết hy vọng đã đem đến những tin tức hữu ích, giúp thí sinh tìm hiểu thông tin ngành học hiệu quả nhất.