Hiện nay, những vấn đề môi trường rất được con người chú trọng, cùng với đó, ngành học về môi trường cũng rất được quan tâm. Để giúp bạn tìm hiểu ngành học hiệu quả, bài viết xin tổng hợp thông tin thí sinh cần nắm về ngành Khoa học môi trường. 1. Khoa học môi trường là gì? Khoa học môi trường (tiếng Anh là Environmental Science) là ngành nghiên cứu nguồn gốc, các phản ứng, vận chuyển và chuyển hóa các chất trong môi trường; nghiên cứu ảnh hưởng của các hoạt động con người lên môi trường đất, nước, không khí và sinh vật. Mục đích cuối cùng của ngành này là bảo vệ và cải thiện môi trường sống của con người trên Trái đất. Ngành Khoa học môi trường nghiên cứu mối quan hệ và tương tác qua lại giữa con người với con người, giữa con người với thế giới sinh vật và môi trường vật lý xung quanh. Mục đích cuối cùng của công việc này là bảo vệ và cải thiện môi trường sống của con người trên Trái đất. Do đó, đối tượng nghiên cứu cụ thể của khoa học môi trường là môi trường tự nhiên, môi trường xã hội cũng như môi trường nhân tạo trong mối quan hệ tương hỗ giữa sinh vật và con người. Từ những điều này, chúng ta sẽ có những hành động cụ thể để giúp môi trường trở nên tốt hơn, tư vấn chính sách cho các nhà hoạch định xem xét thay đổi. Tại Việt Nam, các nhà khoa học môi trường còn là những người kêu gọi dự án quốc tế từ các nước phát triển về để tăng cường các hoạt động nghiên cứu, tăng giữ đất giữ rừng, góp phần bảo vệ tài nguyên, bảo vệ nguồn nước quốc gia. 2. Ngành Khoa học môi trường thi khối nào? - Mã ngành: 7440301 - Ngành Khoa học môi trường xét tuyển các khối học sau: A00: Toán - Lý - Hóa A01: Toán - Lý - Tiếng Anh B00: Toán - Hóa - Sinh C02: Toán - Văn - Hóa D01: Toán - Văn - Tiếng Anh D90: Toán - Khoa học tự nhiên - Tiếng anh Với sự thay đổi phương án tuyển sinh của Bộ Giáo dục, khối thi ngành Khoa học môi trường khá đa dạng. Để tìm hiểu thông tin cụ thể, thí sinh hãy truy cập Cổng thông tin trực tuyến của từng đơn vị đào tạo. 3. Điểm chuẩn ngành Khoa học môi trường Mức điểm chuẩn ngành Khoa học môi trường dao động trong khoảng 13 - 18 điểm. Đây được xem là mức điểm trung bình, phù hợp với nhiều đối tượng thí sinh. 4. Danh sách trường đào tạo ngành Khoa học môi trường - Khu vực miền Bắc: Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội Học viện Nông nghiệp Việt Nam Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên Đại học Thành Tây - Khu vực miền Trung: Đại học Vinh Đại học Hà Tĩnh Đại học Khoa học - Đại học Huế Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng - Khu vực miền Nam: Đại học Tôn Đức Thắng Đại học Công nghiệp TP. HCM Đại học Nông Lâm TP. HCM Đại học Sài Gòn Đại học Cần Thơ Đại học Dân lập Lạc Hồng Đại học Bạc Liêu Đại học Thủ Dầu Một Đại học Đồng Tháp Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia TP. HCM 5. Học ngành Khoa học môi trường ra làm gì? Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Khoa học môi trường, sinh viên có thể đảm nhận công việc tại những vị trí sau: Chuyên viên ở các cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên-môi trường như Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT), Tổng cục Môi trường, Sở TN-MT, Chi cục BVMT, Phòng TN-MT hay các bộ phận chuyên môn về tài nguyên-môi trường thuộc các cơ quan quản lý khác (ví dụ: Vụ Khoa học-Công nghệ-Môi trường các bộ). Nghiên cứu viên ở các cơ quan nghiên cứu, chuyển giao KHCN như các viện, trung tâm về tài nguyên và môi trường thuộc hệ thống Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam hay các Hiệp hội, các đại học; các trung tâm tư vấn, chuyển giao công nghệ thuộc các sở KH và CN… Giảng dạy ở các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng có đào tạo các ngành môi trường (ví dụ, hiện có các cựu sinh viên Khoa Môi trường giảng dạy ở ĐH Huế, ĐH Nha Trang, ĐH Duy Tân, CĐ TNMT Miền Trung, CĐ Công nghiệp Huế, CĐ Công nghiệp Đà Nẵng, CĐ Công nghiệp Tp.HCM…) Chuyên viên ở các cơ sở y tế như Trung tâm Y tế dự phòng các tỉnh, các Bệnh viện… Cán bộ kỹ thuật, nhân viên ở các doanh nghiệp về môi trường như các Công ty Môi trường Đô thị, Công ty cấp thoát nước, Công ty hạ tầng Khu đô thị… Chuyên viên ở các trung tâm bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia… Cán bộ kỹ thuật ở các phòng/bộ phận về môi trường ở nhà máy, doanh nghiệp như phòng ISO, phòng quản lý môi trường, trạm xử lý nước thải, phòng vệ sinh an toàn lao động… Sĩ quan, chiến sĩ ở các phòng cảnh sát môi trường Nhân viên các tổ chức phi chính phủ (NGOs), các dự án liên quan đến tài nguyên-môi trường… 7. Tố chất cần có để theo học ngành Khoa học môi trường Để có thể theo học ngành Khoa học môi trường, bạn cần có một số tố chất dưới đây: Yêu thiên nhiên, môi trường, có óc tìm tòi, ham học hỏi và tư duy logic Năng động, sáng tạo, nhiệt tình và tự tin Cẩn thận, kiên nhẫn Khả năng làm việc nhóm Khả năng thuyết trình cũng như kỹ năng giao tiếp Can đảm và chấp nhận thử thách Có sức khỏe tốt, có thể chịu được áp lực công việc Trên đây là thông tin tổng quan về ngành Khoa học môi trường. Bài viết hy vọng đã đem đến những tin tức hữu ích, giúp bạn tìm hiểu ngành học chính xác và cụ thể nhất.