Ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Trong điều kiện biến đổi khí hậu, các loại virus vi khuẩn cũng biến đổi theo dẫn đến sự phát triển của hàng ngàn loại virus mới. Vậy nên việc khám chữa bệnh sẽ không thể thiếu các xét nghiệm liên quan. Điều này khiến cho ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

    1. Tìm hiểu về ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học

    • Ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học (tiếng Anh là Laboratory Medicine Technique) là ngành học đào tạo ra các kỹ sư, bác sĩ kiểm tra, giám sát các quy chế vô khuẩn, quy định về sử dụng hóa chất và sinh phẩm chuyên dụng và an toàn sinh học trong phòng thí nghiệm, phân tích các mẫu bệnh phẩm (máu, phân, nước tiểu, dịch…) của người dân có nhu cầu chăm sóc sức khỏe.
    • Mục tiêu của ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học đó là cung cấp thông tin kết quả xét nghiệm giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh nhanh chóng, phát hiện bệnh sớm và điều trị hiệu quả cũng như dự báo nguy cơ mắc bệnh giúp người dân có ý thức phòng bệnh tốt. Đào tạo sinh viên có phẩm chất đạo đức cũng như lĩnh vực chuyên môn trong nghề Kỹ thuật xét nghiệm y học, biết xét nghiệm lâm sàng, phát hiện nhanh tác nhân gây bệnh chính xác trên nền tảng kiến thức về khoa học sức khỏe nói chung và kiến thức chuyên sâu về hóa sinh, huyết học, miễn dịch học, vi sinh học.
    • Sinh viên khi theo học ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học sẽ được học tập những kiến thức trong ngành xét nghiệm, những môn học chuyên môn, môn học đại cương cơ sở ngành, được thực hành tại bệnh viện, trung tâm chăm sóc sức khỏe để từ đó trau dồi thêm kinh nghiệm sau khi ra trường. Sinh viên được trang bị các kiến thức về các ngành nghề xét nghiệm trong bối cảnh thực tế của bệnh viện từ khâu tổ chức, phân luồng làm việc, lấy - nhận - chuyển bệnh nhân. Rèn luyện cho sinh viên có kỹ năng làm việc và kỹ năng mềm nhuần nhuyễn.
    • Cơ hội việc làm rất nhiều đối với sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học, bạn có thể làm tại Bộ y tế, Khoa xét nghiệm của các bệnh viện từ tuyến Trung ương đến cơ sở. Phòng xét nghiệm tại các Viện vệ sinh dịch tễ, Trung tâm y tế dự phòng cấp tỉnh/ huyện. Các cơ quan/tổ chức khác có hoạt động xét nghiệm về môi trường, dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm…
    01.jpg
    Ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học

    2. Ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học thi khối nào?


    - Mã ngành: 7720601
    - Ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học xét tuyển các khối sau:
    • A00 (Toán; Lý; Hóa)
    • A01 (Toán; Lý; Anh)
    • D01 (Toán; Văn; Anh)
    • B00 (Toán; Hóa; Sinh)
    • B01(Toán; Văn; Sinh)
    • D07 (Toán; Hóa; Anh)
    • TH5 (Toán; Sinh; Tin học)
    • C08 (Văn, Hóa, Sinh)
    • D90 (Toán, Khoa học tự nhiên, Anh)
    3. Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học

    Vì là ngành học thu hút được đông đảo thí sinh nên lượng hồ sơ đăng ký xét tuyển vào ngành khá nhiều. Do đó, điểm chuẩn của ngành này khá cao và có sự chênh lệch lớn giữa các trường, trong khoảng từ 15 đến 21,55 điểm

    4. Các trường đào tạo ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học


    Ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học có khả năng xin việc cao, mức lương mức đãi ngộ hấp dẫn nên có rất nhiều thí sinh theo học cũng như nhiều trường đào tạo ngành này. Đơn cử như:
    - Khu vực miền Bắc:
    • Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương
    • Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên
    • Đại học Y Hà Nội
    • Đại học Y tế Công cộng
    • Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam
    - Khu vực miền Trung:
    • Đại học Y Dược - Đại học Huế
    • Đại học Y khoa Vinh
    • Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng
    • Đại học Tây Nguyên
    - Khu vực miền Nam:
    • Đại học Công nghệ Đồng Nai
    • Đại học Dân lập Cửu Long
    • Đại học Nam Cần Thơ
    • Đại học Trà Vinh
    • Đại học Quốc tế Hồng Bàng
    • Đại học Y Dược TP.HCM
    • Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
    • Đại học Văn Lang
    • Đại học Y Dược Cần Thơ
    5. Học ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học ra trường làm gì?

    Cơ hội làm việc trong ngành này được mở rộng, chỉ cần học tập chọn lựa ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học là bạn đã mở ra nhiều cơ hội việc làm cho chính mình. Bạn có thể làm việc ở các vị trí:
    • Làm việc tại Bộ Y Tế
    • Làm tại khoa xét nghiệm của các bệnh viện từ tuyến huyện lên tới trung ương
    • Tư vấn hay thực hiện việc lấy mẫu bệnh phẩm, mẫu môi trường; thực hiện được những biện pháp đảm bảo chất lượng và kiểm tra chất lượng các kỹ thuật, xét nghiệm trong y học dự phòng
    • Tư vấn, truyền thông cho các cán bộ y tế công cộng, bác sĩ, những nhân viên phòng xét nghiệm về việc lí giải kết quả, thu thập mẫu bệnh phẩm và ứng dụng xét nghiệm trong các trường hợp đặc biệt
    • Làm việc tại Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm, trung tâm bảo vệ sức khỏe môi trường lao động, trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản cấp tỉnh
    • Làm việc tại Bệnh viện các tuyến, Viện xét nghiệm Trung ương, phòng xét nghiệm tại các Viện vệ sinh dịch tễ, Trung tâm Y tế dự phòng cấp tỉnh, cấp huyện, các cơ quan, tổ chức khác có hoạt động xét nghiệm về môi trường, dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm, các trung tâm xét nghiệm tư nhân
    • Tham gia giảng dạy, nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp có đào tạo ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học…
    6. Mức lương ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học

    Mức lương trong ngành nghề này cũng là một trong những yếu tố quyết định sức hút của nghề. Kỹ thuật xét nghiệm y học đối với những tân kỹ sư mới ra trường có mức lương tối thiểu đạt được khoảng 5 đến 7 triệu đồng. Với những người có nhiều thời gian lăn lộn với nghề hơn, mức lương nhận được sẽ không dưới 10 triệu động/tháng.

    7. Ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học cần những tố chất nào?


    Để học tập và làm việc trong ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học bạn cần phải có những tố chất sau:
    • Đức tính tỉ mỉ, cẩn thận
    • Đam mê, nhiệt huyết với nghề
    • Sự nhẫn nại trong mọi hoàn cảnh
    • Tính nhanh nhạy và chính xác
    • Có đầu óc phán đoán mọi vấn đề
    • Chịu được áp lực công việc, áp lực dư luận
    • Cần mạnh mẽ và dũng cảm
    • Có sức khỏe tốt để làm việc lâu dài