Ngành Kỹ thuật hoá học

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Kỹ thuật Hóa học là một nhánh của khoa học ứng dụng, khoa học sự sống cùng với toán học ứng dụng và kinh tế để tạo ra quá trình chuyển hóa, vận chuyển, sử dụng hóa chất, vật liệu và năng lượng đúng cách. Các kỹ sư hóa học có nhiệm vụ thiết kế các quy trình có quy mô lớn để chuyến đổi hóa chất, vật liệu thô, vi sinh vật và năng lượng thành các dạng sản phẩm hữu ích.

    1. Ngành Kỹ thuật Hóa học là gì?

    • Ngành Kỹ thuật Hóa học (Tại một số trường đại học là ngành Công nghệ Kỹ thuật Hóa học) là một lĩnh vực khoa học và công nghệ chuyên nghiên cứu và ứng dụng những kiến thức hóa học và kỹ thuật vào quá trình sản xuất để tạo ra các sản phẩm hóa học phục vụ công nghiệp và đời sống xã hội.
    • Ngành Kỹ thuật Hóa học đóng vai trò chủ chốt trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp như dầu khí, dược phẩm, mỹ phẩm, phân bón, vật liệu hàng không, môi trường, chế biến thực phẩm, đồ uống. Những Kỹ sư ngành Kỹ thuật Hóa học đảm nhiệm vai trò thiết kế, chế tạo, vận hành, đánh giá, điều chỉnh và quản lý các quá trình sản xuất sản phẩm ở quy mô công nghiệp.
    • Ngành Kỹ thuật Hóa học bao gồm những nguyên lý được ứng dụng trong các ngành công nghiệp như hóa dầu, gốm sứ, lọc dầu, kim loại cơ bản, công nghệ sinh học, chế biến thực phẩm, thủy tinh... Đặc thù chủ yếu của Kỹ thuật Hóa học đó là chuyển các kết quả nghiên cứu quy mô phòng thí nghiệm sang sản xuất thương mại ở quy mô lớn.
    • Ngành Kỹ thuật Hóa học đào tạo kiến thức chuyên ngành vững chắc cho sinh viên, đáp ứng tốt vai trò về quản lý, giảng dạy, nghiên cứu, phân tích, tính toán, chế tạo, vận hành, tổ chức triển khai và áp dụng hệ thống thiết bị, các giải pháp công nghệ trong lĩnh vực Kỹ thuật Hóa học. Học ngành Kỹ thuật Hóa học sinh viên thực hiện các đề tài nghiên cứu ứng dụng và chế tạo sản phẩm như: Chưng cất các loại tinh dầu, thực hành sản xuất các loại mỹ phẩm. Bên cạnh đó, còn được thực hành trong phòng thí nghiệm được trang bị đầy đủ các trang thiết bị hiện đại, đảm bảo môi trường học tập và nghiên cứu thuận lợi cho sinh viên.
    01.jpg

    2. Ngành Kỹ thuật Hóa học thi khối nào?

    - Mã ngành Kỹ thuật Hóa học: 7520301 (ngành Công nghệ Kỹ thuật Hóa học là 7510401)
    - Ngành Kỹ thuật Hóa học xét tuyển những khối sau:
    • A00 (Toán, Vật Lý, Hóa Học)
    • A01 (Toán, Vật Lý, Tiếng Anh)
    • B00 (Toán, Hóa Học, Sinh Học)
    • D01 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh)
    • D07 (Toán, Hóa Học, Tiếng Anh)
    • D90 (Toán, Khoa Học Tự Nhiên, Tiếng Anh)
    3. Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật Hóa học

    Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật Hóa học xét theo kết quả thi THPT Quốc gia 2018, trung bình từ 15.00 - 20.20 điểm (khối thi A00, A01, B00, D01, D07, D90); xét tuyển theo học bạ từ 18.00 - 26.00 điểm (với các khối thi A00, A01, B00, D07).

    4. Ngành Kỹ thuật Hóa học học ở đâu?


    - Khu vực miền Bắc:
    • Đại học Công Nghiệp Hà Nội
    • Đại học Mỏ Địa Chất
    • Đại học Khoa Học Tự Nhiên - Đại Học Quốc Gia Hà Nội
    • Đại học Khoa Học - Đại Học Thái Nguyên
    • Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Hưng Yên
    • Đại học Công nghiệp Việt Trì
    - Khu vực miền Trung:
    • Đại học Vinh
    • Đại học Quy Nhơn
    • Đại học Nha Trang
    • Đại Học Bách Khoa - Đại Học Đà Nẵng
    • Đại học Công nghiệp Vinh
    - Khu vực miền Nam:
    • Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM
    • Đại học Công Nghiệp TP.HCM
    • Đại học An Giang
    • Đại học Lạc Hồng
    • Đại học Trà Vinh
    • Đại học Nông Lâm TP.HCM
    • Đại học Nguyễn Tất Thành
    • Đại học Tôn Đức Thắng
    • Đại học Công Nghệ Đồng Nai
    • Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia TP. HCM
    • Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM
    • Đại học Cần Thơ
    • Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu
    • Đại học Nam Cần Thơ
    5. Ngành Kỹ thuật Hóa học ra làm gì?.

    Sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Hóa học sẽ làm việc trong các lĩnh vực về quản lý và vận hành hệ thống thiết bị công nghệ sản xuất ngành hóa chất, thực phẩm, dược phẩm, dầu khí, môi trường, thiết kế và tính toán hệ thống, nghiên cứu và phát triển sản phẩm...
    • Kỹ sư thiết kế thuộc các tập đoàn kinh tế, công nghiệp quốc gia, tư nhân, đa quốc gia hoạt động trong lĩnh vực Hóa chất, xăng dầu, hàng không, dược phẩm,.
    • Kỹ sư vận hành tại nhà máy, khu công nghiệp, tập đoàn về dầu khí, môi trường...
    • Kỹ sư công nghệ tại các tập đoàn, công ty trong lĩnh vực Sản xuất linh kiện, hay công nghệ vật liệu mới như: Polymer, vật liệu siêu bền, nhẹ.
    • điện tử, năng lượng…
    • Kỹ thuật viên phân tích, chuyên viên nghiên cứu tại các Viện hóa học, Viện vật liệu, mỹ phẩm...
    • Kỹ sư điều hành trong các công ty, nhà máy sản xuất hóa chất, phân bón, thuốc trừ sâu, xi-măng.
    • Kỹ sư công nghệ hóa dầu chuyên vận hành, thiết kế nhà máy lọc dầu, hóa chất, nhựa, thảo dược, bào chế thuốc, thiết bị sản xuất thuốc…
    • Nghiên cứu, giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, Viện, trung tâm nghiên cứu,..
    6. Lương ngành Kỹ thuật Hóa học

    Hiện chưa có thống kê cụ thể về mức lương ngành Kỹ thuật hóa học.

    7. Ngành Kỹ thuật Hóa học yêu cầu tố chất gì?

    • Đam mê với ngành Kỹ thuật Hóa học
    • Có khả năng về thiết kế, sản xuất và vận hành máy móc
    • Tư duy sáng tạo
    • Luôn có những ý tưởng mới
    • Khả năng phân tích, tổng hợp
    • Kỹ năng phát hiện xử lý vấn đề
    • Kỹ năng thực hành
    • Kỹ năng làm việc nhóm
    • Kỹ năng quản lý điều hành
    • Có khả năng nghiên cứu đánh giá về sản phẩm Kỹ thuật Hóa học
    • Nghiêm túc trong công việc
    • Có tính tỉ mỉ, cẩn thận