Kỹ thuật Hàng không là ngành khoa học kỹ thuật chuyên nghiên cứu, phát triển và đảm bảo các yếu tố kỹ thuật trực tiếp cho máy bay và các phương tiện bay. Ngành Kỹ thuật Hàng không đào tạo ra những kỹ thuật viên, tiếp viên, chuyên viên, quản lý đầy chuyên nghiệp phục vụ tốt nhất nhu cầu của con người. 1. Ngành Kỹ thuật Hàng không là gì? Ngành Kỹ thuật Hàng không là ngành đào tạo sinh viên có trình độ thiết kế, bảo dưỡng, sửa chữa, khai thác máy bay và các trang thiết bị phục vụ bay thuộc các nhóm như: Cơ khí, động cơ sức đẩy, thuỷ khí, khí động lực và trang thiết bị mặt đất. Ngành Kỹ thuật Hàng không bao gồm hai mảng riêng biệt đó là Kỹ thuật Hàng không dân dụng và Kỹ thuật Hàng không vũ trụ. Kỹ thuật Hàng không dân dụng thiết kế và tạo ra các loại máy bay để sử dụng trong phạm vi bầu khí quyển của trái đất. Còn Kỹ thuật Hàng không vũ trụ tập trung nghiên cứu các loại tàu du hành hoặc vệ tinh để sử dụng bên ngoài phạm vi khí quyển. Sinh viên học ngành Kỹ thuật Hàng không được trang bị kiến thức về khoa học cơ bản, Kỹ thuật cơ khí, có kỹ năng thực hành nghề nghiệp, đủ năng lực áp dụng kiến thức để vận hành, bảo dưỡng, thiết kế và triển khai các hệ thống, thiết bị liên quan đến Cơ khí Hàng không. Ngành Kỹ thuật Hàng không rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng cá nhân, để sinh viên có ý thức tự học tập, phấn đấu và có khả năng thích ứng với sự phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ. Ngành Kỹ thuật Hàng không giúp sinh viên có năng lực hình thành ý tưởng vận hành, bảo dưỡng, thiết kế, đồng thời triển khai các hệ thống và thiết bị Cơ khí Hàng không trong bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường thực tế. Môn học ngành Kỹ thuật Hàng không là cơ học lưu chất, cơ học vật rắn, sức bền vật liệu, điều khiển tự động… Sinh viên sẽ được trang bị khả năng tự tìm tòi nghiên cứu, khả năng giải quyết vấn đề, khả năng làm việc nhóm, khả năng lãnh đạo và khả năng thành thạo ngoại ngữ chuyên ngành. Ngành Kỹ thuật Hàng không đào tạo những kỹ sư có tay nghề cao với mảng kiến thức rộng, có chất lượng và kỹ năng vững vàng trong các hoạt động sau: Cách quản lý, khai thác, vận hành, sửa chữa máy bay Có khả năng nghiên cứu, thiết kế, chế tạo máy bay nhỏ và các phương tiện giao thông lưỡng Ứng dụng Kỹ thuật Hàng không vào hàng hải, cơ khí, điều khiển tự động, xấy dựng,.. 2. Ngành Kỹ thuật Hàng không thi khối nào? - Mã ngành Kỹ thuật hàng không: 7520120 - Các tổ hợp môn xét tuyển: A00 (Toán, Vật Lý, Hóa Học) A01 (Toán, Vật lý, Sinh Học) D07 (Toán, Hóa Học,Tiếng Anh) D90 (Toán, Khoa Học Tự Nhiên, Tiếng Anh) 3. Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật Hàng không Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật Hàng không năm 2018 dựa theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực tại trường Đại Học Bách Khoa - Đại Học Quốc Gia TPHCM là 790.00 điểm. Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật Hàng không năm 2018 xét theo kết quả thi THPT Quốc gia đối với khối A00, A01, D07 từ 19 -22 điểm. Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật Hàng không năm 2018 xét theo kết quả thi THPT Quốc gia, của riêng trường Học Viện Phòng Không - Không Quân là 20.4 - 21.7 điểm (Đối với thí sinh mức 20,40 điểm: Tiêu chí phụ 1: Điểm môn Toán ≥ 7,40, tiêu chí phụ 2: Điểm môn Lý ≥ 6,75) 4. Ngành Kỹ thuật Hàng không học ở đâu? Học viện Phòng không - Không quân Học Viện Hàng Không Việt Nam Đại Học Bách Khoa Hà Nội Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 5. Ngành Kỹ thuật Hàng không ra làm gì? Hiện nay, nhu cầu di chuyển bằng máy bay của con người ngày càng tăng, kéo theo cơ hội việc làm và phát triển của ngành hàng không cũng từ đó ngày một đa dạng. Nếu chọn học ngành này, bạn sẽ không lo đến vấn đề thất nghiệp. Những công việc cụ thể ngành Kỹ thuật Hàng không gồm: Kỹ sư sửa chữa, bảo dưỡng tại các hãng hàng không trong và ngoài nước, các cụm cảng hàng không, sân bay nội địa và quố tế. Kỹ sư thiết kế và vận hành tại các công ty dịch vụ Kỹ thuật Hàng không, các phòng kỹ thuật, sản xuất, phòng thiết kế các công ty sản xuất và các công ty dịch vụ kỹ thuật công nghiệp,.. Kỹ sư nghiên cứu tại viện nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực cơ khí động lực, các trường đại học trong và ngoài nước. Kỹ sư hàng không chuyên nghiên cứu, thiết kế, phát triển, bảo dưỡng và kiểm tra các loại máy bay dân dụng, máy bay quân sự, vệ tinh. Chuyên viên nghiên cứu hàng không tiến hành nghiên cứu để tìm ra những công nghệ, vật liệu, hệ thống hoặc thiết bị mới phục vụ cho ngành hàng không. Chuyên viên thiết kế hàng không, giữ nhiệm vụ thiết kế các bộ phận hoặc hệ thống của máy bay cho công ty, doanh nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm liên quan đến lĩnh vực hàng không. Chuyên viên bảo dưỡng hàng không trách nhiệm của người làm công việc này là chuyên kiểm tra và bảo dưỡng toàn bộ máy bay, đảm bảo mọi thứ đều có thể hoạt động tốt một cách trơn tru. 6. Lương ngành Kỹ thuật Hàng không Lương ngành Kỹ thuật Hàng không tương đối cao so với mặt bằng chung các ngành khác. Trung bình từ 10 - 15 triệu/tháng, nếu ở cấp quản lý mức lương sẽ dao động từ 20 - 30 triệu/tháng. 7. Ngành Kỹ thuật Hàng không cần những tố chất gì? Kỹ năng áp dụng các kiến thức toán học, khoa học và kỹ thuật vào thực tiễn. Kỹ năng tính toán thiết kế, vận hành, khai thác, bảo trì máy bay Kỹ năng về tính toán cơ học vật rắn biến dạng, lựa chọn vật liệu trong quá trình thiết kế bộ phận và hệ thống máy bay Kỹ năng về tính toán thiết kế kết cấu, vấn đề dao động trong kỹ thuật Kỹ năng tính toán lực tác dụng của lưu chất lên kết cấu và dao động của kết cấu dưới tác động của lưu chất Kỹ năng tính toán thiết kế chong chóng, các hệ truyền động thủy lực và khí nén. Kỹ năng đánh giá tính năng, khai thác và bảo trì máy bay Kỹ năng thiết kế hệ thống, thành phần, quá trình để đáp ứng các nhu cầu thực tế như về kinh tế, môi trường, xã hội, chính trị và sự an toàn, có thể sản xuất được Kỹ năng hoạt động trong các nhóm liên ngành. Kỹ năng nhận diện, diễn đạt và giải quyết các vấn đề kỹ thuật. Kỹ năng phân tích, thiết kế, mô phỏng Kỹ năng về sản xuất và kiểm tra một vấn đề kỹ thuật Kỹ năng sử dụng phương pháp, công cụ kỹ thuật hiện đại cần thiết cho thực hành kỹ thuật.