Ngành Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Lực lượng phòng cháy chữa cháy có nhiệm vụ phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành học này.

    1. Ngành lực lượng phòng cháy chữa cháy là gì?


    Lực lượng phòng cháy chữa cháy là một lực lượng nòng cốt trong những hoạt động phòng cháy chữa cháy toàn dân. Công tác phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn thông qua lĩnh vực được giao quản lý. Chức năng nhiệm vụ của lực lượng phòng cháy chữa cháy được thể hiện như sau:
    • Xây dựng phong trào quần chúng nhân dân, trang bị những kiến thức cơ bản về phòng cháy chữa cháy, đề xuất ban hành những nội quy, quy định về phòng cháy chữa cháy.
    • Tuyên truyền phổ biến pháp luật, kiến thức về phòng cháy chữa cháy, xây dựng phong trào quần chúng tham gia cứu nạn cứu hộ và phòng cháy chữa
    • Chủ động tiến hành tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.
    • Có trách nhiệm xây dựng những phương án chữa cháy và phương án cứu hộ
    • Chuẩn bị những phương tiện và trực tiếp sử dụng các phương tiện để thực hiện nhiệm vụ cứu nạn cứu hộ
    • Thường trực 24/24 tại cơ sở nên phát hiện kịp thời cháy, nổ và tai nạn sự cố và tổ chức công tác chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ ban đầu đạt hiệu quả cao.
    01.jpg

    2. Ngành phòng cháy chữa cháy thi khối nào?
    • A00: Toán, Vật lí, Hóa học
    3. Điểm chuẩn ngành phòng cháy chữa cháy

    Năm 2018, điểm trúng tuyển Đại học Phòng cháy Chữa cháy dao động từ 22,95 đến 24,4.
    Cụ thể như sau, điểm trúng tuyển Đại học Phòng cháy Chữa cháy hệ chính quy trong ngành Công an năm 2018:
    • Phía Bắc: Đối với Nam: 23,75 điểm (tiêu chí phụ: Tổng điểm 03 môn: 23,75); đối với Nữ: 24,4 điểm.
    • Phía Nam: Đối với Nam: 23,65 điểm (tiêu chí phụ: Tổng điểm 03 môn: 20,9; môn Toán 7,4); đối với Nữ: 22,95 điểm
    • Điểm trúng tuyển đại học Phòng cháy chữa cháy hệ dân sự năm 2018: 15,0 điểm
    Năm 2017, điểm chuẩn Đại học Phòng cháy Chữa cháy ở mức cao kỷ lục, khi lấy 30,25 điểm ở tổ hợp A00 đối với nữ phía Bắc.

    4. Học ngành phòng cháy chữa cháy ở đâu?

    Khi trúng tuyển vào Đại học Phòng cháy chữa cháy, các thí sinh sẽ được phân chia vào các ngành học cụ thể như: Chỉ huy chữa cháy, Tổ chức cứu nạn cứu hộ, An toàn phòng cháy, Quản lý phương tiện kỹ thuật Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, Phòng cháy, Chữa cháy, Cứu nạn cứu hộ, Kỹ thuật ô tô và máy bơm chữa cháy.
    Học viên của trường bên cạnh những kỹ năng chung của ngành phòng cháy chữa cháy thì sẽ được đào tạo, trang bị những kỹ năng riêng, đặc trưng của ngành.

    5. Cơ hội việc làm trong ngành phòng cháy chữa cháy


    Sau khi tốt nghiệp ngành phòng cháy chữa cháy cán bộ sẽ được phân công nhiệm vụ tại các đơn vị trực thuộc Bộ Công an:
    • Ở Bộ Công an có Cục cảnh sát phòng cháy và chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
    • Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng, Bắc Ninh, Thừa Thiên Huế, Đồng Nai, Bình Dương, Vĩnh Phúc, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đăk Lăk, Bình Định, Quảng Ninh, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Quảng Ngãi, Thanh Hóa, Nghệ An, Thái Nguyên có Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy (đôi khi được gọi là Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, ngang cấp với Công an cấp tỉnh/thành phố) trực tiếp quản lý các Phòng Cảnh sát PCCC quận, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh.
    • Ở Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có Phòng cảnh sát phòng cháy,chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trực tiếp quản lý các đội phòng cháy, chữa cháy khu vực.
    6. Mức lương trong ngành phòng cháy chữa cháy

    Mức lương làm trong ngành Công an sẽ áp dụng theo quy định của Nhà nước tùy theo cấp bậc, hệ số. Mức lương được quy định căn cứ theo nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang viết gọn là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP.

    7. Những quy định trong ngành phòng cháy chữa cháy


    Kỹ năng chung
    • Có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, giao tiếp ững xứ và thiết lập, duy trì mối quan hệ với nhân dân
    • Ngoại ngữ: giao tiếp thông thường với người sử dụng tiếng Anh, dịch các tài liệu ngành phòng cháy chữa cháy bằng tiếng Anh.
    • Tin học: soạn thảo văn bản trên máy tính, sử dụng ngôn ngữ C++ lập trình.
    • Tham mưu, đề xuất, xây dựng và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ; triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào lĩnh vực này.
    • Sử dụng những loại vũ khí quân dụng: tiểu liên AK, sung ngắn K54, K59, CZ83 và các công cụ hỗ trợ (dùi cui điện, còng số 8, súng bắn đạn cao su). Vận dụng những kỹ thuật, chiến thuật của võ thuật CAND vào thực tiễn chiến đấu.
    Trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy gồm có những ngành sau:
    • Ngành Chỉ huy chữa cháy
    • Ngành Tổ chức cứu nạn cứu hộ
    • Ngành An toàn phòng cháy
    • Ngành Quản lý phương tiện kỹ thuật phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ
    • Ngành Chữa cháy
    • Ngành Cứu nạn cứu hộ
    • Ngành Phòng cháy
    • Ngành Kỹ thuật ô tô và máy bơm chữa cháy