Kỹ thuật xây dựng công trình thủy là ngành học còn khá mới mẻ với nhiều bạn trẻ Việt Nam. Vậy ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thủy là gì và ngành học này ra trường sẽ làm những công việc gì là vấn đề mà các phụ huynh và các em học sinh trước ngưỡng cửa đại học quan tâm tìm hiểu. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về ngành học mới mẻ và nhiều tiềm năng này. 1. Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thủy là gì? Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thủy là ngành học về thiết kế xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện, công trình bến cảng, công trình biển, công trình thủy công trong nhà máy đóng tàu, công trình bảo vệ bờ biển, hải đảo cũng như công trình ven thềm lục địa, khu vực cửa sông ven biển. Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thủy cung cấp cho sinh viên các kiến thức chuyên sâu về lý thuyết và kỹ năng thực hành cả về lĩnh vực xây dựng công trình thủy và thềm lục địa. Sinh viên có khả năng tự nghiên cứu phát triển cơ sở lý thuyết, các vấn đề mới, vận dụng kiến thức vào giải quyết các bài toán thiết kế và thi công các công trình đường thủy, công trình bến cảng, công trình thủy công trong nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu thủy. 2. Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thủy thi khối nào? - Mã ngành: 7580202 - Các khối thi vào ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thủy: A00: Toán, Vật lý, Hóa học A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh D07:Toán, Hóa học, Tiếng Anh 3. Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thủy Các bạn có thể tham khảo mức điểm chuẩn của các trường đại học đào tạo ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thủy những năm gần đây. Trong năm 2018, mức điểm chuẩn của ngành này từ 14 - 18 điểm tùy theo các môn thi xét theo kết quả thi THPT Quốc gia. 4. Các trường đào tạo ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thủy - Khu vực miền Bắc: Đại học Giao thông vận tải Đại học Thủy lợi Đại học Xây dựng - Khu vực miền Trung: Đại học Vinh Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng - Khu vực miền Nam: Đại học Bách Khoa - ĐHQG TP.HCM Đại học Thủy lợi - Cơ sở 2 Đại học Cần Thơ 5. Cơ hội việc làm ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thủy Cơ hội việc làm ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thủy rất rộng mở, sinh viên học ngành này sau khi ra trường có thể làm việc tại: Làm các công việc kỹ thuật, quản lý chất lượng... tại các đơn vị sản xuất trong lĩnh vực thủy lợi, nông nghiệp, thủy điện, môi trường, phòng chống thiên tai, xây dựng cơ sở hạ tầng. Tư vấn, thiết kế tại các đơn vị tư vấn thiết kế xây dựng thủy lợi - thủy điện, quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, xây dựng công trình ven sông và bờ biển. Làm việc ở các cơ quan quản lý có liên quan đến dự án thủy lợi, thủy điện, nông nghiệp, thủy sản, ban quản lý các lưu vực sông, phòng chống lụt bão, bảo vệ môi trường. Thi công các công trình thủy lợi, thủy điện, xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình ven bờ. Thi tuyển vào các cơ sở giáo dục bậc trung cấp, cao đẳng vàđại học để giảng dạy các môn Thủy lực, Thủy văn, Cơ lý thuyết, Cơ học đất, Sức bền vật liệu, Cơ học kết cấu, Kết cấu Bê tông, Thủy công, Thủy điện, Trạm bơm, Cấp thoát nước, Qui hoạch và Thiết kế công trình thủy lợi, Chỉnh trị sông, Công trình ven bờ, Thi công công trình thủy, Ứng dụng tin học trong xây dựng. Nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực về Cơ học chất lỏng, Cơ học đất nền móng, Cơ học vật rắn biến dạng, Quy hoạch & Quản lý khai thác tối ưu nguồn nước, môi trường các lưu vực sông ở các Viện nghiên cứu, các trung tâm và cơ quan nghiên cứu của các Bộ, ngành, các trường đại học và cao đẳng. 6. Mức lương ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thủy Đối với sinh viên mới ra trường và ít kinh nghiệm, làm việc tại các đơn vị liên quan đến lĩnh vực thủy điện sẽ có mức lương trung bình từ 7 - 10 triệu đồng/ tháng. Ngoài ta, tùy thuộc vào vị trí, năng lực và kinh nghiệm làm việc trong ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thùy mà mức lương có thể cao hơn từ 10 - 15 triệu/ tháng hoặc cao hơn. 7. Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thủy cần có tố chất nào? Để theo đuổi và thành công trong lĩnh vực Kỹ thuật xây dựng công trình thủy, bạn cần có những tố chất sau: Học khá các môn tự nhiên, có khả năng tính toán; Thích tìm tòi, học hỏi, đam mê kỹ thuật, thích làm việc trong lĩnh vực xây dựng; Am hiểu về kiến thức lịch sử và địa lý, có vốn văn hóa sâu rộng; Có tinh thần hợp tác, khả năng làm việc theo nhóm và chịu được áp lực công việc cao;