Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Trong khối ngành Kinh doanh, quản lý, bên cạnh các ngành nghề nổi bật như Quản trị kinh doanh, Kinh doanh quốc tế, Marketing… thì vẫn còn một ngành nghề giữ vai trò quan trọng trong quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế hội nhập, đó là ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng.

    1. Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng là gì?

    • Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng (tiếng Anh là Logistics and Supply Chain Management) là ngành nghiên cứu, phát triển và quản trị các dịch vụ vận chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh.
    • Logistics là chuỗi các hoạt động bao gồm lên kế hoạch, áp dụng và kiểm soát các luồng chuyển dịch của hàng hóa, kiểm soát nguồn nguyên nhiên liệu vật tư (đầu vào) và sản phẩm cuối cùng (đầu ra) từ điểm xuất phát tới điểm tiêu thụ.
    • Là khâu trung gian để đưa hàng hóa từ cơ sở sản xuất đến tay người tiêu dùng. Hoạt động của Logistics bao gồm vận tải hàng hóa xuất và nhập, quản lý đội tàu, kho bãi, nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng, quản trị tồn kho, hoạch định cung/ cầu. Logistics cũng bao gồm việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu đầu vào, hoạch định sản xuất, đóng gói sản phẩm, dịch vụ khách hàng.
    • Quản lý chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các hoạt động quản lý hậu cần gồm lập kế hoạch và quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến việc tìm nguồn cung ứng và thu mua, bao gồm tất cả hoạt động Logistics.
    • Ngành học Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng cung cấp bức tranh toàn cảnh về hệ thống kinh doanh để giúp người quản trị đưa ra chiến lược phát triển sản xuất sao cho hiệu quả nhất và phân bổ hàng hóa đến tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất.
    • Các ngành nghề của Logistics có thể chia làm 3 mảng chính là kho bãi, giao nhận và vận chuyển. Bên cạnh đó, Logistics cũng bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như:
      • Dịch vụ bốc xếp hàng hóa, dỡ hoặc bốc xếp hàng hóa lên tàu, xe, container…
      • Dịch vụ cho thuê kho bãi và lưu giữ hàng hóa: thuê hoặc cho thuê các kho chứa nguyên liệu, thiệt bị, các kho bãi container…
      • Dịch vụ đại lý vận tải/ freight forwarder, dịch vụ này bao gồm hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và lập kế hoạch vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa.
      • Các dịch vụ bổ trợ khác: tiếp nhận, lưu kho, quản lý các thông tin có liên quan đến quá trình vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt chuỗi logistics, xử lý nhiều vấn đề phát sinh như hàng hóa tồn kho, hàng hóa quá hạn sử dụng, hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng hóa bị hư, lỗi mốt… tái phân phối các loại hàng hóa này, tiến hành hoạt động cho thuê và thuê mua container.
    01.jpg

    2. Học ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng thi khối nào?

    - Mã ngành: 7510605
    - Ngành Logistics và Quản lsy chuỗi cung ứng xét tuyển những khối sau:
    • A00 (Toán, Lý, Hóa)
    • A01 (Toán, Lý, Anh)
    • C01 (Toán, Văn, Lý)
    • D01 (Toán, Văn, Anh)
    • D07 (Toán, Hóa, Anh)
    • D90 (Toán, KHTN, Anh)
    • A16 (Toán, Văn, KHTN)
    • C15 (Toán, Văn, KHXH)
    3. Điểm chuẩn của ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng trong những năm gần đây:

    Năm 2018, điểm chuẩn của ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng của các trường dao động từ 18 - 25 điểm tùy theo các khối thi xét theo kết quả thi THPT Quốc gia.

    4. Một số trường đào tạo ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng


    - Khu vực miền Bắc:
    • Đại học Ngoại thương
    • Đại học Hàng hải Việt Nam
    • Đại học Quốc tế RMIT
    • Đại học Kinh tế Quốc dân
    • Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải
    • Đại học Bách khoa Hà Nội
    • Đại học Điện lực
    • Đại học Thủ đô Hà Nội
    • Đại học Hàng hải
    - Khu vực miền Trung:
    • Đại học Kinh tế Đà Nẵng
    - Khu vực miền Nam:
    • Đại học Quốc tế - Đại học quốc gia TP.HCM
    • Đại học Bách Khoa - Đại học Quốc gia TP.HCM
    • Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
    • Cao đẳng kinh tế đối ngoại TP.HCM
    • Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu
    5. Học ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng ra trường thì làm gì?

    Người làm việc trong lĩnh vực Logistics sẽ làm những công việc liên quan đến việc lên kế hoạch, thực thi và kiểm soát các luồng chuyển dịch của hàng hóa. Logistics là ngành có tốc độ phát triển nhanh tại Việt Nam nên nhu cầu về nhân lực ngành Logistics, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao ngày càng tăng. Sự phát triển nóng của dịch vụ Logistics khiến nguồn nhân lực ngành này trở nên thiếu hụt trầm trọng. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc tại vị trí:
    • Chuyên viên tại các tập đoàn, công ty trong và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực logistics, vận tải, kho hàng, kinh doanh xuất nhập khẩu, tư vấn kinh doanh, sản xuất, phân phối, thương mại, bảo hiểm; đảm nhận các vị trí nghiên cứu chính sách tại các Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch đầu tư…
    • Chuyên viên về xuất nhập khẩu, phụ trách kinh doanh trong thương mại quốc tế, vận tải ngoại thương, quản lý kho hàng, quản trị kho hàng, quản lý vận tải… tại các doanh nghiệp.
    • Công tác tại các doanh nghiệp làm dịch vụ logistics, doanh nghiệp làm dịch vụ vận tải đa phương thức nói riêng và các doanh nghiệp dịch vụ vận tải, giao nhận nói chung…
    • Các phòng ban nghiệp vụ phù hợp chuyên môn gồm: kế hoạch, khai thác, marketing, dịch vụ khác hàng, kinh doanh quốc tế, kho vận, cung ứng vật tư, kế toán…
    Người làm việc trong lĩnh vực Logistics sẽ làm những công việc liên quan đến việc lên kế hoạch, thực thi và kiểm soát các luồng chuyển dịch của hàng hóa hay thông tin liên quan từ điểm xuất phát tới điểm tiêu thụ. Quá trình này bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa. Cụ thể, những công việc của nghề Logistics gồm có:
    • Lên kế hoạch hay phân tích: Chịu trách nhiệm tập hợp và phân tích dữ liệu, xác định vấn đề và phát triển những khả năng hỗ trợ quản lý chuỗi cung ứng.
    • Thu mua: là người xác định nguồn hàng cung ứng, đánh giá và lựa chọn đơn vị cung ứng, đàm phán hợp đồng và giữ mối quan hệ hợp tác với những người cung ứng.
    • Chuyên viên kiểm kê: Là người chịu trách nhiệm kiểm kê chất lượng và độ chính xác của hàng hóa, giám sát lưu lượng hàng, làm việc với các kho hàng và chiến lược phân phối hàng hóa để tối ưu hóa dòng chảy công việc và năng suất lao động trong các cơ sở phân phối.
    • Nhân viên quản lý hàng hóa: Công việc này sẽ là kết hợp với các nhân viên thu mua, phân phối và cung ứng để đảm bảo quá trình phân phát hàng hóa sao cho tin cậy và hiệu quả.
    • Điều phối viên chuyên về vận tải: Quản lý các mối quan hệ với các nhà vận tải và khách hàng để đảm bảo hàng hóa được phân phát đúng thời hạn.
    • Điều phối viên sản xuất/ Phân tích viên: phân tích số liệu và dự đoán nhu cầu sản xuất trong tương lai, lên kế hoạch sản xuất hàng hóa.
    6. Cơ hội việc làm tốt với mức lương cạnh tranh
    • Đối với những vị trí mới tốt nghiệp và ít kinh nghiệm, mức lương ngành Logistics có thể dao động từ 5 - 9 triệu/tháng.
    • Mức lương tăng dần qua các năm khi bạn có nhiều kinh nghiệm hơn. Khi bạn đã lên đến vị trí cấp cao và trưởng nhóm thì mức lương của bạn thường sẽ tăng lên khá nhiều, dao động từ 9 đến 13 triệu/ tháng.
    • Có những doanh nghiệp Quản lý Logistics chỉ có mức lương khoảng 15 - 23 triệu, nhưng cũng có những tổ chức đang chi trả cho vị trí này tới 80 - 100 triệu/tháng.