Ngành Kỹ thuật xây dựng

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Kỹ thuật xây dựng là một lĩnh vực có liên quan đến kế hoạch, thi công và quản lý các công trình xây dựng như đường cao tốc, sân bay, cảng biển, đường sắt, tòa nhà hay cao ốc,... Kỹ thuật xây dựng đòi hỏi kiến thức về kỹ thuật, phương pháp quản lý, kinh tế học, luật pháp và những mối quan hệ bên trong dự án.

    1. Ngành Kỹ thuật xây dựng là gì?


    Ngành Kỹ thuật xây dựng (Một số trường đại học gọi là ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng) chuyên đào tạo các kỹ sư xây dựng công trình, có kiến thức tổng hợp để đảm nhận công tác thiết kế, thi công, giám sát, lập dự án, tính toán khối lượng dự toán công trình và đi sâu nghiên cứu về kỹ thuật xây dựng.
    • Sinh viên ngành kỹ thuật xây dựng sau khi ra trường sẽ có đủ kiến thức về chuyên môn, khả năng ngoại ngữ để có thể thiết kế, giám sát, quản lý thi công các công trình xây dựng trong nước và ngoài nước. Cũng như có khả năng tự học và cập nhật kiến thức mới trong lĩnh vực xây dựng, ngoài ra, sinh viên có thể được đào tạo kiến thức ở các cấp học cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ.
    • Ngành kỹ thuật xây dựng (công nghệ kỹ thuật xây dựng) trang bị cho sinh viên kiến thức về toán ứng dụng, vật lý kỹ thuật, phần mềm thiết kế chuyên sâu trong lĩnh vực xây dựng và kiến thức nền tảng về xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp như: Trắc địa, thủy lực, kết cấu xây dựng và các phương pháp thí nghiệm chuyên ngành phục vụ cho công tác thiết kế, tư vấn, tổ chức thi công công trình xây dựng.
    • Học ngành kỹ thuật xây dựng sinh viên còn được chú trọng rèn luyện những kỹ năng mềm cần thiết trong công việc như: Kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng về phân tích tổng hợp và giải quyết vấn đề, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng tin học nâng cao về sử dụng phần mềm ứng dụng lĩnh vực xây dựng,..
    • Ngành Kỹ thuật xây dựng đào tạo sinh viên khả năng kiểm tra vật liệu, chất lượng công trình, vấn đề an toàn lao động và giúp nắm vững các giải pháp bảo vệ môi trường cũng như quy định pháp luật trong xây dựng, giúp sinh viên có thể hòa nhập nhanh chóng với môi trường công việc.
    • Bộ môn ngành Kỹ thuật xây dựng gồm có: Sức bền vật liệu, vật liệu xây dựng, kiến trúc công nghiệp, nền và móng, kết cấu bê tông, cấp thoát nước, tổ chức thi công, an toàn lao động,…
    01.jpg

    2. Ngành Kỹ thuật xây dựng thi khối nào?

    Ngành Kỹ thuật xây dựng có mã ngành là 7580201 và Công nghệ kỹ thuật xây dựng có mã ngành là 7510103 thi những khối sau đây:
    • A00 (Toán, Vật Lý, Hóa Học)
    • A01 (Toán, Vật Lý, Tiếng Anh)
    • A02 (Toán, Vật Lý, Sinh Học)
    • A04 (Toán, Vật Lý, Địa Lý)
    • A10 (Toán, Vật Lý, Giáo Dục Công Dân)
    • B00 (Toán, Hóa Học, Sinh Học)
    • C01 (Ngữ Văn, Toán, Vật Lý
    • C02 (Ngữ Văn, Toán, Hóa Học)
    • C14 (Ngữ Văn, Toán, Giáo Dục Công Dân)
    • C15 (Ngữ Văn, Toán, Khoa Học Xã Hội)
    • D07 (Toán, Hóa Học, Tiếng Anh)
    • D09 (Toán, Lịch Sử, Tiếng Anh)
    • D84 (Toán, Giáo Dục Công Dân, Tiếng Anh)
    • D90 (Toán, Khoa Học Tự Nhiên, Tiếng Anh)
    3. Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật xây dựng
    • Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật xây dựng (công nghệ kỹ thuật xây dựng) tính bằng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực trường Đại học Bách Khoa - Đại học Quốc Gia TPHCM từ 700.00 - 702.00.
    • Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật xây dựng (công nghệ kỹ thuật xây dựng) xét tuyển theo học bạ trung bình từ 16.00 - 22.00 điểm, cao nhất là trường Đại học Tôn Đức Thắng với 24.00 điểm và Đại học Giao Thông Vận Tải TPHCM với 23.50 điểm (Khối thi A00, A01, C01, D07, D90).
    • Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật xây dựng (công nghệ kỹ thuật xây dựng) xét theo kết quả thi THPT Quốc gia 2018 trung bình từ 14.00 - 20.00 điểm, thấp nhất là trường Đại học Quang Trung với 13.00 điểm.
    4. Ngành Kỹ thuật xây dựng học ở đâu?

    - Khu vực miền Bắc:
    • Đại học Xây dựng
    • Đại học Công Nghệ - Đại học Quốc Gia Hà Nội
    • Đại học Đại Nam
    • Đại học Giao Thông Vận Tải ( Cơ sở Phía Bắc )
    • Đại học Mỏ Địa Chất
    • Đại học Hải Phòng
    • Đại học Phương Đông
    - Khu vực miền Trung:
    • Đại học Nha Trang
    • Đại học Bách Khoa - Đại học Đà Nẵng
    • Đại học Dân Lập Duy Tân
    • Đại học Hà Tĩnh
    • Phân Hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum
    • Đại học Quang Trung
    • Đại học Quy Nhơn
    • Đại học Xây dựng Miền Trung
    - Khu vực miền Nam:
    • Đại học Giao Thông Vận Tải TP.HCM
    • Đại học Bách Khoa - Đại học Quốc Gia TP.HCM
    • Đại học Tôn Đức Thắng
    • Đại học Hùng Vương - TPHCM
    • Đại học Công Nghệ TPHCM
    • Đại học Quốc Tế Hồng Bàng
    • Đại học Công Nghệ Sài Gòn
    • Đại học Kiến Trúc TP.HCM
    • Đại học Giao Thông Vận Tải TP.HCM
    • Đại học Công Nghiệp TP.HCM
    • Đại học Nguyễn Tất Thành
    • Đại học Kiến Trúc TP.HCM
    • Đại học Thủ Dầu Một
    • Đại học Văn Lang
    • Đại học Cần Thơ
    • Đại học Công Nghệ Đồng Nai
    • Đại học Kinh Tế Công Nghiệp Long An
    • Đại học Kiên Giang
    • Đại học Xây dựng Miền Tây
    5. Ngành Kỹ thuật xây dựng ra làm gì?.

    Sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật xây dựng (công nghệ kỹ thuật xây dựng) có thể làm việc tại các công ty tư vấn về xây dựng, thi công xây dựng dự án hoặc tự lập các công ty riêng về thiết kế, giám sát, lập dự án hoặc làm việc tại các ban quản lý dự án xây dựng.
    • Kỹ sư thiết kế, thi công: Tiến hành triển khai, thi công sản phẩm xây dựng, công trình, dự án các công ty, doanh nghiệp.
    • Kỹ sư giám sát chuyên thẩm định, giám sát, nghiệm thu các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp tại các doanh nghiệp, công ty tư vấn xây dựng hay các cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng như.
    • Kỹ sư quản lý chất lượng trong các công trình xây dựng, thi công dự án tại các tập đoàn, công ty trong và ngoài nước.
    • Chuyên viên tư vấn, lập dự toán, thiết kế kỹ thuật, thẩm tra thiết kế tại các công ty, tập đoàn xây dựng.
    • Giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ quan nghiên cứu, đào tạo chuyên ngành xây dựng.
    6. Lương ngành Kỹ thuật xây dựng
    • Lương ngành Kỹ thuật xây dựng (công nghệ kỹ thuật xây dựng) Với sinh viên mới ra trường làm việc trong các công trình với những nhiệm vụ chưa phải chịu nhiều áp lực như bóc khối lượng, đo đạc, nghiệm thu thì mức lương sẽ dao động từ 5 - 7 triệu đồng/tháng.
    • Lương ngành Kỹ thuật xây dựng (công nghệ kỹ thuật xây dựng) tại các công trình nhà xưởng với tính chất công việc áp lực hơn, phải làm việc ngoài nắng nhiều, mức lương sẽ tầm 6 - 8 triệu đồng/tháng.
    • Với kinh nghiệm từ 3 - 5 năm, khi làm việc ở vị trí giám sát công trình thì mức lương sẽ dao động từ 8 - 12 triệu đồng/tháng.
    • Lương ngành Kỹ thuật xây dựng (công nghệ kỹ thuật xây dựng) ở vai trò quản lý với công việc thiết kế, lên kế hoạch thi công, quản lý nhà thầu phụ mức lương sẽ trên 13 triệu đồng/tháng.
    • Lương ngành Kỹ thuật xây dựng tại các công ty lớn với công việc thiết kế kết cấu thì mức lương sẽ cao hơn và dao động tùy theo trình độ năng lực, nếu bạn có ngoại ngữ tốt, làm việc trong công ty, doanh nghiệp nước ngoài thì có thể nhận được mức lương từ 700 - 800 USD/ tháng (Tương đương 15 - 18 triệuVNĐ/tháng)
    7. Ngành Kỹ thuật xây dựng yêu cầu tố chất gì?
    • Đam mê với ngành xây dựng
    • Tư duy sáng tạo
    • Luôn có những ý tưởng mới
    • Khả năng tính toán, phân tích tốt
    • Có kỹ năng về khai thác, tổng hợp thông tin
    • Kỹ năng quản lý, đánh giá
    • Kỹ năng về nghiên cứu, nghiệm thu công trình xây dựng
    • Kỹ năng về thiết kế, tư vấn