Ngành Kinh tế phát triển

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Ngành Kinh tế phát triển là một trong các ngành thuộc khối ngành Kinh tế được đánh giá tốt nhất về mặt chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và cơ hội việc làm cho người học không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia khác trên thế giới.

    1. Ngành Kinh tế phát triển là gì?

    • Kinh tế phát triển (tiếng Anh là Development Economics) là một trong những khoa học kinh tế khám phá và giải thích quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế.
    • Mục tiêu của Kinh tế phát triển là nhằm cung cấp một cơ sở lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn trong phát triển kinh tế, để các nước đang phát triển có thể vận dụng vào hoàn cảnh riêng, tìm kiếm được con đường phát triển thích hợp, cải thiện tình trạng chưa tiến bộ của từng quốc gia.
    • Ngành Kinh tế Phát triển sẽ trang bị cho sinh viên các kỹ năng nghề nghiệp, kiến thức chuyên môn về Kinh tế, Kinh tế Phát triển. Giúp sinh viên rèn luyện, phát triển các kỹ năng mềm, có nhiều cơ hội tìm được các vị trí việc làm phù hợp với ngành học thuộc nhiều lĩnh vực, khu vực như các Doanh nghiệp, Ngân hàng, Tổ chức phi Chính phủ, Cơ quan Nhà nước, Trường Đại học…
    • Chương trình đào tạo Cử nhân Kinh tế Phát triển được xây dựng nhằm cung cấp đội ngũ các chuyên gia Kinh tế Phát triển có khả năng phát triển chuyên sâu, có trình độ chuyên môn cao, phẩm chất tốt, có khả năng làm việc hiệu quả trong nhiều lĩnh vực khác nhau - đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng chiến lược, hoạch định chính sách và quản lý quá trình phát triển - góp phần tích cực vào việc đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước.
    01.jpg

    2. Ngành Kinh tế phát triển thi khối nào?

    - Mã ngành: 7310105
    - Các khối thi vào ngành Kinh tế phát triển:
    • A00: Toán học, Vật Lý, Hóa học
    • A01: Toán học, Vật Lý, Tiếng Anh
    • D01: Toán học, Văn học, Tiếng Anh
    3. Điểm chuẩn ngành Kinh tế phát triển

    Các bạn có thể tham khảo mức điểm chuẩn của các trường đại học đào tạo ngành Kinh tế phát triển những năm gần đây. Trong năm 2018, mức điểm chuẩn của ngành này từ 13 - 22 điểm tùy theo các khối thi xét theo kết quả thi THPT Quốc gia.

    4. Các trường đào tạo ngành Kinh tế phát triển


    - Khu vực miền Bắc:
    • Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
    • Đại học Kinh tế Quốc dân
    • Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên
    - Khu vực miền Trung:
    • Đại học Phạm Văn Đồng
    5. Cơ hội việc làm ngành Kinh tế phát triển

    Ngành Kinh tế phát triển đào tạo cử nhân kinh tế có thể phân tích, tham gia hoạch định và tư vấn thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở các cấp, ngành và lĩnh vực; quản lý các quá trình phát triển; xây dựng, phân tích, thẩm định và chỉ đạo thực hiện các chương trình và dự án phát triển; phân tích và dự báo kinh tế - xã hội; mô hình hóa tăng trưởng kinh tế; tổ chức các hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế, thực hiện các dự án phát triển với nước ngoài. Vì vậy, cơ hội việc làm ngành Kinh tế phát triển rất rộng mở.

    Học ngành Kinh tế phát triển, sau khi ra trường, sinh viên có thể làm việc tại các dự án phát triển, các tổ chức phát triển và các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước với các công việc như:
    • Phân tích thực trạng kinh tế - xã hội của cộng đồng, quốc gia;
    • Tham gia lập kế hoạch và thực thi dự án phát triển;
    • Tổng hợp, nghiên cứu, phân tích và tham gia hoạch định chính sách phát triển;
    • Tham gia lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tư vấn giải pháp, chính sách phục vụ cho phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực chính sách công, phát triển bền vững;
    • Nghiên cứu và giảng dạy tại các cơ sở nghiên cứu, cơ sở giáo dục đại học liên quan đến kinh tế học, kinh tế phát triển, chính sách công, kinh tế môi trường, phát triển bền vững.
    Với những công việc trên, sinh viên sau khi ra trường có thể làm tại:
    • Các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội;
    • Các bộ và cơ quan ngang bộ, các sở, ban ngành ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
    • Các viện nghiên cứu kinh tế, các trường Đại học, Cao đẳng;
    • Làm việc cho các dự án phát triển kinh tế, các tổ chức trong và ngoài nước;
    • Bộ Kế hoạch - đầu tư, các vụ kế hoạch của các bộ, sở kế hoạch của tỉnh, phòng kế hoạch các quận (huyện);
    6. Mức lương ngành Kinh tế phát triển

    Đối với sinh viên ngành Kinh tế phát triển mới ra trường và ít kinh nghiệm làm việc tại các doanh nghiệp thì mức lương cơ bản từ 5 - 7 triệu đồng/ tháng. Ngoài ra, tùy vào vị trí công việc, năng lực và kinh nghiệm làm việc trong ngành Kinh tế phát triển thì mức lương từ 7 - 10 triệu đồng/ tháng hoặc có thể cao hơn.

    7. Ngành Kinh tế phát triển cần những tố chất nào?


    Để theo học ngành Kinh tế phát triển, bạn cần phải có những tố chất sau:
    • Kiên trì, nhẫn nại và chịu được áp lực công việc
    • Tự tin, năng động, giao tiếp tốt, có khả năng đàm phán thuyết phục
    • Khả năng ngoại ngữ tốt
    • Sáng tạo, tự tin, quyết đoán
    • Khả năng thu thập và xử lí thông tin
    • Say mê nghiên cứu, khám phá kiến thức và có trách nhiệm trong công việc;
    • Có khả năng làm việc độc lập dưới áp lực về thời gian và khối lượng công việc;