Ngành Khoa học đất

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Trong các chuyên ngành thuộc nhóm ngành Nông nghiệp, Khoa học đất được đánh giá là ngành học đem đến nhiều cơ hội việc làm cho người học. Đây cũng là yếu tố giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển ngành nông nghiệp. Để giúp bạn tìm hiểu về ngành học, bài viết dưới đây xin chia sẻ thông tin tổng quan về ngành Khoa học đất.

    1. Ngành Khoa học đất là gì?

    • Khoa học đất (tiếng Anh là Soil Science) là ngành khám phá và tìm hiểu về tài nguyên đất và nước trên địa cầu. Đây là môn khoa học nghiên cứu, coi đối tượng nghiên cứu này như là một tài nguyên thiên nhiêntrên bề mặt Trái đất, nghiên cứu khoa học đất bao gồm nghiên cứu hình thành, phân loại và xây dựng bản đồ đất; các thuộc tính vật lý, hóa học, sinh học, và độ phì nhiêu của đất; cũng như nghiên cứu các thuộc tính này trong mối liên hệ với việc sử dụng và quản lý đất đai...
    • Ngành Khoa học đất lý giải mối quan hệ biện chứng giữa các quá trình trong đất - nước - phân bón và cây trồng. Kiến thức chuyên sâu về Khoa học đất và môi trường đất theo hướng sử dụng hợp lý tài nguyên cho sự phát triển nông lâm nghiệp và môi trường trên quan điểm sinh thái học và phát triển bền vững; quy hoạch sử dụng đất đai, đánh giá tác động của các quá trình sử dụng đến tài nguyên và môi trường đất.
    • Một số hướng nghiên cứu khoa học chủ yếu: Hoá học đất, dinh dưỡng khoáng và cây trồng; Các quá trình thoái hóa đất và biện pháp cải tạo đất thoái hóa: Quá trình sa mạc hóa, phèn hóa, mặn hóa, chua hóa đất...; ảnh hưởng của các điều kiện kinh tế xã hội, các tác động của sự thay đổi các điều kiện tự nhiên đất, nước, không khí…; Xử lý chất thải nông nghiệp, triển khai ứng dụng trong thực tế…
    • Chương trình đào tạo ngành Khoa học đất trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản hiện đại và thực tế ở Việt Nam, kiến thức cơ sở về địa chất, khoáng vật, phân tích các đối tượng đất, nước, phân bón, thực vật; những kỹ năng thông qua nghiên cứu khoa học và thực tập thiên nhiên, phân tích và nhận biết các mối quan hệ trong các quá trình hình thành đất, các loại đất ngoài thực địa và phương pháp đánh giá, tổng hợp các số liệu phân tích.
    01.jpg

    2. Khối xét tuyển ngành Khoa học đất

    - Mã ngành: 7620103
    - Ngành Khoa học đất được xét tuyển các khối sau:
    • A00: Toán - Vật lý - Hóa học
    • A01: Toán - Vật lý - Tiếng Anh
    • B00: Toán - Hóa học - Sinh học
    • D01: Ngữ văn - Toán - Tiếng Anh
    • B04: Toán - Sinh học - Giáo dục công dân
    • D07: Toán - Hóa học - Tiếng Anh
    • D08: Toán - Sinh học - Tiếng Anh
    3. Tìm hiểu điểm chuẩn ngành Khoa học đất

    Năm 2018, điểm chuẩn ngành Khoa học đất dao động trong khoảng 14 - 18 điểm tùy theo các tổ hợp môn xét theo hình thức xét điểm thi THPT Quốc gia.

    4. Tham khảo danh sách trường đào tạo ngành Khoa học đất

    - Khu vực miền Bắc:
    • Học viện Nông nghiệp Việt Nam
    • Đại học Tài nguyên và Môi trường
    • Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội
    - Khu vực miền Trung:
    • Đại học Nông Lâm - Đại học Huế
    - Khu vực miền Nam:
    • Đại học Cần Thơ
    5. Cơ hội việc làm ngành Khoa học đất

    Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Khoa học đất, sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức và năn lực chuyên môn để đáp ứng công việc tại những vị trí dưới đây:
    • Các cơ quan quản lý (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các Sở và Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các cơ quan Tài nguyên và Môi trường như Bộ, Sở, Phòng).
    • Các tổ chức nghiên cứu khoa học như Viện Khoa học đất Việt Nam, các phân viện Nông hóa, thổ nhưỡng trên toàn quốc.
    • Các trường Đại học và Cao đẳng có đào tạo ngành nông nghiệp trong cả nước.Các tổ chức tư vấn, công ty có chức năng quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp trong cả nước (đặc biệt ở khu vực phía Nam).
    • Các doanh nghiệp, tập đoàn trong nước và nước ngoài, tổ chức phi chính phủ (NGOs) (đặc biệt là các doanh nghiệp nông nghiệp đầu tư công nghệ cao).
    Bên cạnh đó, người học cũng có thể đảm nhận một số vị trí như chuyên viên tư vấn về môi trường, sản xuất nông nghiệp, sản xuất lâm nghiệp chuyên viên đánh giá đất đai chuyên viên về xử lý chất thải độc hại và không độc hại chuyên viên áp dụng phân bón và hóa chất nông dược nhà sinh thái học chuyên viên hoặc cán bộ quản lý phòng thí nghiệm chuyên viên nghiên cứu phòng thí nghiệm hoặc đồng ruộng giảng viên về Khoa học đất…

    6. Tìm hiểu mức lương của ngành Khoa học đất

    Mức lương cuả ngành Khoa học đất dao động trong khoảng 6 - 12 triệu. Đây được đánh giá là mức lương khá “hấp dẫn” trong khối ngành nông nghiệp.

    7. Tố chất cần có để học ngành Khoa học đất


    Để có thể theo học ngành Khoa học đất, người học cần có một số tố chất dưới đây:
    • Giỏi các môn khoa học tự nhiên, đặc biệt là toán học, hóa học và sinh học.
    • Có khả năng phán đoán tốt, khả năng tổ chức công việc tốt.
    • Có tầm nhìn xa, tư duy chiến lược, tư duy phân tích tốt.
    • Yêu thích công việc nghiên cứu, tìm tòi, những công việc gần với thiên nhiên.
    • Thận trọng và chính xác trong công việc
    • Yêu thích khám phá môi trường tự nhiên.
    Trên đây là thông tin tổng hợp về ngành Khoa học đất. Bài viết hy vọng đã đem đến thông tin hữu ích cho bạn đọc.